Download bài tập thực trang về việc làm thêm của sinh viên and more Schemes and Mind Maps Law in PDF only on Docsity! HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN APD HIỆN NAY GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TS. ĐÀO THỊ BÍCH HẠNH SINH VIÊN THỰC HIỆN MÃ SINH VIÊN Nguyễn Thị Vân Anh 7123402052 Nguyễn Thành Đạt 7123402059 Phạm Linh Chi 7123402054 Hà Nội – 2024 LỜI MỞ ĐẦU Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, chúng em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm từ TS. Đào Thị Bích Hạnh. Nghiên cứu khoa học cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu, …Đặc biệt hơn nữa là sự hợp tác của cán bộ giáo viên, các bạn sinh viên trường Học viện Chính sách và Phát triển và sự giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp. Trước hết, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Đào Thị Bích Hạnh – người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Chúng em xin trân trọng cảm ơn TS. Đào Thị Bích Hạnh cùng toàn thể các thầy cô giáo, các bạn sinh viên công tác trong trường đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em kính mong Quý thầy cô, những người quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn 1 DANH SÁCH BẢNG- HÌNH ẢNH- BIỂU ĐỒ STT NỘI DUNG TRANG 1 Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Học viện Chính sách và Phát triển 16 2 Biểu đồ 2.1.Tỷ lệ đi làm thêm của sinh viên APD 19 3 Biểu đồ 2.2. Thời gian đi làm thêm 20 4 Biểu đồ 2.3. Thu nhập của việc làm thêm 21 5 Biểu đồ 2.4. Sự liên quan của việc làm thêm đúng chuyên ngành 21 6 Biểu đồ 2.5. Lợi ích của việc làm thêm 23 7 Biểu đồ 2.6. Những vấn đề tiêu cực của việc làm thêm 26 8 Biểu đồ 2.7.Các nhân tố tác động đến việc làm thêm 28 9 Biểu đồ 2.8. Đề xuất giải pháp 35 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Khi nhắc về sinh viên, nghĩa là đang nhắc về một thế hệ trẻ đầy sức sống và nắm trong tay chìa khóa tri thức của thời đại, giúp đất nước có thể vươn mình đạt đến những sự tiến bộ và cả sự phát triển. Hiện nay số lượng sinh viên chiếm đông đảo, là lớp người trẻ được đào tạo toàn diện và đầy đủ bao gồm nhiều các chuyên ngành khác nhau . Nhưng trong xã hội ngày càng văn minh hiện đại, công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển thì công cuộc hội nhập với toàn cầu càng cao, đời sống con người cũng theo đó mà được nâng cao. Thế nên sinh viên cũng phải đối diện với nhiều thử thách. Để có một tương lai tốt đẹp cho nước nhà, đội ngũ sinh viên phải được bồi dưỡng kiến thức song song với kỹ năng và kinh nghiệm. Về mặt kiến thức, nhà trường đã cung cấp gần như hầu hết kiến thức cần thiết cho sinh viên với ngành nghề mà sinh viên lựa chọn. Còn về phần kỹ năng, kinh nghiệm thì lại đa dạng về mặt trải nghiệm. Sinh viên có thể học hỏi từ các câu lạc bộ hoặc tìm kiếm kinh nghiệm từ chỗ làm thêm ngoài giờ học. Thế nhưng, để tìm một việc làm thêm phù hợp với năng lực hay khả năng của mình, không ảnh hưởng đến việc học tập là rất khó. Cũng vì thế, việc bàn về có công việc làm thêm của sinh viên là điều quan trọng. Việc làm thêm tại tầng lớp trẻ tri thức này đã không còn là hiện tượng nhỏ mà đã trở thành một xu thế. Nó dường như đã gắn liền với đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên ngay cả khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Mục đích để có việc làm thêm rất đa dạng. Không chỉ là để kiếm thêm thu nhập mà thông qua công việc làm thêm, sinh viên còn tích lũy được nhiều kinh nghiệm, có các trải nghiệm thực tế và để chuẩn bị bước ra khỏi trường học. Tuy nhiên, một kết quả học tập tương đối tốt hoặc điểm tích lũy có được cao hay không còn tùy thuộc rất nhiều vào khả năng sắp xếp, cân đối thời gian và làm chủ bản thân của mỗi người. Khi chấp nhận đi làm thêm nghĩa là bạn phải 5 chấp nhận với việc quỹ thời gian eo hẹp, đối mặt với áp lực cũng như những khó khăn gặp phải trong cuộc sống làm thêm của mình. Nhận thức được vấn đề đó, chúng tôi đã bắt tay vào nghiên cứu về đề tài “ Thực trạng làm làm thêm của sinh sinh viên APD hiện nay” và đưa ra các đánh giá, giải pháp. 2.Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quan: Phân tích thực trạng việc làm thêm của sinh viên APD, từ đó nhằm đưa ra một số các giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những ảnh hưởng tích cực của việc làm thêm đến sinh viên APD. Mục tiêu cụ thể: Phân tích thực trạng đi làm thêm của sinh viên, chỉ ra các ảnh hưởng tiêu cực về học tập như: kết quả học tập không được như mong muốn, không có nhiều thời gian cho việc học, việc học bị lãng quên,... và đời sống như: vấn đề sức khỏe do làm việc quá sức, những công việc không uy tín khiến sinh viên bị cám dỗ,.. Đồng thời cũng phát huy và kế thừa những ảnh hưởng tích cực của việc đi làm thêm đối với sinh viên như: tăng thu nhập cá nhân, có kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn tốt đối với ngành bản thân theo học,... Bên cạnh đó cũng thu thập ý kiến, thái độ, các con số đo lường cụ thể về thực trạng làm thêm của sinh viên APD, và đề xuất giải pháp và kiến nghị để khắc phục các ảnh hưởng tiêu cực. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng việc làm thêm của sinh viên APD. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát thực trạng việc làm thêm năm 2023 của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển. 3.2.1. Phạm vi nội dung: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc làm làm thêm của sinh viên APD 6 đó chọn lọc các thông tin cần thiết liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Sau đó lựa chọn tài liệu phù hợp đối với đề cương nghiên cứu. 6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu việc làm thêm của sinh viên trong môi trường đại học, cụ thể là Học viện Chính sách và Phát triển để có cái nhìn tổng quan hơn về hiện tượng đi làm thêm ở các môi trường khác nhau. Và hiện tượng đó có ảnh hưởng tới xã hội hiện tại như thế nào.Tác động khách quan và chủ quan của việc làm thêm trong sinh viên đến từng cá nhân sinh viên, người tuyển dụng và toàn xã hội Ý nghĩa thực tiễn: Giúp sinh viên hiểu rõ hơn những mặt hạn chế và tích cực của việc đi làm thêm, từ đó quyết định lựa chọn có nên đi làm thêm hay không. Nếu có thì nên chọn việc gì,trong môi trường nào để phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của từng cá nhân.Hạn chế những rủi ro trong việc đi làm thêm cho sinh viên APD nói riêng và các trường khác nói chung. Thông qua việc nghiên cứu, các nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, ý muốn…của sinh viên, từ đó có thể tuyển được nhân viên làm công việc bán thời gian phù hợp với vị trí, công việc đang cần. Học viện cũng có thể nắm rõ hiện trạng sinh viên phải đi làm thêm như thế nào,để có thể hiểu hơn về nhu cầu đời sống, nhu cầu học tập, nhu cầu được rèn luyện của sinh viên, từ đó điều chỉnh phương pháp giáo dục sao cho phù hợp. Trong quá trình nghiên cứu điều tra, tôi đã gặp phải một số những khó khăn, thiếu sót có tác động nhất định đến độ chính xác của kết quả điều tra, đó không chỉ do sự hạn chế về nhận thức, cũng như kinh nghiệm và khả năng phỏng vấ, xây dựng câu hỏi cũng như quá trình tổng hợp phân tích của tôi mà còn phụ thuộc rất lớn vào tính trung thực của các bạn sinh viên được phỏng vấn. Tuy nhiên tôi vẫn hi vọng đề tài nghiên cứu của mình có thể cho thấy tình hình thực tế của thực trạng về việc làm thêm của sinh viên APD cũng 9 như có thể là tài liệu tham khảo cho những đề tài nghiên cứu sau này của những sinh viên khác. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN. 1.1. Các khái niệm chung. 1.1.1. Khái niệm làm thêm “Làm thêm” hay sinh viên thường gọi với cái tên là “part-time job” có lẽ là một chủ đề rất được sự quan tâm của rất nhiều bạn sinh viên khi được đề cập, chính vì vậy trong bài viết này nhóm nghiên cứu sẽ bàn về vấn đề làm thêm của sinh viên: lý do sinh viên đi làm thêm, những mặt tích cực - tiêu cực của việc sinh viên đi làm thêm và những công việc sinh viên có thể làm thêm ngoài giờ học.1 Làm thêm là một định nghĩa mô tả công việc làm không đủ thời gian giờ hành chính quy định của nhà nước 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần. Thời gian làm việc có thể dao động từ 0,5 đến 5 tiếng mỗi ngày và không liên tục. Làm thêm cũng là một định nghĩa mô tả một công việc không chính thức, không thường xuyên bên cạnh một công việc chính thức và ổn định. Làm thêm thường được sinh viên quan tâm, và trong bài viết này, tác giả bàn về lý do sinh viên đi làm thêm, những mặt tích cực - tiêu cực của việc sinh viên đi làm thêm và những công việc sinh viên có thể làm thêm ngoài giờ học2(2) 1.1.2. Khái niệm sinh viên. Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công 1 Đại học Duy Tân - Sinh viên và vấn đề làm thêm SINH VIÊN VÀ VẤN ĐÈ LÀM THÊM - Góc học tập - Khoa Đào Tạo Quốc Tế-Đại học Duy Tân (duytan.edu.vn) 2 ATPCARE- Làm việc bán thời gian Làm việc toàn thời gian là gì? Tìm hiểu thêm về làm việc toàn thời gian - ATPCARE 10 việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.