Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN KINH TẾ VĨ MÔ, High school final essays of Economics

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN KINH TẾ VĨ MÔ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN KINH TẾ VĨ MÔ

Typology: High school final essays

2020/2021

Uploaded on 08/13/2021

huy-ngo
huy-ngo 🇻🇳

5

(10)

3 documents

Partial preview of the text

Download CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN KINH TẾ VĨ MÔ and more High school final essays Economics in PDF only on Docsity!

1

Thân gửi các em yêu quý đang ôn thi kinh tế vi mô với anh!

Kinh tế vi mô có thể nói là môn nền tảng của dân kinh tế, vẻ đẹp của kinh tế vi mô thông qua những bài học lý thuyết của anh. Tuy nhiên, để đạt được mức điểm số cao trong kỳ thi cuối kỳ thì không thể thiếu đi những giọt mồ hôi và những đêm thức trắng luyện tập bài tập không ngơi nghỉ. Đừng lãng phí tuổi trẻ của mình nhé, học để ngày mai nắm trong tay kiến thức kinh tế từ đó giúp em tự tin về bản thân khi bước vào trường đời.


Hẹn gặp lại các em trong môn tiếp theo ở kỳ 2!

Kinh tế vĩ mô Kinh tế chính trị

Nguyên lý kế toán

Xác xuất thống kê Kinh tế lượng

Nguyên lý thống kê


“Qua gian khó mới thấy đời là đẹp Qua thép tôi mới thấy thép là bền

Nếu đời chỉ gặp những mưa rơi Thì nắng đẹp một ngày mai sẽ tới”

2

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ

PHẦN LÝ THUYẾT

  1. Nguồn lực của nền kinh tế bao gồm: a. Lao động b. Đất đai c. Tư bản d. Tất cả các điều trên
  2. Thực tiễn nhu cầu của con người không được thỏa mãn đầy đủ với nguồn lực hiện có được gọi là vấn đề về: a. Chi phí cơ hội b. Khan hiếm c. Kinh tế chuẩn tắc d. Sản xuất cái gì
  3. Vấn đề khan hiếm tồn tại: a. Chỉ trong các nền kinh tế thị trường b. Chỉ trong các nền kinh tế chỉ huy c. Trong tất cả các nền kinh tế d. Chỉ khi con người không tối ưu hóa hành vi
  4. Sự khan hiếm bị loại trừ bởi: a. Sự hợp tác b. Cơ chế thị trường c. Cơ chế mệnh lệnh d. Không đáp án nào ở trên
  5. Tất cả các điều sau đây đều là yếu tố sản xuất trừ: a. Các tài nguyên thiên nhiên b. Các công cụ sản xuất c. Tài năng kinh doanh d. Chính phủ
  6. Mỗi xã hội cần phải giải quyết vấn đề kinh tế nào sau đây: a. Sản xuất cái gì

3

b. Sản xuất như thế nào c. Sản xuất cho ai d. Tất cả các vấn đề trên

  1. Một mô hình kinh tế được kiểm định bởi : a. Tính thực tế của các giả định mô hình b. So sánh các dự đoán của mô hình với thực tế c. So sánh sự mô tả của mô hình với thực tế thế d. Tất cả các điều trên
  2. Một mô hình kinh tế tốt bao gồm : a. Số lượng ít nhất các thông tin cần thiết để trả lời các câu hỏi đề cập trong mô hình hình b. Càng nhiều thông tin càng tốt c. Càng ít thông tin càng tốt d. Trả lời tất cả các vấn đề kinh tế
  3. Trong mô hình dòng luân chuyển: a. Các doanh nghiệp luôn trao đổi hàng hóa lấy tiền b. Các hộ gia đình luôn trao đổi tiền lấy hàng hóa c. Các hộ gia đình là người bán trên thị trường yếu tố và là người mua trên thị trường hàng hóa d. Các doanh nghiệp là người mua trên thị trường hàng hóa và là người bán trên thị trường yếu tố
  4. Một nền kinh tế đóng là nền kinh tế có: a. Xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu b. Nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu c. Không có mối liên hệ giữa chính phủ và hộ gia đình d. Không có mối quan hệ với các nền kinh tế khác
  5. Trong mô hình kinh tế hỗn hợp các vấn đề kinh tế cơ bản được giải quyết a. Thông qua các kế hoạch của chính phủ b. Thông qua thị trường c. Thông qua thị trường và kế hoạch của chính phủ d. Không điều nào đúng
  6. Một nền kinh tế hỗn hợp bao gồm: a. Cả nội thương và ngoại thương

4

b. Các ngành đóng và mở c. Cả cơ chế thực chứng và chuẩn tắc d. Cả cơ chế mệnh lệnh và thị trường

