Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Exams of Microsoft Word Skills

Câu 1: (6 điểm)Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng.Chiêng có to tiếng mới lớn". Anh/Chị hãy phân tíchquan điểm trêncủa Hồ Chí Minh.Đảng ta đã vận dụng quan điểm đó của Ngườitrong giai đoạn hiện nay như thế nào?(6.0 điểm) Câu 2: (4 điểm)Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng

Typology: Exams

2020/2021

Uploaded on 04/09/2022

tdq51
tdq51 🇻🇳

5

(11)

8 documents

1 / 8

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh and more Exams Microsoft Word Skills in PDF only on Docsity!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN

Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh Lớp học phần: HỆ ĐẠI HỌC (chương trình chất lượng cao) Được sử dụng tài liệu Họ và tên người học: Trần Diễm Quỳnh Số báo danh: 2021010025 Đề bài Câu 1 : (6 điểm)Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng.Chiêng có to tiếng mới lớn". Anh/Chị hãy phân tíchquan điểm trêncủa Hồ Chí Minh.Đảng ta đã vận dụng quan điểm đó của Ngườitrong giai đoạn hiện nay như thế nào?(6.0 điểm) Câu 2: (4 điểm) Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong". Anh/chị hãy phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh được thể hiện trong câu trên. Liên hệ với bản thân trong việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người. Bài làm Câu 1:

  • Theo em, quan điểm của Hồ Chí Minh trong câu nói: “Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”. Đó là lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của công tác ngoại giao. MÃ ĐỀ/ĐỀ SỐ

o Thực lực là cái chiêng: thực lực ở đây chính là những đường lối cách mạng cũng như những nền tảng kinh tế, chính trị, pháp luât, quân sự... o Chiêng có to thì tiếng mới lớn: ý chỉ mối thể hiện quan điểm của Người về mối tương quan chặt chẽ hiệu quả của công tác ngoại giao với thế và lực của đất nước o Chủ tịch Hồ Chí Minh rất đề cao tầm quan trọng của thực lực đối với ngoại giao, với nguyên tắc độc lập tự chủ, tự lực tự cường trên tinh thần phát huy truyền thống nhân nghĩa, hòa hiếu yêu chuộng hòa bình, thêm bạn bớt thù, biết thắng từng bước để đi đến thắng lợi hoàn toàn. Người từng nói: “Nếu tự mình không có thực lực làm cơ sở thì không thể nói gì đến ngoại giao”. Hay trong khi lý giải về cách đánh bằng mưu, vị lãnh tụ cũng đề cập: “Dùng binh giỏi nhất là đánh bằng mưu. Thứ hai là đánh bằng ngoại giao. Thứ ba mới đánh bằng binh”. Như vậy là thắng lợi ngoại giao lớn hay nhỏ, hoạt động ngoại giao thuận lợi hay khó khăn tùy thuộc ở nhiều nhân tố, trong đó quyết định chủ yếu là ở thực lực. Tuy nhiên, chúng ta hiểu thực lực quốc gia được hun đúc bằng sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc chứ không phải chỉ có sức mạnh vật chất, dù rằng sức mạnh vật chất là cực kỳ quan trọng. o Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn chỉ rõ rằng, muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có đường lối độc lập, tự chủ và đúng đắn. Điển hình như trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cách mạng đã dành thắng lợi với đường lối độc lập, tự chủ, kết hợp hài hòa giữa lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế. Đảng ta đã tranh thủ được sự ủng hộ của phong trào nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam, nhận được sự giúp đỡ vô cùng to lớn của Liên xô, Trung Quốc và các nước

xã hội chủ nghĩa đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Do vậy, ta cần không ngừng củng cố thực lực, sức mạnh quốc gia để có thể thành công trong quan hệ quốc tế.  Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao rất rộng lớn, sâu sắc và khoa học, nó có thể khai thác từ nhiều góc độ khác nhau. Những tư tưởng của Người luôn là kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam nói chung và nền ngoại giao nói riêng phát triển, từ đó củng cố, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