(3) Sinh viên chủ yếu là những người đăng ký tham gia các lớp học trong khóa học trình độ cao đẳng hoặc đại học để đạt được mức độ thành thạo môn học theo hướng dẫn của người hướng dẫn, và dành thời gian bên ngoài lớp để thực hiện bất kỳ hoạt động nào mà giảng viên chỉ định là cần thiết cho việc chuẩn bị lớp học hoặc để gửi bằng chứng về sự tiến bộ đối với sự thành thạo đó. Theo nghĩa rộng hơn, sinh viên là bất kỳ ai đăng ký chính mình để được tham gia các khóa học trí tuệ chuyên sâu với một số chủ đề cần thiết để làm chủ nó như là một phần của một số vấn đề ngoài thực tế trong đó việc làm chủ các kiến thức như vậy đóng vai trò cơ bản hoặc quyết định. Từ những quan điểm trên, thống nhất khái niệm SV là những công dân có độ tuổi từ 18-25 đang họctập ở bậc đại học, cao đẳng. Sinh viên có những đặc điểm cơ bản sau: Những người đã tốt nghiệp phổ thông trung học, bổ túc trung học hoặc trung cấp chuyên nghiệp, xuất thân từ các tầng lớp xã hội khác nhau đang trong quá trình học tập, chuẩn bị nghề nghiệp chuyên môn tạicác trường đại học, cao đẳng; Là lớp người năng động, nhạy cảm và sẵn sàng tiếp thu cái mới; Là bộ phận trí tuệ và ưu tú trong các thế hệ thanh niên, là nơi kết tinh nhiều tài năng sáng tạo, là nguồn lao động có học vấn cao, có chuyên sâu và đại bộ phận sinh viên sẽ trở thànhngười trí thức của đất nước; Do đặc điểm lứa tuổi, sinh viên là lớp người đang hình thành và khẳng định nhân cách, còn thiếukinh nghiệm sống, có xu hướng chung là tính tích cực chính trị - xã hội, tính tự lập, độc lập vànhu cầu tự khẳng định phát triển khá cao; Đối với xã hội, sinh viên là một nhóm xã hội được quan tâm. So với thanh niên đang đi làm (có thu nhập) thì sinh viên là một nhóm xã hội trong phạm vi nhất định được xã hội hoặc gia đình bảo trợ trong quá trình học tập.3 1.2. Phân loại việc làm thêm đối với sinh viên. Hiện nay các bạn sinh viên chọn các công việc làm thêm chân tay như nhân viên phục vụ, nhân viên bán hàng, nhân viên đóng hàng, xe ôm công nghệ vì 3 Khái niệm sinh viên https://vi.wikipedia.org/wiki/Sinh_vi%C3%AAn 11 phân bổ cân bằng giữa hai bên. Có thể thời gian đầu sẽ gây ra nhiều khó khăn và buộc sinh viên lựa chọn một trong 2 hoặc phải cố gắng cân bằng. Thế nhưng, chỉ cần vượt qua được chướng ngại vật này, mỗi chúng ta sẽ tự ngộ ra rất nhiều điều và rút ra rất nhiều bài học cần thiết cho hiện tại và tương lai sau này. Đối với sinh viên mới ra trường, bên cạnh kiến thức tại trường lớp được chứng thực qua bằng tốt nghiệp, chứng chỉ. Thì kinh nghiệm làm thêm của sinh viên cũng là yếu tố rất được quan tâm. Nếu cũng là sinh viên mới ra trường, nhưng bạn đã có thời gian làm thêm, tiếp xúc trong ngành dù là 6 tháng hay dài hơn, thì bản thân Profile của bạn cũng chiếm ưu thế hơn rất nhiều so với một tân cử nhân không có chút kinh nghiệm nào.(5) Tác động tiêu cực Khi đi làm sinh viên rất dễ xao nhãng chuyện học, tinh thần và tâm trí lúc nào cũng hướng đến công việc, không tập trung trong các giờ học. Nhiều sinh viên viện lý do đi làm nên rất thờ ở trong các công tác, bài tập với đội nhóm. Từ đó kết quả học tập sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Ngoài những giờ học tập mệt mỏi, sinh viên còn phải tăng cường sức lao động của mình để đối mặt với những công việc bán thời gian. Trong thời gian đầu, vì hứng thú với công việc nên sinh viên cảm thấy đây vấn đề này rất nhẹ nhàng. Thế nhưng, khi vào các kỳ thi hoặc tăng ca, sinh viên sẽ đối mặt với những giờ ngủ gật trên giảng đường, những lúc cần ôn bài thi nhưng không thể chuyển ca làm việc cho đồng nghiệp… Nếu làm việc kéo dài liên tục trong nhiều ngày, tinh thần học tập sẽ không còn nữa, sinh viên sẽ cảm thấy mỏi mệt, chán chường và kết quả học tập không tốt. Sẽ không có gì đáng nói nếu bạn đang làm công việc thuộc lĩnh vực chuyên ngành mà mình đang học. Bởi lẽ, sau những kiến thức sách vở, chúng ta lại tiếp tục tiếp cận với những kiến thức thực tế đầy bổ ích. Thế nhưng lớn sinh viên thường lựa chọn các công việc trái với chuyên ngành của mình như: bán hàng tại shop quần áo, cà phê, quán ăn, gia sư, … Những công việc này linh hoạt về thời gian, mức lương cao và dễ tìm việc. Tuy nhiên, nhiều bạn sinh viên quá sa ngã vào công việc vì mức lương cao mà không 14 nghĩ đến bản thân công việc này có giúp ích gì cho tương lai của mình hay không. Thậm chí nhiều bạn cảm thấy công việc hiện tại quá tốt, tốt hơn cả tấm bằng đại học hiện tại mà chạy theo công việc, dang dở chuyện học hành. Do nhu cầu làm thêm của sinh viên phát triển ngày càng cao, nên các trò lừa đảo tinh vi qua từng ngày. Dựa vào mong muốn kiếm tiền của sinh viên, nhiều trung tâm việc làm lừa đảo đã thu hút nhân lực bởi các lời quảng cáo có cánh, những công việc kiếm tiền như mơ… để rồi sau đó quỵt lương, bóc lột sức lao động, không trả công xứng đáng…5 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN APD 2.1. Giới thiệu về Học viện Chính sách và Phát triển. Lịch sử hình thành và phát triển. Học viện Chính sách và Phát triển được thành lập theo Quyết định số 10/QĐ- TTg ngày 04/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ, là trường Đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Về tổ chức, Học viện trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; quy hoạch phát triển, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế (bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao và các loại hình khu kinh tế khác); quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và viện trợ chi phí chính phủ nước ngoài; đấu thầu; thành lập, phát triển doanh nghiệp và khu vực kinh tế tập thể, hợp 5 Được và mất khi đi làm thêm Được và mất khi sinh viên có một công việc làm thêm tại trường đại học (kenh14.vn) Vấn đề đi làm thêm của sinh viên hiện nay - Seoul Academy 15 tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức: Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức Trong xu thế hội nhập quốc tế, Học viện đang triển khai nhiều chương trình hợp tác với các tổ chức quốc tế như: Đại học Indiana, Đại học Purdue, Đại học Portland, Đại học tổng hợp bang California (Hoa Kỳ), Đại học Middlesex, Đại học Loughborough, Học viện ngoại giao London (Vương quốc Anh); Đại học Quốc tế Nhật Bản - IUJ, Viện Nghiên cứu chính sách công GRIPS (Nhật Bản); Đại học Nantes, Đại học Rennes 1; Đại học Rouen, Đại học Paris 1 Pantheon – Sorbonne, Trường Hành chính công quốc gia – ENA (Pháp); Đại học Southern Cross (Úc); Đại học tổng hợp Rome 2 (Ý), Học viện Anh ngữ EV (Philippines); Đại học Lausanne (Thụy Sĩ); Đại học 16 9. Tổ chức tuyển sinh và quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý và người học. 10. Tổ chức các hoạt động tư vấn theo quy định của pháp luật, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, năng lực của Học viện và theo nhu cầu của xã hội. 11. Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền. 12. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục và các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 13. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội theo quy định. 14. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng. 2.2. Đánh giá thực trạng việc làm thêm của sinh viên APD. 2.2.1. Kết quả khảo sát tình hình làm thêm của sinh viên APD. 2.2.1.1. Tỷ lệ đi làm thêm. Thực hiện điều tra và khảo sát với 104 sinh viên trong phiếu khảo sát đề tài “Thực trạng làm thêm của sinh viên APD.”Sau một khoảng thời gian phỏng vấn điều tra, gửi phiếu khảo sát cho từng sinh viên ở Học viện, nhóm chúng tôi đã thu thập được hơn 100 câu trả lời với những số liệu cụ thể sau: 19 Biểu đồ 2.1.Tỷ lệ đi làm thêm của sinh viên APD Qua biểu đồ, ta thấy tỉ lệ sinh viên đã đi làm thêm chiếm tới 85,6%, hơn 2/3 biểu đồ, còn lại tỉ lệ chưa đi làm thêm là 14,4%. Qua đó ta thấy việc đi làm thêm đã trở nên phổ biến ở Học viện Chính sách và Phát triển. Sinh viên có nhu cầu làm thêm là rất cao chiếm 85.6%, có thể thấy sinh viên tham gia các công việc bán thời gian và có thu nhập ổn định hàng tháng, nguồn thu nhập này cho phép họ trang trải chi phí sinh hoạt, học tập hoặc các nhu cầu khác. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên chưa đi làm chiếm khoảng 14% vì muốn tập trung cho việc học, cho kỳ thi sắp tới và có nguồn chu cấp từ gia đình. Còn lại sinh viên có ý định đi làm vì muốn có thêm kinh nghiệm, kiến thức, trau dồi các kỹ năng mềm trong tương lai. 2 .2.1.2. Thời gian đi làm thêm của sinh viên APD. Biểu đồ 2.2. Thời gian đi làm thêm 20 Hiện nay lịch học tập của các bạn sinh viên khá linh hoạt, do đó việc sinh viên bố trí thời gian làm thêm trở nên thuận tiện hơn. Qua biểu đồ số liệu thời gian trên ta thấy được sinh viên chủ yếu đi làm thêm 4 tiếng trong một ngày chiếm 60% đây là khoảng thời gian khá phố biến đối với các bạn đi làm tại các nhà hàng, siêu thị,...Khoảng thời gian đi làm từ 6-8 tiếng ít hơn do thời gian khá nhiều không đủ để đáp ứng cho nhu cầu học tập. Vì vậy các bạn cần sắp xếp thời gian hợp lí hơn để việc học tập và làm thêm không ảnh hưởng đến nhau. 2.2.1.3. Thu nhập của việc làm thêm. Biểu đồ 2.3. Thu nhập của việc làm thêm Qua biểu đồ thu nhập trên ta thấy được thu nhập của sinh viên phần lớn là dao động trong khoảng 2-3 triệu chiếm 43%, mức thu nhập này cũng khá hợp lý đối với năng lực và thời gian bỏ ra. Với mức thu nhập hơn 4 triệu là khá lớn đối với sinh viên để có được điều này sinh viên cần đánh đổi khá nhiều thời gian cho công việc, chính vì vậy mức thu nhập này chiếm tỉ lệ không cao khoảng 24%. Đối với những công việc làm thêm của sinh viên thì các mức thu nhập trên cũng đáp ứng được một phần nhu cầu về sinh hoạt của các bạn. 2.2.1.4. Sự liên quan của việc làm thêm đúng chuyên ngành. 21 Nhìn vào kết quả trên, ta có thể thấy lợi ích tích cực so với nhau có tỷ lệ khá đồng đều, không ảnh hưởng nào được đánh giá vượt trội và cũng không ảnh hưởng nào được đánh giá thấp hơn cả. Sự chênh lệch giữa ảnh hưởng được đánh giá cao nhất và đánh giá thấp nhất chỉ khoảng gần 10%. Lợi ích mà các sinh viên tham gia khảo sát cho rằng đó là vấn điều kiện cần thiết nhất là: Tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống và học hỏi được nhiều điều trong thực tế mà trong trường học không có chiếm 65,4% trong tổng số 68/104 sinh viên tham gia khảo sát Phải nói rằng kinh nghiệm sống là thứ mà chúng ta không phải ngày một ngày hai có thể lãnh ngộ được mà nó đòi hỏi cả một quá trình trau dồi, cố gắng và phát triển bản thân không ngừng nghỉ. Việc đi làm thêm không phải là dạy cho ta những bài học một cách nhẹ nhàng mà trên thực tế nó lại một bài học vô cùng khắc nghiệt làm cho bản thân của chúng ta bị thất bại rồi sau đó ta nhận ra đó là bài học quý và ta cần phải khắc phục sai lầm đó. Có bài học mà bản thân mỗi sinh viên cần phải bắt tay vào làm, trực tiếp đối mặt với chúng, cần phải chiêm nghiệm, phải vấp ngã, đối diện với khó khăn và thử thách thì khi đó bản thân bạn mới hiểu những bài học thực tế nó khác biệt như nào so với bài học trên giảng đường, mà chỉ khi chúng ta va vấp bên ngoài xã hội chúng ta mới nhận ra chứ ngồi trên ghế giảng đường lại không hề có. Không chỉ vậy việc làm thêm của sinh viên còn có lợi ích vô cùng quan trọng nhận được sự đồng thuận từ 63/104 bạn tham gia khảo sát chiếm 60,6% đó là: Có thêm nhiều mối quan hệ bên ngoài xã hội và cải thiện kỹ năng giao tiếp, Có sự trưởng thành hơn đồng thời có cơ hội rèn luyện các kỹ năng làm việc và tác phong tốt hơn cho bản thân. Việc tạo dựng các mối quan hệ tích cực trong quá trình tham gia làm việc tại các doanh nghiệp là một điều vô cùng quan trọng đối với các sinh viên còn đang ngồi trên ghế giảng đường. Nó sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình bản thân tham gia công tác tại đó cũng như là giúp ích cho mình ngay sau khi ra trường. Ví dụ: Nhiều sinh viên ra trường phải loay hoay về việc tìm kiếm việc 24 làm, còn bản thân bạn khi đã được rèn luyện qua môi trường doanh nghiệp, tạo được mối quan hệ tốt, năng lực tốt thì bạn sẽ được chính doanh nghiệp đó giữ bạn lại và ký hợp đồng để bạn trở thành nhân viên chính thức. Ngoài ra bạn còn có thể được chính những người đồng nghiệp đó giúp ở nhiều các lĩnh vực khác trong xã hội nếu như mỗi quan hệ tốt và khả năng giao tiếp linh hoạt. Khi đó cơ hội sẽ nằm trong bàn tay nếu bạn biết nắm bắt. Ngoài ra việc được tiếp xúc sớm với công việc ngoài thực tế sẽ giúp bản thân có sự trưởng thành, điềm đạm, có nhiều cơ hội được va chạm với các kỹ cần thiết giúp bản thân ngày một tiến bộ và nhận được sự đánh giá cao của cấp trên. Khi đó chính bạn sẽ là người tạo cơ hội cho bản thân và chính bạn sẽ là người nắm giữ chiếc chìa khóa vạn năng để nâng tầm chính mình. Biện pháp cuối cùng cũng được đồng thuận bởi 55/104 sinh viên bình chọn khảo sát chiếm 52,9% đó là học được kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả và tăng thêm thu nhập. Việc đề ra cho mình những múi giờ sinh học tốt nhất để bản thân có thể hoàn thiện mọi công việc là một điều không hề đơn giản. Vậy tại sao chúng ta không tự hỏi những người cấp trên của mình họ làm việc nhiều như vậy nhưng họ vẫn luôn tích cực với công việc, họ yêu công việc và không hề cáu gắt? Đó là vì họ có cho mình chiếc đồng hồ sinh học được phân bổ mọi thứ một cách khoa học và hiệu quả. Chỉ khi chúng ta quản lý tốt được thời gian thì mọi công việc sẽ trở nên nhẹ nhàng, bản thân thoải mái, giảm căng thẳng. Và một lợi ích nho nhỏ của việc làm thêm nữa đó chính là bản thân của mỗi chúng ta sẽ có một chút thu nhập phục vụ cho cuộc sống hàng ngày và phòng ngừa rủi ro cho bản thân. Nhận xét: Mỗi cá nhân sinh viên lựa chọn mục đích việc làm thêm cũng như tính chất công việc làm thêm khác nhau: Có sinh viên lựa chọn việc làm thêm để đáp ứng những nhu cầu cơ bản và các nhu cầu khác, sẽ ưu tiên công việc kiếm được nhiều tiền hơn. Ngược lại, có sinh viên lựa chọn việc làm thêm để tăng trải nghiệm, kinh nghiệm cá nhân, đầu tư cho tương lai, sẽ ưu tiên công việc lương thấp nhưng đổi lại việc được học hỏi, thực hành. Điều này xuất 25 phát từ nhiều yếu tố như hoàn cảnh gia đình, sở thích cá nhân, mục tiêu sự nghiệp… Tuy nhiên, đối với sinh viên APD, phần lớn các bạn đều khá năng động và có suy nghĩ là ưu tiên cho sự nghiệp, tương lai hơn việc kiếm thu nhập. Điều này có thể giải thích trực tiếp bởi môi trường hoạt động trong sinh viên APD, đã hình thành nên tư duy định hướng cho các bạn sinh viên, cũng như định hướng sự nghiệp rõ ràng trong các bạn. Vì thế, từ khi còn năm nhất, phần lớn các bạn đã định hướng được lộ trình sự nghiệp trong tương lai của mình và bắt đầu từng bước ngay từ trên ghế nhà trường để đạt được sự nghiệp đó, và đó là những thứ cần được phát huy và phát triển hàng ngày, hàng năm tại APD. 2.2.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực. Biểu đồ 2.6. Những vấn đề tiêu cực của việc làm thêm Nhìn vào kết quả khảo sát trên ta có thể thấy những tiêu cực đối với việc làm thêm không có sự chênh lệch và được đánh giá cao. Sự chênh lệch tỉ lệ giữa các tiêu cực là khoảng 10%. Nhưng điều mà ảnh hưởng lớn nhất đối với sinh viên là: Sức khỏe các bạn sinh viên bị ảnh hưởng và nguy hiểm rình rập chiếm 57,7% trong tổng số 60/104. Khi vừa đi học và đi làm các bạn sinh viên sẽ không có đủ thời gian để nghỉ ngơi khiến cơ thể dần trở nên mệt mỏi từ đó sức khỏe sẽ 26 Bên cạnh đó thu nhập cũng là một lý do khá quan trọng đối với sinh viên không đủ điều kiện cho chi phí học tập, sinh hoạt hàng ngày dẫn đến phải đi làm công việc bán thời gian. Khi có cho mình một công việc bán thời gian, bản thân sẽ kiếm được một khoản tiền nhất định và có thể chi tiêu nó vào những việc cần thiết mà không cần phải xin sự hỗ trợ từ người khác. Ngoài ra còn có thể tiết kiệ cho bản thân một khoản tiền để tự đóng học phí, mua xe,...Từ đó vẫn đề tài chính cá nhân sẽ thoải mái, dư dả hơn tránh bị áp lực tiền bạc ảnh hưởng tới học tập, công việc cũng như một số hoạt động khác trong cuộc sống. Thời gian rảnh cũng là một trong những vấn đề đang quan tâm của sinh viên viên được sự đồng thuận của 44/104 sinh viên chiếm 42,3%. Việc tự tìm cho mình công việc để tránh lãng phí thời gian của bản thân, một phần nào đó giúp gia đình trong vấn đề tài chính cũng được sinh viên đáng quan tâm. Sử dụng thời gian một cách hiệu quả sẽ giúp bản thân không còn cảm thấy nhàm chán, cuộc sống của sinh viên sẽ trở nên có ý nghĩa hơn, đi làm thêm sẽ giúp ích rất nhiều cho bản thân sau này khi ra trường. Chi tiêu cũng là một trong những tác động chính khiến cho sinh viên đi làm thêm chiếm 40,4% trên 42/104 ý kiến khảo sát. Nhu cầu ăn uống, đi chơi, mua sắm của sinh viên ngày càng cao và tăng lên nhưng tiền chu cấp của phụ huynh chưa đủ để sinh viên thỏa mãn nhu cầu đó vì vậy họ phải đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập bù vào các khoản chi tiêu trong tháng. Khoản tiền lương này giúp cho các bạn sinh viên có khoản dư nhỏ trong tài chính cá nhân của mình từ đó sẽ thoải mái hơn trong vấn đề chi tiêu mà không cần phải xin trợ cấp từ gia đình. Vấn đề “Kết quả học tập không được cao dẫn đến chán học” chỉ là một nhân tố vô cùng nhỏ chiếm 3,8%. Các sinh viên khi sống xa gia đình được thoải mái không chịu sự quản lý từ cha mẹ nên chểnh mảng trong việc học tập dẫn đến kết quả học tập không được như mong muốn khi đó sẽ có hiện tượng chán học và bỏ học giữa chừng. Đây là một nhân tố khá nhỏ nhưng cũng phần 29 phải xử lý một cách nhanh chóng vì lâu ngày nó sẽ thành quả bom nổ chậm và khó tháo giỡ. Nhận xét: Qua bảng khảo sát cho thấy rằng sinh viên APD hiện nay đang rất chú trọng về việc học hỏi và mở rộng kỹ năng sống của họ. Bên cạnh đó, kinh tế cũng là một phần rất quan trọng khiến hầu hết sinh viên đều tìm đến công việc làm thêm. Tóm lại, từ bài báo cáo này nhóm chúng tôi muốn đưa ra thực trạng để các bạn sinh viên có cái nhìn đúng hơn và sâu sắc hơn về những công việc làm thêm đang làm để từ đó phát triển bản thân một cách toàn diện hơn. 2.3. Nhận thức của sinh viên APD về việc làm thêm. Các sinh viên có nhiều lý do để đi làm thêm. Một số lý do chính bao gồm kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống, trải nghiệm với xã hội, học được những trải nghiệm thực tế thật, và rút ra được bài học mới cho bản thân. Tuy nhiên, vấn đề đi làm thêm của sinh viên hiện nay đang có hai trường phái trái ngược nhau. Một trong số đó cho rằng việc đi làm thêm giúp họ có thêm thu nhập hàng tháng phụ giúp gia đình một phần nào đó, giúp cho gia đình bớt đi những gánh nặng phần nào, đồng thời cũng sẽ giúp cho việc trang trải cuộc sống trở nên thoải mái hơn. Nhưng cũng có sinh viên cho rằng việc đi làm thêm sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân và những vấn đề sinh hoạt của cá nhân bị thay đổi một cách bất thường. Tuy nhiên theo quan điểm của tôi, đi làm thêm sẽ giúp cho sinh viên rất nhiều những kinh nghiệm và kỹ năng không chỉ trong công việc mà còn những kỹ năng sống hàng ngày mà bản thân hiện là sinh viên đang hàng ngày trau dồi học hỏi những thế hệ đàn anh đàn chị có kinh nghiệm đi trước. Tóm lại thì đi làm thêm có thể giúp sinh viên có thêm thu nhập, trải nghiệm thực tế, được cọ xát một cách chân thực với những kiến thức ngoài trường học và từ đó sẽ rút ra được bài học cho bản thân. Nhưng bên cạnh đó sinh viên cũng cần phải đưa ra một đồng hồ khoa học tốt nhất cho bản thân để việc làm thêm không còn là những vấn đề tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến việc học. 30 Bảng tổng hợp thực trạng đi làm thêm của sinh viên APD Tỷ lệ đi làm thêm Thời gian đi làm thêm Thu nhập của việc làm thêm 31 dồi cho bản thân mình kinh nghiệm bằng cách tìm tòi học hỏi và tự đi xin làm tại những doanh nghiệp mà sẵn sàng không cần trả lương mà chỉ cần nhận lại là “kinh nghiệm” ngay sau khi trường. Nhưng nhiều sinh viên lại không nhìn ra được điều đó. Lại đi chạy theo những công việc trái với ngành học của mình. Không thể phủ nhận rằng khi làm thêm những công việc đó chúng ta có đem lại nguồn thu nhập, thậm chí còn rất cao, không những thế chúng ta còn có thêm những va chạm trong cuộc sống những trải nghiệm thực tế những khó khăn và vấp mà chúng ra gặp được trong quá trình đi làm để tôi luyện nên một bản thân làm chủ được mình trong mọi công việc. Nhưng điều đáng tiếc là chúng ta bị lãng phí thời gian không tập chung vào những công việc giúp ích cho chuyên ngành của bản thân đang theo đuổi. Không vì mục tiêu khi ra trường bản thân sẽ được các doanh nghiệp giữ lại công tác tại doanh nghiệp cùng với những ưu đãi lớn của công ty mang lại cho bản thân. Vậy nên, đây là vấn đề cấp thiết cần phải xử lý một cách kịp thời và nhanh chóng để sinh viên có cái nhìn đa chiều hơn tích cực hơn và đạt được hiệu quả một cách tối ưu nhất. Vấn đề trên đang được quan tâm bởi sinh viên và gia đình của sinh viên. Sinh viên đang rất lo ngại về vấn đề sau khi ra trường mình làm gì? Mình công tác tại đâu? Mình có nên học thêm nữa không?... Hàng ngàn những câu hỏi mà sinh viên đặt ra cho mình. Không chỉ có sinh viên mà phụ huynh cũng là người rất lo cho con cái, họ luôn mong muốn con cái có được đầy đủ những hàng trang những kiến thức chuyên môn những trải nghiệm thực tế khi còn ngồi trên ghế giảng đường để khi con mình ra trường có một phần kinh nghiệm nào đó cho bản thân để khi làm việc tại doanh nghiệp không còn bị bỡ ngỡ. Chính vì lẽ đó, Học viện cũng trở thành một tác động không hề nhỏ đối với sinh viên, Học viện cần liên kết với các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sinh viên có thể học tập, mở các cuộc workshop giữa nhà tuyển dụng đối với sinh viên để sinh viên biết và hiểu được bản thân đang có gì và đang thiếu gì và hoàn thiện bản thân 34 3.1.2. Phương hướng giải quyết chính. Sinh viên cần nhận thức trực tiếp vào vấn đề đang diễn ra, biết đâu là cái mà bản thân cần phải được ưu tiên hàng đầu khi còn đang ngồi trên ghế giảng đường. Cần có cho mình những cái nhìn đa chiều và khách quan nhất để giải quyết và hoàn thành mọi vấn đề một cách hiệu quả. Không được để các vấn đề ngoài kia làm sao nhãng những vấn đề học tập. Tạo cho mình một thói quen sinh hoạt hợp lý và khoa học nhằm cân bằng được việc học và việc làm để vấn đề đi làm thêm không còn là những lo ngại của chính bản thân, gia đình và thầy cô. 3.2. Đề xuất các giải pháp để xử lí thực trạng tiêu cực trong việc làm thêm của sinh viên. Biểu đồ 2.8. Đề xuất giải pháp Nhìn chung về tình hình khảo sát của nhóm đưa ra thì giải pháp tối ưu được số lượng cao mọi người bình chọn và cho rằng đó là phương pháp tốt nhất chính là tạo kế hoạch, thời gian biểu cho bản thân chiếm 84,2%. Ngoài ra còn các giải pháp khác cũng chiếm số đông lượt đồng ý chính là lựa chọn công việc phù hợp và chăm sóc tốt nhất cho bản thân lần lượt là 52,5% và 51,5%. +) Tạo kế kế hoạch thời gian biểu cho bản thân. 35 Đây là một giải giải pháp nhận được sự đồng thuận nhiều nhất 85/104 sinh viên tham gia khảo sát. Việc tạo lập kế hoạch cho bản thân trở thành một giải pháp tốt nhất giúp các bạn sinh viên dung hòa giữa việc làm và việc học tập, kiến cho việc làm thêm của các bạn không còn là những khó khăn nữa. Hơn nữa giải pháp này còn giúp bản thân đưa ra cho bản thân một chiếc đồng hồ sinh học tốt nhất để các bạn sinh viên thực hiện theo một cách khoa học. +) Lựa chọn công việc phù hợp và uy tín. Việc lựa chọn một công việc phù hợp và uy tín giúp cho các bạn sinh viên không bị mất thời gian vào những công việc vô bổ, thậm chí còn mang lại rất nhiều những kỹ năng cho bản thân ngay sau khi ra trường. Không những thế khi bản thân không lựa chọn đúng thì chính công việc đó lại trở thành con dao hai lưỡi đưa các bạn vào những tệ nạn của xã hội trong trường hợp xấu nhất. Chính vì vậy giải pháp này được sự đồng thuận từ 53/104 sinh viên tham gia khảo sát. +) Chăm sóc tốt cho bản thân. Khi bản thân có một sức khỏe đủ tốt, khi đó chẳng gì có thể trở thành khó khăn của bản thân. Sức khỏe tốt đem lại cái nhìn thông thái, giúp bản thân làm việc và học tập một cách khôn ngoan và tính toán. Còn trong việc làm thêm của sinh viên thì việc giữ cho bản thân một sức khỏe tốt là điều vô cùng quan trọng, bởi sinh viên không chỉ làm mà còn phải học. Có trong mình một sức khỏe tốt như tăng thêm năng lượng để bản thân có thể giải quyết được toàn bộ công việc khi trên công ty cũng như là sự tỉnh táo khi hoàn thành các mục tiêu học tập. Vậy nên các sinh viên cũng rất đề cao giải pháp này. +) Không lún sâu vào công việc. Một giải pháp được sự đồng thuận của 53/104 sinh viên tham gia khảo sát. Là một sinh viên còn đang ngồi trên ghế của học viện thì việc học phải được đặt nên hàng đầu, cho dù là bản thân có đi làm thêm, có thêm thu nhập có thêm 36 chậm lại nhìn nhận bản thân xem xem đâu là những việc quan trọng mà chúng ta đang làm, nhìn xem mình là ai? Mình cần gì để trau dồi bản thân, làm gì để bản thân trở lên chuyên nghiệp trong mắt của người khác, làm để nâng cấp bản thân ngày một tiến bộ, đó chính là những thứ mà bản thân là một sinh viên cần làm và phát triển. PHẦN KẾT LUẬN CHUNG Đối với nhóm giải pháp kiến nghị nhóm nghiên cứu đã đưa ra những giải pháp mới đối với sinh viên như rút ngắn thời gian làm thêm, coi trọng việc học,đặt việc học lên hàng đầu cũng như kiến nghị đối với Học viện về vấn đề làm thêm cụ thể là giới hạn thời gian làm việc trong 1 tuần, trả lương theo thtín dụng mà học viện liên kết, theo dõi số giờ làm việc của sinh viên,.. Từ đó giúp các bạn sinh viên không bị ảnh hưởng từ việc làm thêm với việc học, giành được nhiều thời gian cho việc tự học và cân bằng được thời gian giữa việc học và việc làm, giảm cảm giác căng thẳng và mệt mỏi ,... Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đi làm thêm đã có những tác động tiêu cực nhất định đến kết quả học tập của sinh viên. Việc khai thác triệt để các lợi ích từ việc đi làm thêm sẽ là tiền đề cho sinh viên nói chung và sinh viên khối ngành Kinh tế nói riêng có cơ hội rèn luyện và nâng cao tiềm năng phát triển, giá trị của bản thân để từ đó cải thiện chất lượng học tập và cuộc sống. Với kết quả nghiên cứu đã chỉ ra như trên, một số khuyến nghị sau được đặt ra nhằm góp phần giúp sinh viên đảm bảo được kết quả học tập trong quá trình làm thêm: Một là, sinh viên làm thêm cần lựa chọn những công việc có mức độ linh hoạt cao. Nên lựa chọn các công việc có thể linh động thay đổi ca làm việc để có thể tham gia các lớp học kỹ năng hoặc các lịch học bù chính thức của nhà trường. Hai là, sinh viên nên lựa chọn những công việc làm thêm liên quan đến ngành học. Một công việc làm thêm phù hợp với ngành đang theo học có thể giúp sinh viên tích lũy được kiến thức từ thực tế, từ đó hỗ trợ tốt hơn cho việc vận dụng để giải quyết các tình huống thực tế của môn học. Ba là, nên lựa chọn nơi làm thêm có mức độ di chuyển phù hợp. Bởi lẽ khoảng cách di chuyển đến nơi làm việc xa sẽ tốn nhiều thời gian hơn để di 39 chuyển, tốn nhiều sức lực và thời gian, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập. Bốn là, cần đặt ra giới hạn về lượng thời gian làm thêm phù hợp. Một số không nhỏ sinh viên làm thêm là vì khó khăn về tài chính. Tuy nhiên cần phải cân bằng giữa việc học và việc làm, không vì những lợi ích tài chính nhỏ trước mắt mà quá chú trọng vào công việc làm thêm trong khi mục tiêu tại giảng đường đại học là học tập, trang bị kiến thức và kỹ năng để có công việc tốt nhất sau khi tốt nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO (1)Đại học Duy Tân - Sinh viên và vấn đề làm thêm SINH VIÊN VÀ VẤN ĐÈ LÀM THÊM - Góc học tập - Khoa Đào Tạo Quốc Tế-Đại học Duy Tân (duytan.edu.vn) (2)ATPCARE- Làm việc bán thời gian Làm việc toàn thời gian là gì? Tìm hiểu thêm về làm việc toàn thời gian - ATPCARE (3) Khái niệm sinh viên https://vi.wikipedia.org/wiki/Sinh_vi%C3%AAn (4) Tạp chí Công Thương - Các nhân tố ảnh hưởng Các nhân tố của việc đi làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên (tapchicongthuong.vn) (5) Được và mất khi đi làm thêm Được và mất khi sinh viên có một công việc làm thêm tại trường đại học (kenh14.vn) Vấn đề đi làm thêm của sinh viên hiện nay - Seoul Academy (6) Lịch sử hình thành APD http://apd.edu.vn/lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien 40