  1. Nền kinh tế Việt Nam là: a. Nền kinh tế đóng cửa b. Nền kinh tế mệnh lệnh c. Nền kinh tế hỗn hợp d. Nền kinh tế thị trường
  2. tất cả các điều sau đây đều là mục tiêu của chính sách ngoại trừ : a. Công bằng b. Hiệu quả c. Tài năng kinh doanh d. Tăng trưởng
  3. Chi phí cơ hội là: a. Tất cả các cơ hội kiếm tiền: b. Các cơ hội phải bỏ qua khi đưa ra sự lựa chọn c. Giá trị của sự lựa chọn tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra sự lựa chọn d. Không câu nào đúng
  4. Chính phủ quyết định sử dụng nguồn lực để xây dựng một bệnh viện, nguồn lực đó sẽ không còn để xây trường học điều này minh họa khái niệm: a. Cơ chế thị trường b. Kinh tế vĩ mô c. Chi phí cơ hội d. Kinh tế đóng
  5. Điều nào dưới đây không được coi là bộ phận của chi phí cơ hội của việc đi học đại học: a. Học phí b. Chi phí mua sách c. Chi phí ăn uống d. Thu nhập có thể lẽ ra kiếm được nếu không đi học
  6. Hoa có thể chọn đi xem phim hoặc đi chơi tennis nếu như hoa quyết định đi xem phim thì giá trị của việc chơi tennis là: a. Lớn hơn giá trị của xem phim

5

b. Không so sánh được với giá trị của xem phim c. Bằng giá trị của xem phim d. Là chi phí cơ hội của việc xem phim

  1. Chi phí cơ hội của một người đi cắt tóc mất 10.000₫ là: a. Việc sử dụng tốt nhất 10.000 đồng của người đó vào việc khác b. Việc sử dụng tốt nhất lượng thời gian cắt tóc vào việc khác c. Việc sử dụng tốt nhất cả thời gian và 10.000₫ của người đó d. Giá trị 10.000₫ đối với người thợ cắt tóc
  2. Đường giới hạn khả năng sản xuất biểu thị: a. Những kết hợp hàng hóa mà nền kinh tế mong muốn b. Những kết hợp hàng hóa có thể sản xuất của nền kinh tế c. Những kết hợp hàng hóa hiệu quả và khả thi của nền kinh tế d. Không câu nào đúng
  3. Dọc theo đường giới hạn khả năng sản xuất chi phí cơ hội là: a. Số lượng một hàng hóa phải hy sninh để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa kia b. Bằng không c. Số lượng một hàng hóa được sản xuất ra d. Là chi phí để sản xuất ra các kết hợp hàng hóa
  4. Tăng trưởng kinh tế có thể được minh họa bởi: a. Sự vận động dọc theo đường giới hạn khả năng sản xuất b. Sự dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất ra bên ngoài c. Sự dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất vào bên trong d. Không câu nào đúng
  5. Khi nguồn lực được chuyển từ ngành này sang ngành khác, điều này được minh họa bởi: a. Sự vận động dọc theo đường giới hạn khả năng sản xuất b. Sự dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất ra bên ngoài c. Sự dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất vào bên trong d. Làm dịch chuyển đường cầu sang trái
  6. Các kết hợp hàng hóa nằm phía trong đường giới hạn khả năng sản xuất là: a. Phân bổ không hiệu quả b. Sản xuất không hiệu quả

6

c. Tiêu dùng không hiệu quả d. Không câu nào đúng

  1. Khi các nhà kinh tế sử dụng từ “cận biên” họ ám chỉ: a. Vừa đủ b. Không quan trọng c. Đường biên d. Bổ sung
  2. Nếu một người ra quyết định bằng cách so sánh lợi ích cận biên và chi phí cận biên của sự lựa chọn anh ta phải: a. Chọn quyết định khi mà lợi ích cận biên lớn hơn chi phí cận biên b. Chọn quyết định khi mà lợi ích cận biên bằng chi phí cận biên c. Chọn quyết định khi mà lợi ích cận biên nhỏ hơn chi phí cận biên d. Không câu nào đúng
  3. Bộ phận của kinh tế học nghiên cứu các quyết định của hãng và hộ gia đình được gọi là: a. Kinh tế vĩ mô b. Kinh tế vi mô c. Kinh tế thực chứng d. Kinh tế chuẩn tắc
  4. Vấn đề nào dưới đây không thuộc kinh tế vi mô: a. Tiền công và thu nhập b. Sự khác biệt thu nhập của quốc gia c. Tiêu dùng d. Sản xuất
  5. Vấn đề nào dưới đây không thuộc kinh tế vĩ mô: a. Các nguyên nhân làm giá cam giảm b. Các nguyên nhân làm giảm mức giá bình quân c. Tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát d. Việc xác định mức thu nhập quốc dân
  6. Tuyên bố thực chứng là tuyên bố: a. Về điều cần phải có b. Về mối quan hệ nhân quả c. Mang tính chủ quan cá nhân