  • Sự vận dụng của Đảng về quan điểm ấy của Người trong giai đoạn hiện nay: o Ngày nay, trong bối cảnh tình hình mới, nước ta tiếp tục vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại, đi tiên phong kiến tạo môi trường hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nhằm phục vụ hiệu quả cao nhất cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. o Đại hội XIII của Đảng đề ra, đó là: “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam” o Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/ quốc gia thành viên Liên hợp quốc, có quan hệ đối tác chiến

lược, toàn diện với 30 nước. Chúng ta hết sức coi trọng quan hệ với các nước láng giềng chung biên giới, các đối tác chiến lược, toàn diện; đã đưa quan hệ với các đối tác ngày càng đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, từng bước xử lý ổn thỏa các vấn đề phát sinh, tồn tại. Đồng thời, nỗ lực phát triển quan hệ ngày càng thiết thực với các nước láng giềng khu vực và bạn bè truyền thống. Câu 2:

  • Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua câu nói: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”: o Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong đời sống, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nêu rõ đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người. Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định đạo đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (1947), Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không Có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”. Trong bài “Người cán bộ cách mạng” (1955), Người một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của đạo đức trong việc quyết định sự thành bại của mọi công việc, phẩm chất mỗi con người: “Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng... Mọi việc thành hay bại,

chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không”. o Qua câu nói trên có thể hiểu rằng Người luôn khuyến khích tinh thần tự trau dồi và rèn luyện đạo đức cách mạng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.  Phải nhớ rõ rằng: Đảng là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Thế nên, đối với mỗi cán bộ, đảng viên – người đem chính sách của Đảng và Chính phủ đến với dân, đồng thời cũng là người đem tình hình của dân báo cáo cho Đảng và Chính phủ, phải mang trong mình đạo đức cách mạng hoàn thiện để có thể hoàn thành được các nhiệm vụ vẻ vang của Đảng. Điều chủ chốt trước tiên đó là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng; ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân. Hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc.  Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến các đức tính: cần, kiệm, liêm, chính và chí công vô tư. Trong Di chúc, Người viết: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân...”. Ngoài ra, đảng viên còn phải chân thành khiêm tốn trong lao động, học

tập, công tác; không được tự mãn, kiêu ngạo; quyết tâm tẩy bỏ cho hết bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí. Bên cạnh đó còn phải biết tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác và củng cố tình đoàn kết trong Đảng; tiếp thu phẩm chất thương yêu con người, sống có tình nghĩa; và xây dựng tinh thần quốc tế trong sáng..  Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải luôn chủ động tu dưỡng đạo đức cách mạng củ bản thân sao cho phù hợp với thực tiễn công tác hiện nay  Bác chính là tấm gương tiêu biểu nhất về rèn luyện đạo đức cách mạng, suốt đời trung với nước, hiếu với dân, chịu đựng và chấp nhận gian nan để đi tìm đường cứu nước, cứu dân với hai bàn tay trắng; đồng cam cộng khổ với nhân dân trong các cuộc kháng chiến, kiến quốc, giành độc lập cho Tổ quốc, mưu cầu hạnh phúc cho đồng bào. Từ tấm gương ấy, có thể thấy rằng, tinh thần rèn luyện đạo đức bền bỉ suốt đời là hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên.

  • Liên hệ với bản thân trong việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người: o Bản thân là một sinh viên, là “người chủ tương lai của nước nhà”, em nghĩ bản thân cần không ngừng chú trọng chăm lo giáo dục theo đạo đức Hồ Chí Minh, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, văn hóa. o Cần phải thấu hiểu, xác định rõ vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội hay rộng hơn là đối với sự nghiệp xây dựng Tổ quốc; luôn sẵn sàng đóng góp sức mình cho Tổ quốc. o Hình thành cho bản thân các phẩm chất tốt đẹp: tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm...

o Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội bằng cách không ngừng tuyên truyền những tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống tốt đẹp; làm gương đi đầu cho các thế hệ sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Trường ĐH Tài chính – Marketing.
  2. Tạp chí của ban Tuyên giáo Trung ương: Tuyên giáo.
  3. Báo Quân đội nhân dân.
  4. Cổng thông tin điện tử Sở Ngoại vụ tỉnh Gia Lai.
  5. Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau.