Download BT LỊCH SỬ ĐẢNG_TUẦN 2 and more Exercises History in PDF only on Docsity!
LỊCH SỬ ĐẢNG_TUẦN 2
Bài làm
1. Tình hình Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám: Thuận lợi: Ta đã giành được chính quyền, đưa nhân dân lên vị trí làm chủ đất nước, thêm tin vào Đảng, một lòng theo Đảng và đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết. Với khí thế thắng lợi của cách mạng tháng Tám nhân dân ta đã trưởng thành và vững vàng hơn trong đấu tranh, đặc biệt cách mạng có Đảng lãnh đạo đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. Khó khăn: Sau Cách mạng tháng Tám chính quyền của ta còn non trẻ nhưng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn: Nền độc lập bị đe dọa: Phía Bắc là 20 vạn quân Tưởng, theo sau là bọn phản động “Việt Quốc”, “Việt Cách” âm mưu lật đổ chính quyền. Phía Nam là quân Anh đang mở đường cho sự trở lại cho quân Pháp. Kinh tế: Bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Hậu quả của nạn đói chưa được khắc phục, lũ lụt, hạn hán, kéo dài, đất đai không thể canh tác. Sản xuất đình đốn. Tài chính trống rỗng do ta chưa kiểm soát được ngân hàng Đông Dương. Văn hóa: hơn 90% dân số không biết chữ, các tệ nạn xã hội như nghiện ngập, mê tín dị đoan,... tràn lan.
=> Nước Việt Nam đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
2. Phân tích nội dung Chủ trương kháng chiến kiến quốc ngày 25/11/1945. Kết quả thực hiện chỉ thị ( Về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao: biện pháp hòa với Tưởng, biện pháp hòa với TD Pháp? )
- Về chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng đất nước, củng cố chính quyền nhân dân bằng cách kiên quyết trừng trị bọn phản quốc, tiến hành tổng tuyển cử để bầu Quốc hội, lập Chính phủ chính thức và ban hành Hiến pháp, có thể cải tổ chính phủ trước khi bầu cử, sửa đổi cách làm việc của chính quyền nhân dân địa phương.
- Về quân sự, động viên toàn dân kiên trì kháng chiến, tổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài, dùng lối đánh du kích với phương pháp bất hợp tác triệt để của nhân dân ở vùng địch chiếm đóng, mở rộng chiến tranh du kích ở Campuchia và phát triển tuyên truyền vũ trang trên đất Lào. +Về ngoại giao, kiên trì chủ trương ngoại giao với các nước theo nguyên tắc “bình đẳng, tương trợ”. Phương châm là “làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết” và “muốn ngoại giao được thắng lợi là phải biểu dương thực lực”. Đối với Tưởng thì chủ trương Hoa – Việt thân thiện, đối với Pháp độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế.
- Về kinh tế tài chính, mở lại các nhà máy do Nhật bỏ, khai thác các mỏ, cho tư nhân được góp vốn vào việc kinh doanh các nhà máy và mỏ ấy, khuyến khích các giới công thương mở hợp tác xã, mở các hội cổ phần tham gia kiến thiết lại nước nhà. Thực hiện khuyến nông sữa chữa đê điều, lập ngân hàng, phát hành giấy bạc, định lại ngạch thuế, lập ngân quỹ toàn quốc, các xứ, các tỉnh. Đẩy mạng tăng gia
sản xuất, chống nạn đói theo khẩu hiệu: “Tấc đất tấc vàng", “Sẽ cơm nhường áo”, “Công việc cứu đói cũng cần như việc đánh giặc”.
- Về văn hoá, tổ chức bình dân học vụ, tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở các trường đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới, bài trừ cách dạy nhồi nhét, cổ dộng văn hóa cứu quốc, xây dựng nền văn hoá mới theo ba nguyên tắc: khoa học hoá, dân tộc hoá, đại chúng hoá. Chỉ thị nhấn mạnh: Muốn thực hiện được những nhiệm vụ trên đây, Đảng và Mặt trận Việt Minh phải được củng cố và phát triển:
- Về Đảng, phải duy trì hệ thống tổ chức bí mật hay bán công khai, tuyển thêm đảng viên mới, chú trọng gây thêm cơ sở Đảng trong các xí nghiệp, mở rộng các tổ chức nghiên cứu chủ nghĩa Mác bao gồm những ai có khuynh hướng cộng sản hay có cảm tình với cộng sản, nhưng tổ chức phải do những người cộng sản điều khiển. Trong việc phát triển đảng viên, tăng cường tổ chức Đảng, bản Chỉ thị chỉ rõ, phải tránh cả hai khuynh hướng: Chỗ thì tổ chức Đảng hẹp quá, chậm quá, và chưa bỏ được cái bệnh hẹp hòi câu chấp của thời kỳ hoạt động hoàn toàn bí mật, chỗ thì tổ chức Đảng rộng quá, nhanh quá khiến cho những phần tử phức tạp có thể len vào Đảng. Đồng thời, Chỉ thị cũng nêu rõ: Các tổ chức Đảng phải giữ vững và duy trì sinh hoạt đều đặn, xây dựng, củng cố các chi bộ Đảng trong các cơ quan hành chính hay các hội hợp pháp; thành lập chi bộ trong quân đội, phối hợp sự hoạt động bí mật với hoạt động công khai, trong đó, hoạt động bí mật phải được đặc biệt coi trọng và không để cho các cơ quan bí mật trở thành xung đột hoặc đối lập với cơ quan công khai.
- Về Mặt trận Việt Minh, hết sức phát triển các tổ chức cứu quốc, thống nhất các tổ chức ấy lên toàn kỳ, toàn quố; sửa chữa lại điều lệ cho các đoàn thể cứu quốc cho thích hợp với hoàn cảnh mới; mở
rộng Mặt trận Việt Minh, lập các đoàn thể cứu quốc mới, giải quyết những mâu thuẫn giữa Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban Việt Minh; củng cố quyền lãnh đạo của Đảng trong Mặt trận, thống nhất Mặt trận Việt Nam - Lào - Campuchia chống Pháp xâm lược. Chỉ thị còn đề ra các biện pháp thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về chính quyền, kháng chiến ở Nam Bộ, về chống và đề phòng nạn đói, về tổng quyển cử... => Chỉ thị là bước đi hợp lý, là biện pháp cần thiết sau khi giành chính quyền nhằm cũng cố chế độ, giải quyết những khó khăn của quần chúng càng làm tăng cường sự gắn bó chặt chẽ của nhân dân với cách mạng. Chỉ thị thể hiện sự sáng tạo trong việc giải quyết chỉ đạo chiến lược và sách lược của Đảng trong tình hình mới, chiến lược ở đây được hiểu là chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, còn sách lược ở đây là những biện pháp cụ thể có tính mềm dẻo, khôn khéo, giải pháp mang tính tạm thời nhưng vẫn hướng tới mục tiêu chiến lược đó là giải phóng dân tộc.
3. Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cuộc kháng chiến và quá trình hình thành và nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. a) Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến
- Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, Pháp đã có những hành động trắng trợn, vi phạm các điều đã kí kết với chính phủ ta như: hiệp định Sơ bộ (6-3), tạm ước (14- 9). Mặc dù chúng ta đã nhân nhượng với Pháp, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, Pháp càng lấn tới, đến lúc chúng ta không thể nhân nhượng được nữa, toàn Đảng toàn dân ta quyết tâm kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc của mình. b) Nội dung đường lối kháng chiến
o Cơ sở đường lối kháng chiến
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch HCM (20/12/1946)
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Trungương Đảng vào ngày 22/12/
- Tác phẩm “ Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh xuất bản đầu năm 1947. o Mục đích cuộc kháng chiến
- Đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, hoàn thành độc lập dân tộc, từng bước xây dựng chế độ mới o Tính chất của cuộc kháng chiến
- Là cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, 1 cuộc chiến tranh chính nghĩa, toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến o Phương châm kháng chiến
- Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến lâu dài, tự lực cánh sinh o Đường lối kháng chiến toàn dân: Toàn dân đánh giặc với tinh thần mỗi người dân là 1 chiến sĩ, mỗi đường phố là một mặt trận, mỗi làng xã là một pháo đài đánh giặc Tác dụng: Tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, toàn dân cho cách mạng o Đường lối kháng chiến toàn diện: Đánh giặc trên tất cả các mặt
- Chính trị: đoàn kết toàn dân, tranh thủ thêm bạn, cô lập kẻ thù
- Quân sự: Đánh địchở khắp nơi, vừa đánh địch vừa xây dựng lực lượng
- Kinh tế: tăng gia sản xuất, xây dựng kinh tế của ta
- Văn hóa, XH: đánh đổ văn hóa nô dịch, xây dựng nền văn hóa mới Tác dụng: tạo sức mạnh toàn diện cho CM VN đánh thắng Pháp 4. Phân tích nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp, chú ý phương châm kháng chiến chống thực dân Pháp
- Mục đích kháng chiến: Kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, “Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”.
- Tính chất kháng chiến: “Cuộc kháng chiến của dân tộc tạ là một cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa, nó có tính chất toàn dân, toàn diện và lâu dài”. Đó là cuộc kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
- Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
- Kháng chiến toàn dân: “Bất kỳ đàn ông đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp”, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài. 5. Những điểm mới trong Đại hội II (1951) Nhiệm vụ mới:
- Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
- Tổ chức Đảng Lao động Việt Nam. Điều lệ mới của Đảng gồm có phần mục đích và tôn chỉ, 13 chương và 71 điều. Điều lệ xác định rõ mục đích của Đảng là phấn đấu để “phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, để thực hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa số, thiểu số Việt Nam”^2. Đảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và xây dựng Đảng theo nguyên tắc một đảng vô sản kiểu mới. Điều lệ đã nêu ra những quy định chặt chẽ về việc kết nạp đảng viên, về nhiệm vụ học tập lý luận của đảng viên, về chế độ đề cao kỷ luật và dân chủ trong Đảng và việc khuyến khích giúp đỡ quần chúng phê bình chủ trương, chính sách của Đảng, phê bình cán bộ, đảng viên.
6. Đẩy mạnh phát triển cuộc kháng chiến về mọi mặt. Trên các mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, Đảng, Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh việc chăm lo phát triển thực lực, củng cố và tăng cường sức mạnh hậu phương kháng chiến. Tháng 4-1952, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ ba của Đảng đề ra những quyết sách lớn về công tác “chỉnh Đảng, chỉnh quân”, xác định đó là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng, xây dựng quân đội giai đoạn này. Vận động nhân dân tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, khắc phục khó khăn, hăng hái lao động, bảo đảm đạn dược, thuốc men, quân trang, quân dụng cung cấp đủ cho bộ đội. Từ đầu năm 1953, Đảng chủ trương đẩy mạnh thực hiện các cải cách dân chủ, phát động quần chúng nông dân triệt để giảm tô, giảm tức tiến tới cải cách ruộng đất nhằm góp phần thúc đẩy kháng chiến mau thắng lợi, thực hiện mục tiêu người cày có ruộng. 7. Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm của Đảng về lãnh đạo kháng chiến Ý nghĩa lịch sử Đối với trong nước:
- Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ cứu nước, đồng thời kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 - 1975), chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến, rửa sạch nỗi nhục và nỗi đau mất nước hơn 1 thế kỷqua. Trên cơ sở đó, hoàn thành về cơ bản cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, bảo vệ thành công chủ nghĩa xã hội của miền Bắc, xóa bỏ mọi cản trở trên con đường thống nhất nước nhà.
- Thắng lợi này đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam: kỷ nguyên độc lập dân tộc và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đối với thế giới:
- Thắng lợi của nhân dân ta và thất bại của đế quốc Mĩ có tác động lớn đến nội bộ nước Mĩ và cục diện thế giới, có ảnh hưởng và là nguồn cổ vũ lớn đối với phong trào cách mạng trên thế giới, các dân tộc đang đấu tranh chống chủ nghĩađế quốc để tự giải phóng cho mình.
- Thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước đãđược Đảng ta khẳng định “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn- thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế và có tính thời đại sâu sắc”. Kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng o Kiên định quyết tâm, quyết đánh, quyết thắng đế quốc Mỹ xâm lược.
o Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ. o Nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân sáng tạo. o Tổ chức lực lượng cả nước đánh giặc. o Xây dựng căn cứ địa cách mạng, hậu phương kháng chiến vững chắc,phát huy vai trò của hậu phương lớn và hậu phương tại chỗ. o Phát huy sức mạnh đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia để cùng nhau đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.