7

d. Tất cả các điều trên

  1. Một tuyên bố chuẩn tắc là tuyên bố: a. Về bản chất hiện tượng b. Các giả định của mô hình kinh tế c. Cần phải như thế nào d. Không là tuyên bố nào ở trên
  2. Điều nào dưới đây là tuyên bố thực chứng: a. Tiền thuê nhà thấp sẽ hạn chế cung nhà ở b. Lãi suất cao là không tốt đối với nền kinh tế c. Tiền thuê nhà quá cao d. Các chủ nhà nên được tự do đặt giá tiền thuê nhà
  3. Điều nào dưới đây là tuyên bố chuẩn tắc: a. Giá khám bệnh tư nhân quá cao b. Trời rét sẽ làm tăng giá dầu mỏ c. Nếu giảm thuế nhập khẩu, giá xe ô tô giảm xuống d. Lãi suất cao không khuyến khích tiêu dùng
  4. Trong kinh tế thị trường các thành viên kinh tế được giả định: a. Có hành vi hợp lý b. Không bị hạn chế bởi thu nhập c. Có mục tiêu giống nhau d. Tất cả đều đúng

8

PHẦN BÀI TẬP

Sử dụng dữ kiện sau đây, trả lời các câu hỏi từ 35 đến 40: Hàm tổng lợi ích (TB) và hàm tổng chi phí (TC) của một hoạt động như sau:

TB = 200Q - Q^2 và TC=200 + 20Q + 0,5Q^2

  1. Quy mô hoạt động tối đa hóa lợi ích là: a. Q= b. Q= c. Q= d. Q=
  2. Hãy xác định quy mô tối đa hóa lợi ích ròng: a. Q= b. Q= c. Q= d. Q=
  3. Hãy xác định tổng lợi ích tối đa: a. TBmax= 10000 b. TBmax= 12000 c. TBmax= 7500 d. TBmax= 5000
  4. Hãy xác định lợi ích ròng cực đại (NBmax) a. NBmax= 5200 b. NBmax= 5500 c. NBmax= 5000 d. NBmax= 4800
  5. Khi Q=50 muốn tăng lợi ích ròng phải đưa ra sự lựa chọn nào: a. Tăng sản lượng b. Giảm sản lượng c. Giữ nguyên sản lượng d. Không câu nào đúng
  6. Khi Q=70 muốn tăng lợi ích ròng phải đưa ra sự lựa chọn nào: a. Tăng sản lượng

9

b. Giảm sản lượng c. Giữ nguyên sản lượng d. Không câu nào đúng

Sử dụng dữ liệu sau đây để trả lời các câu hỏi từ 41 đến 44: Một nền kinh tế có đường giới hạn năng lực sản xuất được biểu hiện bằng phương trình sau: X+2Y=

  1. Đường giới hạn năng lực sản xuất trên cho biết: a. Lượng X tối đa là 100 và lượng Y tối đa là 50 b. Lượng X tối đa là 50 và lượng Y tối đa là 100 c. Lượng X tối đa là 30 và lượng Y tối đa là 40 d. Lượng X tối đa là 40 và lượng Y tối đa là 60
  2. Đường giới hạn năng lực sản xuất trên cho biết: a. Để sản xuất thêm 1 đơn vị X phải hy sinh 2 đơn vị Y b. Để sản xuất thêm 1 đơn vị Y phải hy sinh 2 đơn vị X c. Để sản xuất thêm 1 đơn vị X phải hy sinh 3 đơn vị Y d. Để sản xuất thêm 1 đơn vị Y phải hy sinh 3 đơn vị X
  3. Đường giới hạn năng lực sản xuất trên là: a. Đường thẳng tuyến tính b. Đường cong lồi so với gốc tọa độ c. Đường cong lõm so với gốc tọa độ d. Tất cả đều đúng
  4. Đường giới hạn năng lực sản xuất trên minh họa: a. Chi phí cơ hội tăng dần b. Chi phí cơ hội giảm dần c. Chi phí cơ hội không đổi d. Không minh họa điều nào Sử dụng các dữ liệu sau đây để trả lời các câu hỏi từ 45 đến 50: Một nền kinh tế có đường giới hạn năng lực sản xuất được minh họa bởi phương trình sau: 2X^2 +Y^2 =225 trong đó: X là hàng hóa nông nghiệp còn Y là hàng hóa công nghiệp
  5. Nếu X=10 thì lượng Y tối đa có thể sản xuất được là bao nhiêu?

10

a. Y= b. Y= c. Y= d. Y=

  1. Có thể nhận xét gì về kết hợp hàng hóa X=8 và Y= a. Nền kinh tế không có khả năng sản xuất kết hợp hàng hóa này b. Nền kinh tế có khả năng sản xuất kết hợp hàng hóa này, nhưng không đạt hiệu quả sản xuất c. Để sản xuất được kết hợp hàng hóa này, nền kinh tế phải được bổ sung thêm nguồn lực d. Kết hợp hàng hóa này là sản lượng tối đa có thể của nền kinh tế
  2. Nền kinh tế có khả năng sản xuất kết hợp hàng hóa gồm 10X và 10Y hay không? a. Nền kinh tế không có khả năng sản xuất kết hợp hàng hóa trên vì nó nằm ngoài khả năng của nền kinh tế b. Nền kinh tế có khả năng sản xuất kết hợp hàng hóa trên nếu giá hàng hóa Y tăng lên c. Nền kinh tế có khả năng sản xuất kết hợp hàng hóa trên nếu giá hàng hóa X tăng lên d. Tất cả câu trả lời trên đều đúng
  3. Nếu minh họa đường giới hạn năng lực sản xuất trên bằng đồ thị, ta thấy: a. Đường giới hạn năng lực sản xuất là đường cong b. Đường giới hạn năng lực sản xuất là đường thẳng tuyến tính c. Đường giới hạn năng lực sản xuất là đường hyperbola d. Không thể minh họa được
  4. Đường giới hạn năng lực sản xuất trên minh họa: a. Chi phí cơ hội tăng dần b. Chi phí cơ hội giảm dần c. Chi phí cơ hội không đổi d. Không minh họa điều nào
  5. Điều gì xảy ra với đường giới hạn năng lực sản xuất trên khi công nghệ sản xuất cả hai hàng hóa X và Y đều được cải tiến: a. Đường giới hạn năng lực sản xuất dịch chuyển ra ngoài

11

b. Đường giới hạn năng lực sản xuất dịch chuyển vào trong c. Đường giới hạn năng lực sản xuất không đổi d. Tất cả đều đúng

12

CHƯƠNG 2

CUNG – CẦU

PHẦN LÝ THUYẾT

  1. Điều nào sau đây mô tả đường cầu: a. Số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua b. Số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng có khả năng mua c. Số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại các mức thu nhập d. Số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác định (các yếu tố khác không đổi)
  2. Đường cầu thị trường có thể xác định được bằng cách: a. Cộng tất cả các đường cầu của các cá nhân theo chiều ngang b. Cộng tất cả các đường cầu của các cá nhân theo chiều dọc c. Cộng lượng mua của các người mua lớn d. Không câu nào đúng
  3. Với giả định các yếu tố khác không thay đổi, luật cầu cho biết: a. Giá hàng hóa càng cao thì lượng cầu càng giảm b. Giá hàng hóa càng cao thì lượng cung giảm c. Giá và lượng cung có mối quan hệ thuận chiều d. Khi thu nhập tăng sẽ làm tăng khả năng thanh toán
  4. Nhân tố nào sau gây ra sự vận động dọc theo đường cầu a. Thu nhập b. Giá hàng hóa liên quan c. Giá của bản thân hàng hóa d. Thị hiếu
  5. Lượng cầu giảm có nghĩa là: a. Dịch chuyển đường cầu sang phải b. Dịch chuyển đường cầu sang trái c. Vận động về phía trên (bên trái) đường cầu d. Vận động về phía dưới (bên phải) đường cầu

13

  1. Lượng hàng hóa mà người tiêu dùng mua phụ thuộc vào: a. Giá của hàng hóa đó b. Thị hiếu của người tiêu dùng c. Thu nhập của người tiêu dùng d. Tất cả các điều trên
  2. Cầu tăng có nghĩa là: a. Đường cầu dịch chuyển sang phải b. Đường cầu dịch chuyển sang trái c. Lượng cầu ứng với mỗi mức giá tăng lên d. Cả a và c
  3. Điều nào dưới đau làm dịch chuyển đường cầu đối với thịt bò: a. Giá hàng hóa thay thế cho thịt bò tăng lên b. Thu nhập của người tiêu dùng tăng lên c. Người tiêu dùng thích thịt bò hơn d. Cả a, b và c
  4. Đối với hàng hóa bình thường, khi thu nhập tăng: a. Đường cầu dịch chuyển sang trái b. Đường cầu dịch chuyển sang phải c. Lượng cầu giảm d. Tất cả đều đúng
  5. Đối với hàng hóa cấp thấp, khi thu nhập tăng: a. Đường cầu dịch chuyển sang trái b. Đường cầu dịch chuyển sang phải c. Lượng cầu tăng d. Lượng cung tăng
  6. Nếu giá hàng hóa A tăng lên gây ra sự dịch chuyển của đường cầu đối với hàng hóa B về phía bên trái thì: a. A và B là hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng b. A và B là hàng hóa thay thế trong tiêu dúng c. B là hàng hóa cấp thấp d. B là hàng hóa bình thường
  7. Cầu của một hàng hóa luôn giảm khi a. Thu nhập giảm

14

b. Giá của hàng hóa thay thế cho hàng hóa đó giảm c. Giá của hàng hóa đó tăng d. Giá của hàng hóa đó giảm

  1. Nếu A và B là hai hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng và chi phí nguồn lực để sản xuất ra hàng hóa A giảm xuống, thì giá của: a. Cả A và B đều tăng b. Cả A và B đều giảm c. A sẽ giảm và B sẽ tăng d. A sẽ tăng và B sẽ giảm
  2. Nếu giá cam tăng lên bạn sẽ nghĩ gì về giá của quýt trên cùng một thị trường a. Giá quýt sẽ giảm b. Giá quýt sẽ không đổi c. Giá quýt sẽ tăng d. Tất cả các câu trên đều đúng
  3. Khi giá của bánh mì trứng tại căng tin của trường Đại học KTQD tăng lên thì: a. Cầu bánh mì trứng giảm b. Cầu bánh mì trứng tăng c. Cả a và b d. Không câu nào đúng
  4. Khi giá giáo trình tại nhà sách của trường Đại học KTQD tăng lên thì: a. Lượng cầu giáo trình giảm b. Lượng cầu giáo trình tăng c. Lượng cầu giáo trình không thay đổi d. Không câu nào đúng
  5. Điều nào dưới đây không làm dịch chuyển đường cầu đối với Cà phê Trung Nguyên a. Giá hàng hóa thay thế cho cà phê Trung Nguyên tăng lên b. Giá cà phê Trung Nguyên giảm xuống c. Thị hiếu đối với cà phê Trung Nguyên thay đổi d. Các nhà sản xuất chè Lipton quảng cáo cho sản phẩm của họ
  6. Điều nào sau đây mô tả đường cung.

15

a. Số lượng hàng hóa mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán tại các mức thu nhập khác nhau b. Số lượng hàng hóa mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán tại các mức thuế khác nhau c. Số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua d. Số lượng hàng hóa mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định (các yếu tố khác không đổi)

  1. Đường cung thị trường có thể xác định bằng cách: a. Cộng tất cả đường cung của các cá nhân theo chiều ngang b. Cộng tất cả đường cung cá nhân theo chiều dọc c. Cộng lượng bán của các hãng lớn d. Không câu nào đúng
  2. Với giả định các yếu tố khác không thay đổi, luật cung cho biết: a. Giá dầu giảm làm lượng cung về cầu giảm b. Giá dầu tăng làm lượng cung về cầu giảm c. Cung dầu tăng sẽ khi giá dầu giảm d. Chi phí sản xuất dầu giảm sẽ làm cung dầu giảm
  3. Điều nào dưới đây gây ra sự vận động dọc về đường cung: a. Giá hàng hóa thay đổi b. Công nghệ sản xuất thay đổi c. Kỳ vọng của người bán thay đổi d. Không phải điều nào ở trên
  4. Lượng cung giảm được thể hiện: a. Vận động dọc theo đường cung xuống dưới b. Vận động dọc theo đường cung lên trên c. Đường cung dịch chuyển sang phải d. Đường cung dịch chuyển sang trái
  5. Đường cung dịch chuyển sang phải có nghĩa là: a. Lượng cung ứng với mỗi mức giá tăng lên b. Cung giảm c. Lượng cung không đổi d. Cả a và b

16

  1. Điều nào dưới đây gây ra sự dịch chuyển của đường cung: a. Cầu hàng hóa thay đổi b. Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi c. Công nghệ sản xuất thay đổi d. Sự xuất hiện của người tiêu dùng mới
  2. Cung giảm được thể hiện thông qua: a. Sự vận động dọc theo đường cung xuống dưới b. Sự vận động dọc theo đường cung lên trên c. Đường cung dịch chuyển sang phải d. Đường cung dịch chuyển sang trái
  3. Đường cung về thịt bò dịch chuyển là do: a. Thay đổi thị hiếu về thịt bò b. Thay đổi giá của hàng hóa liên quan đến thịt bò c. Thu nhập thay đổi d. Không điều nào ở trên đúng
  4. Công nghệ sản xuất điện thoại di động tiên tiến hơn sẽ làm cho: a. Đường cầu dịch chuyển lên trên b. Đường cung dịch chuyển sang bên trái c. Cả đường cung và cầu đều dịch chuyển lên trên d. Đường cung dịch chuyển sang bên phải
  5. Chi phí đầu vào để sản xuất ra hàng hóa X tăng lên sẽ làm cho : a. Đường cầu dịch chuyển lên trên b. Đường cung dịch chuyển lên trên c. Cả đường cung và cầu đều dịch chuyển lên trên d. Đường cung dịch chuyển xuống dưới
  6. Hạn hán có thể sẽ: a. Gây ra sự vận động dọc theo đường cung lúa gạo tới mức giá cao hơn b. Gây ra cầu tăng làm cho giá lúa gạo cao hơn c. Làm cho cầu đối với lúa gạo giảm xuống d. Làm cho đường cung đối với lúa gạo dịch chuyển lên trên sang bên trái
  7. Cơn bão Xangsane tại Việt Nam vừa qua đã làm mất trắng rất nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản có thể sẽ:

17

a. Gây ra sự vận động dọc theo đường cung thủy sản ở Việt Nam tới mức giá cao hơn b. Gây ra cầu tăng làm cho giá thủy sản cao hơn c. Làm cho cầu đối với thủy sản giảm xuống d. Làm cho đường cung thủy sản Việt Nam dịch chuyển lên trên sang bên trái

  1. Chi phí đầu vào để sản xuất ra dầu gội Romano dành cho các quý ông giảm xuống sẽ làm cho: a. Đường cầu dịch chuyển lên trên b. Đường cung dịch chuyển lên trên c. Cả đường cung và cầu đều dịch chuyển lên trên d. Đường cung dịch chuyển xuống dưới
  2. Điều nào dưới đây làm dịch chuyển đường cung đối với cà phê Trung Nguyên a. Giá hàng hóa thay thế cho cà phê Trung Nguyên tăng lên b. Thị hiếu đối với cà phê Trung Nguyên thay đổi c. Các nhà sản xuất chè Lipton quảng cáo cho sản phẩm của họ d. Công nghệ chế biến cà phê Trung Nguyên thay đổi
  3. Thuế đánh vào đơn vị hàng hóa của nhà sản xuất sẽ làm cho: a. Đường cầu của người tiêu dùng dịch chuyển lên trên b. Đường cung của nhà sản xuất dịch chuyển lên trên c. Cả đường cung và cầu đều dịch chuyển lên trên d. Đường cung của nhà sản xuất dịch chuyển xuống dưới
  4. Thực tế cho thấy khi giá của hàng hóa giảm làm người sản xuất giảm sản lượng sản xuất ra, điều đó thể hiện: a. Quy luật cung b. Quy luật cầu c. Thay đổi công nghệ d. Thay đổi cung
  5. Nhân tố nào làm dịch chuyển đường cung hàng hóa sang trái? a. Lương công nhân sản xuất hàng hóa X giảm b. Giá máy móc sản xuất ra hàng hóa X tăng c. Công nghệ sản xuất ra hàng hóa X được cải tiến

18

d. Là tình huống lượng cầu lớn hơn lượng cung

  1. Giá của hàng hóa tăng sẽ gây ra: a. Cầu về hàng hóa giảm b. Sự vận động dọc theo đường cung lên trên c. Sự vận động dọc theo đường cầu xuống dưới d. Cung về hàng hóa tăng
  2. Cân bằng bộ phận là phân tích: a. Cung một hàng hóa b. Cầu một hàng hóa c. Cung và cầu một hàng hóa d. Không điều nào đúng
  3. Trong nền kinh tế thị trường, giá cân bằng được xác định bởi: a. Cung hàng hóa b. Chi phí sản xuất hàng hóa c. Tương tác giữa cung và cầu d. Chính phủ
  4. Điều gì chắc chắn gây ra sự gia tăng của giá cân bằng: a. Cả cung và cầu đều tăng b. Cả cung và cầu đều giảm c. Sự tăng lên của cầu kết hợp với sự giảm xuống của cung d. Sự giảm xuống của cầu kết hợp với sự tăng lên của cung
  5. Nếu cả cung và cầu đều tăng, giá thị trường sẽ: a. Không thay đổi b. Tăng c. Giảm d. Có thể xảy ra một trong ba tình huống a, b và c
  6. Trong sơ đồ cung cầu điển hình, điều gì xảy ra khi cầu giảm: a. Giá giảm và lượng cầu tăng b. Giá tăng và lượng cầu giảm c. Giá và lượng cung tăng d. Giá và lượng cung giảm
  7. Nếu chính phủ muốn giá lúa giảm thì chính phủ có thể làm điều nào dưới đây:

19

a. Mua lúa của nông dân cho quỹ dự trữ quốc gia b. Tăng thuế từ phân bón c. Giảm diện tích trồng lúa d. Tăng diện tích trồng lúa

  1. Chính phủ đặt giá trần đối với xăng dầu sẽ dẫn đến: a. Người dân mua xăng ít đi b. Người tiêu dùng sử dụng tiết kiệm hơn c. Người sản xuất bán nhiều hơn d. Buôn lậu xăng qua biên giới
  2. Nếu giá cao hơn giá cân bằng thì khi đó: a. Không có hàng hóa nào được bán ra b. Giá phải tăng trên thị trường c. Có dư thừa trên thị trường d. Có thiếu hụt trên thị trường
  3. Thiếu hụt trên thị trường tồn tại khi: a. Giá cao hơn giá cân bằng b. Giá thấp hơn giá cân bằng c. Không đủ người sản xuất d. Không đủ người tiêu dùng
  4. Điều nào dưới đây mô tả sự điều chỉnh của giá để hạn chế dư thừa? a. Nếu giá tăng, lượng cầu sẽ giảm trong khi lượng cung sẽ tăng b. Nếu giá tăng, lượng cầu sẽ tăng trong khi lượng cung sẽ giảm c. Nếu giá giảm, lượng cầu sẽ giảm trong khi lượng cung sẽ tăng d. Nếu giá giảm, lượng cầu sẽ tăng trong khi lượng cung sẽ giảm
  5. Giá của hàng hóa có xu hướng giảm khi: a. Dư thừa hàng hóa tại mức giá hiện tại b. Giá hiện tại cao hơn giá cân bằng c. Lượng cung lớn hơn lượng cầu tại mức giá hiện tại d. Tất cả các điều trên
  6. Nếu giá của thịt bò đang ở điểm cân bằng thì: a. Thịt bò là hàng hóa thông thường b. Người sản xuất muốn bán nhiều hơn tại mức giá hiện tại c. Người tiêu dùng muốn mua nhiều hơn tại mức giá hiện tại

20

d. Lượng cung bằng với lượng cầu

  1. Có thể hạn chế dư thừa hàng hóa trên thị trường thông qua: a. Tăng cung b. Chính phủ tăng giá c. Giảm lượng cầu d. Giảm giá
  2. Nếu thị trường hàng hóa không cân bằng thì khi đó: a. Lượng cân bằng bằng lượng bán ra b. Lượng cầu có thể khác lượng cân bằng c. Lượng cầu bằng lượng cung tại mức giá hiện hành d. Đường cung hoặc đường cầu dịch chuyển
  3. Điều gì xảy ra với giá và lượng cân bằng khi cung tăng: a. Giá và lượng cân bằng tăng b. Giá và lượng cân bằng giảm c. Giá cần bằng giảm và lượng cân bằng tăng d. Giá cân bằng tăng và lượng cân bằng giảm
  4. Điều gì xảy ra với giá cân bằng khi cả cung và cầu đều giảm a. Giá cân bằng tăng’ b. Giá cân bằng giảm c. Giá cân bằng không thay đổi d. Tất cả khả năng trên đều đúng
  5. Khi cung tăng và cầu giảm thì: a. Giá cân bằng chắc chắn giảm b. Giá cân bằng chắc chắn tăng c. Giá cân bằng không thay đổi d. Tất cả các phương án trên đều đúng
  6. Khi cầu tăng và cung giảm thì: a. Giá cân bằng tăng và lượng cân bằng giảm b. Giá cân bằng tăng và lượng cân bằng tăng c. Giá cân bằng tăng và lượng cân bằng không thay đổi d. Tất cả các khả năng trên đều xảy ra

Hình 2.

21

  1. Theo hình 2.1, nếu đường cầu là D 2 thì: a. Giá và lượng cân bằng sẽ là P 2 và Q 2 b. Giá và lượng cân bằng sẽ là P 2 và Q 0 c. Thiếu hụt thị trường một lượng (Q 2 – Q 0 ) d. Đường cầu sẽ dịch chuyển đến D 3 do giá tăng
  2. Theo hình 2.1, đường cầu ban đầu về hàng hóa A là D 2. Nếu hàng hóa B là thay thế cho A và giá hàng hóa B giảm thì: a. Giá hàng hóa A sẽ tăng b. Dư thừa hàng hóa A tại mức giá P 2 c. Cầu hàng hóa A sẽ tăng d. Lượng cân bằng sẽ tăng
  3. Theo hình 2.1, đường cầu ban đầu về hàng hóa A là D 2. Nếu thu nhập tăng và hàng hóa A là hàng hóa thông thường thì sẽ có sự vận động từ điểm A đến điểm: a. B b. C c. D d. E
  4. Theo hình 2.1, đường cầu ban đầu về hàng hóa A là D 2. Nếu thu nhập tăng và hàng hóa A là hàng hóa cấp thấp thì sẽ có sự vận động từ điểm A đến điểm: a. B b. C c. D d. E

Hình 2.2 minh họa thị trường bia hơi với cân bằng ban đầu tại điểm 1 (giao điểm của D 0 và S 0 )

  1. Hình 2.2 minh họa thị trường bia hơi. Nếu giá của đồ nhậu tăng (hàng hóa bổ sung cho bia trong tiêu dùng) thì điểm cân bằng mới là: a. 8 b. 3 c. 9

22

d. 5

  1. Hình 2.2 minh họa thị trường bia hơi. Nếu giá của bia chai tăng (hàng hóa thay thế) thì điểm cân bằng mới là: a. 8 b. 3 c. 9 d. 5
  2. Nếu chính phủ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia hơi thì điểm cân bằng mới là: a. 2 b. 7 c. 5 d. 4
  3. Nếu giá nguyên liệu làm bia giảm xuống thì trạng thái cân bằng mới là: a. 7 b. 5 c. 4 d. 6

23

PHẦN BÀI TẬP

Sử dụng số liệu sau đây để trả lời các câu hỏi từ 63 đến 69: Thị trường sản phẩm A có hàm cung và cầu như sau: Ps = 10 + Qs và Pd = 100 - Qd

  1. Tính giá và sản lượng cân bằng a. Pc = 55 và Qc = 45 b. Pc = 50 và Qc = 45 c. Pc = 55 và Qc = 40 d. Pc = 45 và Qc = 55
  2. Tổng doanh thu là bao nhiêu? a. TR=2475 b. TR=2250 c. TR=2200 d. TR=2310
  3. Nếu chính phủ ấn định giá là 80 thì điều gì xảy ra: a. Dư thừa 60 b. Thiếu hụt 50 c. Dư thừa 50 d. Thiếu hụt 40
  4. Nếu chính phủ ấn định giá là 40 thì điều gì xảy ra: a. Thiếu hụt 20 b. Dư thừa 30 c. Thiếu hụt 50 d. Thiếu hụt 30
  5. Nếu nhà nước đánh thuế t=10/sản phẩm, xác định điểm cân bằng mới: a. Pc = 60 và Qc = 40 b. Pc = 65 và Qc = 40 c. Pc = 60 và Qc = 45 d. Pc = 65 và Qc = 45
  6. Nếu nhà nước đánh thuế t=10/sản phẩm, xác định phần thuế mà người tiêu dùng phải chịu/sản phẩm? a. 4/sản phẩm b. 5/sản phẩm

24

c. 6/sản phẩm d. 7/sản phẩm

  1. Nếu nhà nước đánh thuế t=10/sản phẩm, xác định phần thuế mà người sản xuất phải chịu/sản phẩm: a. 4/sản phẩm b. 5/sản phẩm c. 6/sản phẩm d. 7/sản phẩm
  2. Cho biểu cung cầu về sản phẩm X sau:

Giá (nghìn đồng/đơn vị) 10 9 8 7 Lượng cung (nghìn đơn vị) 17 15 13 11 Lượng cầu (nghìn đơn vị) 17 18 19 20 Sử dụng số liệu ở biểu trên, viết phương trình đường cung X: a. P = 0,5Q + 1,5 b. P = 0,5Q + 2,5 c. P = 1,5 - Q d. P = 2,5Q + 1,5

  1. Sử dụng số liệu ở biểu trên, viết phương trình đường cầu X: a. P = 1,5 - 0,5Q b. P = 27 – Q c. P = 27 – 0,5Q d. P = 1,5 – Q
  2. Doanh thu từ sản phẩm X là bao nhiêu? a. TR=170 triệu đồng b. TR=162 triệu đồng c. TR=152 triệu đồng d. TR=140 triệu đồng
  3. Sử dụng số liệu ở biểu trên, nếu nhà nước áp đặt giá là 11,5 nghìn đồng/đơn vị thì điều gì xảy ra trên thị trường? a. Thiếu hụt 4,5 nghìn đơn vị b. Dư thừa 4,5 nghìn đơn vị c. Thiếu hụt 3,5 nghìn đơn vị

25

d. Dư thừa 2,5 nghìn đơn vị

  1. Khi giá bị áp đặt là 11,5 nghìn đồng/đơn vị, doanh thu là bao nhiêu? a. TR=170 triệu đồng b. TR=162 triệu đồng c. TR=140 triệu đồng d. TR=178,25 triệu đồng
  2. Nếu nhà nước áp đặt giá là 9 nghìn đồng/đơn vị thì điều gì xảy ra trên thị trường? a. Thiếu hụt 3 nghìn đơn vị b. Dư thừa 3 nghìn đơn vị c. Thị trường cân bằng d. Tất cả đều sai
  3. Khi giá bị áp đặt là 9 nghìn đồng thì doanh thu là bao nhiêu? a. TR=140 triệu đồng b. TR=135 triệu đồng c. TR=154 triệu đồng d. TR=172 triệu đồng
  4. Giả sử thị trường có ba cá nhân khác nhau có phương trình cầu như sau: P 1 = 100 - Q 1 ; P 2 = 80 - 0,5Q 2 ; P 3 = 60 - 0,4Q 3 a. P = 410 – 5,5Q b. P = 410 – 5,5P c. P = 410 – 5Q d. P = 410 – 5P
  5. Giả sử thị trường có ba cá nhân khác nhau có phương trình cung như sau: P 1 = 10 + Q 1 ; P 2 = 18 + 0,5Q 2 ; P 3 = 16 + 0,4Q 3. Phương trình đường cung của thị trường là: a. P = -86 + 5,5Q b. Q = -86 + 5,5P c. P = 86 + 5Q d. Q = 86 + 5P Hình 2.3
  6. Theo hình 2.3, giá và sản lượng cân bằng là: