Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
500 câu hỏi ôn thi quản trị nhân lực
Typology: Quizzes
1 / 99
A. Nhóm câu hỏi dễ STT Nội dung câu hỏi CÂU 1 Với tư cách là một trong những chức năng cơ bản của quản trị tổ chức thì Quản trị nhân lực là: A. Là tất cả các hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng. B. Việc tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghi cho nhân lực thông qua tổ chức của nó. C. Nghệ thuật lãnh đạo, nghệ thuật chỉ huy, nghệ thuật làm việc với con người D. Bao gồm việc hoạch định (kế hoạch hóa), tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng và phát triển con người để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức. CÂU 2 Đi sâu vào việc làm của Quản trị nhân lực, có thể hiểu Quản trị nhân lực là: A. Là tất cả các hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng. B. Việc tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghi cho nhân lực thông qua tổ chức của nó. C. Nghệ thuật lãnh đạo, nghệ thuật chỉ huy, nghệ thuật làm việc với con người D. Bao gồm việc hoạch định (kế hoạch hóa), tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng và phát triển con người để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức CÂU 3 Đối tượng của quản trị nhân lực là: A. Người lao động trong tổ chức. B. Chỉ bao gồm những người lãnh đạo cấp cao trong tổ chức. C. Chỉ bao gồm những nhân viên cấp dưới. D. Người lao động trong tổ chức và các vấn đề liên quan đến họ. CÂU 4 Thực chất của Quản trị nhân lực là: A. Là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ một tổ chức. B. Là sự đối xử của tổ chức đối với người lao động. C. Chịu trách nhiệm đưa con người vào tổ chức giúp cho họ thực hiện công việc, thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh. D. Cả A,B,C đều đúng.
CÂU 5 Quản trị nhân lực đóng vai trò…….trong việc thành lập các tổ chức và giúp cho các tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường. Nội dung còn thiếu trong dấu “…” là: A. Chỉ đạo. B. Trung tâm. C. Thiết lập. D. Cả A,B,C đều sai. CÂU 6 Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển của nền kinh tế buộc các nhà quản trị phải quan tâm hàng đầu vấn đề: A. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, quản lý. B. Tìm đúng người phù hợp để giao đúng việc, đúng cương vị. C. Tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo, điều động nhân sự trong tổ chức nhằm đạt hiệu quả tối ưu. D. Cả A,B,C đều sai. CÂU 7 Do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên các tổ chức muốn tồn tại và phát triển thì vấn đề quan tâm hàng đầu là: A. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, quản lý. B. Tìm đúng người phù hợp để giao đúng việc, đúng cương vị. C. Tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo, điều động nhân sự trong tổ chức nhằm đạt hiệu quả tối ưu. D. Cả A,B,C đều sai. CÂU 8 Chức năng của quản trị nhân lực bao gồm: A. Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực. B. Nhóm chức năng đào tạo và phát triển. C. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực. D. Cả A,B,C đều đúng. CÂU 9 Nhóm chức năng nào chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp với công việc? A. Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực. B. Nhóm chức năng đào tạo và phát triển. C. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực. D. Nhóm chức năng bảo đảm công việc. CÂU 10 Nhóm chức năng nào chú trọng nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong doanh nghiệp có các kỹ năng, trình độ nghề nghiệp cần thiết?
A. Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực. B. Nhóm chức năng đào tạo và phát triển. C. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực. D. Cả A,B,C đều đúng. CÂU 11 Các hoạt động như phỏng vấn, trắc nghiệm trong quá trình tuyển dụng nhân viên thuộc chức năng nào của quản trị nhân lực? A. Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực. B. Nhóm chức năng đào tạo và phát triển. C. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực. D. Nhóm chức năng về tuyển dụng nhân viên. CÂU 12 K ích thích, động viên nhân viên thuộc nhóm chức năng nào của quản trị nhân lực? A. Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực. B. Nhóm chức năng đào tạo và phát triển. C. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực. D. Nhóm chức năng mối quan hệ lao động. CÂU 13 Triết lý Quản trị nhân lực là những…………của người lãnh đạo cấp cao về cách thức quản lý con người trong tổ chức. Nội dung còn thiếu trong dấu “…” là: A. Quyết định. B. Hành động. C. Tư tưởng, quan điểm. D. Nội quy, quy định. CÂU 14 Môi trường bên ngoài của Quản trị nhân lực bao gồm, ngoại trừ: A. Khách hàng. B. Đối thủ cạnh tranh. C. Sứ mệnh của tổ chức. D. Pháp luật. CÂU 15 Môi trường bên trong của Quản trị nhân lực bao gồm, ngoại trừ: A. Mục tiêu của tổ chức. B. Khách hàng. C. Cơ cấu tổ chức. D. Bầu không khí tâm lý xã hội. CÂU 16 Các phương pháp thu thập thông tin trong phân tích công việc, bao gồm: A. Quan sát, phỏng vấn, bản câu hỏi, nhật ký công việc, hội thảo chuyên gia. B. Phương pháp tính theo lượng lao động hao phí, tính theo năng suất lao động, theo tiêu chuẩn định biên.
C. Phương pháp ước lượng trung bình, phương pháp dự đoán xu hướng, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính. D. Cả A, B, C đều đúng. CÂU 17 Khái niệm nào sau đây là đúng với “công việc”? A. Biểu thị từng ho ạt động lao động riêng biệt với tính đích cụ thể mà mỗi ngư ời lao động phải thực hiện. ( nhiệm vụ) B. Biểu thị tất cả các nhiệm vụ được thực hiện bởi cùng một người lao động. C. Tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi người lao động hoặc tất cả những nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi một số người lao động. D. Là tập hợp những công việc tương tự về nội dung và có liên quan với nhau ở mức độ nhất định với những đặc tính vốn có,đòi h ỏi người lao động có những hiểu biết đồng bộ về chuyên môn nghiệp vụ. ( nghề) CÂU 18 Tiêu chuẩn thực hiện công việc là một hệ thống các chỉ tiêu phản ánh các yêu cầu về ……… của sự hoàn thành các nhiệm vụ được quy định trong bản mô tả công việc. Nội dung còn thiếu trong dấu “…”? A. Chất lượng. B. Số lượng. C. Số lượng và chất lượng. D. Cả A,B,C đều sai. CÂU 19 …………công việc là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể. Nội dung còn thiếu trong dấu “…” là: A. Thiết kế. B. Phân tích. C. Lựa chọn. D. Huấn luyện. CÂU 20 ……….. là văn bản giải thích về những nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện làm việc và những vấn đề có liên quan đến một công việc cụ thể. Nội dung còn thiếu trong dấu “…”? A. Bản yêu cầu công việc. B. Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. C. Bản mô tả công việc. D. Cả A, B, C đều sai. CÂU 21 Thông tin điều ki ện làm việc thể hiện ở t ài liệu nào sau đây? A. Bản tóm tắt kĩ năng.
B. Bản mô tả công việc. C. Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. D. Thông tin chiêu mộ nguồn nhân lực. CÂU 22 Lựa chọn các phương pháp thu thập thông tin phải thích hợp với……của phân tích công việc. Nội dung còn thiếu trong dấu “…”? A. Mục đích. B. Công cụ. C. Tiến trình. D. Danh mục. CÂU 23 ……là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của từng công việc. Nội dung còn thiếu trong dấu “…”? A. Đánh giá công việc. B. Phân tích công việc. C. Thu thập thông tin. D. Tất cả đều sai. CÂU 24 Mỗi người sẽ hoàn thành tốt công việc khi: A. Nắm vững công việc cần làm. B. Có đủ những phẩm chất và kĩ năng cần thiết. C. Có môi trường làm việc thuận lợi. D. Cả A,B,C đều đúng. CÂU 25 ……..công việc là quá trình xác định các nhiệm vụ, các trách nhiệm cụ thể được thực hiện bở i từng người lao động trong tổ chức cũng như các điều kiện cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm đó. Nội dung còn thiếu trong dấu “…” là: A. Thiết kế. B. Phân tích. C. Lựa chọn. D. Cả A,B,C đều sai CÂU 26 ………. là phương pháp thiết kế công việc bằng cách tăng thêm số lượng các nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc công việc. Nội dung còn thiếu trong dấu “…” là: A. Làm giàu công việc B. Luân chuyển công việc C. Mở rộng công việc
D. Chuyên môn hóa công việc CÂU 27 Thông tin điều kiện làm việc thể hiện ở t ài liệu nào sau đây: A. Bản tóm tắt kĩ năng B. Bản mô tả công việc C. Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc D. Thông tin chiêu mộ nguồn nhân lực CÂU 28 Khái niệm nào sau đây là Đúng khi nói về “nhiệm vụ”: A. Biểu thi tất cả các nhiệm vụ được thực hiện bởi cùng một người lao động. B. Biểu thị từ ng hoạt động lao động riêng biệt với tính mục đích cụ thể mà m ỗ i người lao động phải thực hiện. C. Là tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi một người lao động hoặc tất cả những nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi một số người lao động. ( công việc) D. Cả A,B,C đều sai. CÂU 29 Đặc điểm nguồn nhân lưc ở Việt Nam hiện nay là: A. Quy mô lớn, trình độ cao. B. Quy mô nhỏ, trình độ cao. C. Quy mô lớn, chất lượng chưa cao, đang t ừ ng bước cải thiện. D. Quy mô lớn, chất lượng cao nhưng đang giảm sút. CÂU 30 Khi cầu nhân lực bằng cung nhân lực, doanh nghiệp nên làm gì? A. Không cần có bất cứ sự thay đổi gì về nhân sự B. Bố trí, sắp xếp lại nhân sự C. Tuyển thêm lao động D. Cả B và C đều đúng CÂU 31 “…….” là số lượng và cơ cấu nhân lực cần thiết để hoàn thành số lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc khối lượng công việc của tổ chức trong 1 thời kỳ nhất định. Nội dung cò n thiếu trong dấu “…” là: A_._ Hoạch định nguồn nhân lực B. Cung nhân lực C. Cầu nhân lực D. Cả A,B,C đều sai CÂU 32 Ưu điểm của phương pháp này, các chuyên gia không tiếp xúc trực tiếp với nhau trong cuộc họp, mà chỉ thông qua văn bản nên thuận lợi hơn, tránh được những hạn chế ( nể nang, bất đồng quan điểm): A. Phương pháp dự đoán xu hướng B. Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính C. Phương pháp ước lượng trung bình D. Phương pháp chuyên gia CÂU 33 Phương pháp nào sau đây dùng để dự báo cầu nhân lực dài hạn?
A. Phương pháp tính theo lượng lao động hao phí. B. Phương pháp dự báp cầu nhân lực của tổ chức dựa vào cầu nhân lực của từ ng đơn vị. C. Phương pháp tiêu chuẩn định biên. D. Cả B và C đều đúng. CÂU 34 Dự đoán cung nhân lực từ bên ngoài tập trung vào: A. Biến động mức sinh, mức tử, quy mô và cơ cấu dân số. B. Phân tích quy mô và cơ cấu lực lượng lao động xã hội. C. Phân tích chất lượng nguồn nhân lực. D. Cả A,B,C đều đúng. CÂU 35 Hoạch định nguồn nhân lực bao gồm? A. Dự báo cầu lao động. B. Dự báo cung lao động. C. Lựa chọn các chương trình cần thiết để đảm bảo rằng tổ chức sẽ có đúng số nhân viên với đúng các kỹ năng vào đúng nơi và đúng lúc. D. Bao gồm cả A,B và C đều đúng. CÂU 36 Đâu là nhược điểm của phương pháp dự đoán cầu nhân lực dài hạn của tổ chức dựa vào cầu nhân lực của từng đơn vị? A. Số liệu không thể hiện hết những biến động có thể xảy ra trong thời kì kế hoạch. B. Phải có sự kết hợp của nhiều đơn vị. C. Mất nhiều công sức. D. Chỉ phù hợp với tổ chức có môi trường ổn định. CÂU 37 Chỉ tiêu không được dùng để đánh giá hiệu quả quản trị nhân lực: A. Năng suất lao động B. Tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên. C. Môi trường văn hóa của tổ chức D. Chi phí lao động. CÂU 38 Các phương pháp dự báo cầu nhân lực ngắn hạn là: A. Phương pháp tính theo lao động hao phí, theo năng suất lao động, Theo tiêu chuẩn định biên, ước lượng trung bình. B. Phương pháp tính theo lao động hao phí, theo năng suất lao động,, theo tiêu chuẩn định biên. C. Phương pháp tính theo năng suất lao động,, theo tiêu chuẩn định biên, ước lượng trung bình. D. Cả A,B,C đều sai.
CÂU 39 Phương pháp nào được dùng cho việc dự báo cầu nhân lực năm kế hoạch của các tổ chức thuộc ngành giáo dục, y tế, phục vụ ... A. Phương pháp dự đoán xu hướng. B. Phương pháp tính theo tiêu chuẩn định biên. C. Phương pháp ước lượng trung bình. D. Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính. CÂU 40 Nghỉ luân phiên là gì? A. Nghỉ không lương tạm thời ,khi cần lại huy động. B. Nghỉ việc khi doanh nghiệp không cần lao động. C. Nghỉ vĩnh viễn và sang làm trong doanh nghiệp khác. D. Nghỉ việc khi không đủ sức khỏe. CÂU 41 Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thừa lao động? A. Do nhu cầu của xã hội về sản phẩm hoặc dịch vụ từ tổ chức bị giảm sút so với thời kì trước. B. Do tổ chức làm ăn thua lỗ nên thu hẹp sản xuất. C. Tuyển quá nhiều lao động. D. Cả A,B,C đều đúng CÂU 42 Trong thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp, theo Torrington và Hall, có bao nhiêu mức độ thể hiện sự phối hợp giữa quản trị nguồn nhân lực với chiến lược kinh doanh? A. 3 mức độ B. 5 mức độ C. 7 mức độ D. 8 mức độ CÂU 43 Tuyển mộ nhân lực là: A. Quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động xã hội. B. Quá trình thu hút những người xin việc t ừ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức. C. Quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động bên trong tổ chức. D. Quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức. CÂU 44 Ai chịu trách nhiệm hầu hết các hoạt động tuyển mộ? A. Tổng giám đốc. B. Giám đốc các phò ng ban. C. Phò ng nguồn nhân lực.
D. Chủ tịch hội đồng quản trị. CÂU 45 Nguồn lao động có thể tuyển mộ khi có nhu cầu cần tuyển người là: A. Nguồn lao động bên trong có tổ chức. B. Nguồn lao động bên ngoài có tổ chức. C. Cả nguồn lao động bên trong và bên ngoài nhưng nguồn ưu tiên là nguồn lao động bên trong. D. Cả nguồn lao động bên trong và bên ngoài nhưng nguồn ưu tiên là nguồn lao động bên ngoài. CÂU 46 Nguồn nhân lực bên trong tổ chức có các nhược điểm nào? A. Có khả năng hình thành nhóm ứng cử viên không thành công. B. Đối với các tổ chức có quy mô vừ a và nhỏ thì sẽ không thay đổi được lượng lao động. C. Phải có một chương trình phát triển lâu dài với cách nhìn tổng quát, toàn diện hơn và phải quy hoạch rõ ràng. D. Cả A,B,C đều đúng. CÂU 47 Ưu điểm của nguồn nhân lực bên ngoài tổ chức: A. Đây là những người được trang bị những kiến thức tiên tiến và có hệ thống. B. Những người này thường có cách nhìn mới đối với tổ chức. C. Họ có khả năng làm thay đổi cách làm của tổ chức mà không sợ những người trong tổ chức phản ứng. D. Cả A,B,C đều đúng.. CÂU 48 Phương pháp được sử dụng để tuyển mộ từ bên ngoài: A. Phương pháp tuyển mộ qua quảng cáo. B. Phương pháp thông qua việc cử cán bộ của phò ng nhân sự tới tuyển mộ trực tiếp tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề. C. Phương pháp thông qua trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm. D. Cả A,B,C đều đúng.. CÂU 49 Khi tuyển mộ lao động cần chất lượng cao, không nên chọn vùng nào? A. Thị trường lao động đô thị. B. Các trung tâm công nghiệp và dịch vụ. C. Thị trường lao động nông nghiệp. D. Các khu chế xuất và có vốn đầu tư nước ngoài. CÂU 50 Quá trình tuyển chọn nhân lực cần phải đáp ứng được những yêu cầu nào sau đây?
A. Tuyển chọn phải xuất phát từ kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch nguồn nhân lực. B. Tuyển chọn người có trình độ chuyên môn cần thiết để đạt năng suất cao, hiệu suất tốt. C. Tuyển người có kỷ luật, trung thực, gắn bó với công việc, tổ chức D. Cả A,B,C đều đúng. CÂU 51 Tuyển chọn là: A. Quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau. B. Là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ t ừ lực lượng lao động xã hội và lực lượng bên trong tổ chức. C. Là buổi gặp gỡ các nhà tuyển chọn với các ứng viên. D. Là thu thập các thông tin về người xin việc. CÂU 52 Cơ sở của quá trình tuyển chọn: A. Bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. B. Bản mô tả công việc và bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện. C. Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc yêu cầu công việc đối với người thực hiện. D. Cả A,B,C đều đúng. CÂU 53 Để tổ chức cuộc phỏng vấn đạt kết quả cao, chúng ta cần: A. Tiến hành các bước theo đúng trình tự của quá trình phỏng vấn. B. Khâu tổ chức chu đáo, chuẩn bị kỹ thuật nghiệp vụ phỏng vấn, tài chính. C. Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho cuộc phỏng vấn. D. Cả A,B,C đều đúng. CÂU 54 Quá trình……nhân viên bao gồm 2 quá trình là….. và quá trình… Nội dung còn thiếu trong dấu “...” lần lượt là: A. Tuyển chọn, tuyển dụng, tuyển mộ. B. Tuyển mộ, tuyển dụng, tuyển chọn. C. Tuyển chọn, tuyển mộ, tuyển dụng. D. Tuyển dụng, tuyển mộ, tuyển chọn. CÂU 55 Quá trình tìm kiếm, thu hút ứng cử viên từ các nguồn khác nhau đến tham gia dự tuyển vào các vị trí còn trống trong tổ chức và lựa chọn trong số họ những người đáp ứng tốt yêu cầu công việc đặt ra gọi là: A. Tuyển dụng B. Tuyển mộ C. Tuyển chọn D. A,B,C đều sai
CÂU 56 Khái niệm Đào tạo nào là chính xác nhất? A. Đào tạo là các hoạt động rèn luyện nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. B. Đào tạo là các hoạt động rèn luyện nhằm giúp cho người lao động có thể nâng cao năng lực. C. Đào tạo là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. D. Đào tạo là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể nâng cao năng lực. CÂU 57 Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là: A. Là giải pháp chống thất nghiệp. B. Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc. C. Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động. D. Cả A,B,C đều đúng. CÂU 58 Tại sao cần phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực? A. Kết quả công việc hiện tại thấp hơn so với mức được thiết lập. B. Trang bị cho nhân viên kiến thức, kĩ năng để theo kịp với sự thay đổi công nghệ và thông tin. C. Góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. D. Cả A,B,C đều đúng. CÂU 59 Để xác định nhu cầu đào tạo, cần phải tiến hành phân tích: A. Tổ chức, con người và nhiệm vụ. B. Tổ chức, xã hội và kế hoạch. C. Xã hội, con người và nhiệm vụ. D. Tổ chức, con người và xã hội. CÂU 60 Đối tượng nào được lựa chọn đào tạo và phát triển: A. Những nhân viên trong biên chế của doanh nghiệp. B. Những nhân viên ngoài biên chế của doanh nghiệp. C. Nhân viên mới được tuyển mộ về doanh nghiệp. D. Cả A,B,C đều đúng. CÂU 61 Phát triển nguồn nhân lực được hiểu là? A. Các hoạt động học tập nhằm giúp người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn các
chức năng và nhiệm vụ của mình. B. Tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động. C. Các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức D. Các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên những định hướng tương lai của tổ chức CÂU 62 Giáo dục là gì? A. Là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động , nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức. B. Là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp hay chuyển sang một nghề mới , thích hợp hơn trong tương lai. C. Là phương pháp đào tạo trong đó người học được tách khỏi sự thực hiện các công việc thực tế. D. Là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng , nhiệm vụ của mình CÂU 63 Vì sao đào tạo kỹ thuật ngày càng được nâng cao? A. Việc áp dụng các trang thiêt bị công nghệ, kỹ thuật mới vào trong quá trình sản xuất làm cho lao động thủ công dần dần được thay thế bằng lao động máy móc. B. Việc áp dụng máy móc kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất làm cho tỷ trọng thời gian máy làm việc tăng lên trong quỹ thời gian ca. C. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội làm tính chất phức tạp của sản xuất ngày càng tăng. D. Cả A,B,C đều đúng. CÂU 64 Nguyên nhân của đào tạo không hiệu quả: A. Do thái độ người học – không sẵn sàng tiếp nhận những kiến thức mới. B. Người học nhận thấy kiến thức không phù hợp thực tế. C. Động lực thúc đẩy việc học không rõ ràng khiến người học không có tinh thần ham muốn học hỏi. D. Cả A,B,C đều đúng. CÂU 65 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mang lại lợi ích cho đối tượng nào: A. Doanh nghiệp.
B. Học viên được đào tạo. C. Xã hội. D. Cả A,B,C đều đúng. CÂU 66 …….. là việc xác định xem sau khi được đào tạo và phát triển, nhân viên đã tiếp thu được những kiến thức gì? Nội dung còn thiếu trong dấu “…” là: A. Tổng kết kết quả học tập của học viên. B. Đánh giá kết quả học tập của học viên. C. Nâng cao chất lượng học tập của học viên. D. Định hướng kết quả học tập của học viên. CÂU 67 Ba vấn đề ưu tiên quan trọng hàng đầu trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thế kỷ 21 là: A. Phục vụ khách hàng- Đổi mới công nghệ- Đào tạo kỹ năng xử lí công văn, giấy tờ. B. Nâng cao chất lượng- Đổi mới công nghệ, kỹ thuật- Phục vụ khách hàng. C. Kỹ năng xử lí công văn, giấy tờ- Nâng cao chất lượng- Phục vụ khách hàng. D. Nâng cao chất lượng- Đổi mới công nghệ, kỹ thuật- Mở rộng quy mô. CÂU 68 Đối với những nghề tương đối phức tạp , các công việc có tính đặc thù, nên thực hiện phương pháp đào tạo và phát triển nào? A. Đào tạo bằng kèm cặp, chỉ bảo. B. Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn. C. Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp. D. Đào tạo chương trình hóa với sự trợ giúp của máy tính. CÂU 69 Xác định nhu cầu đào tạo là xác định: A. Khi nào- bộ phận nào- ai đào tạo- cần bao nhiêu người. B. Khi nào- bộ phận nào- đào tạo kỹ năng nào? C. Khi nào- bộ phận nào- kỹ năng nào- loại lao động nào- cần bao nhiêu người. D. Ai đào tạo- bộ phận nào- cần bao nhiêu người CÂU 70 Kèm cặp và chỉ bảo bao gồm: A. Kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp. B. Kèm cặp bởi một cố vấn. C. Kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm. D. Cả A, B, C đều đúng.
CÂU 71 Để xác định nhu cầu đào tạo, Doanh nghiệp cần trả lời những câu hỏi nào? A. Thách thức của môi trường kinh doanh đặt ra cho doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn là gì? B. Nhân viên của doanh nghiệp có khả năng đáp ứng đến đâu đò i hỏi của thị trường? C. Nhân viên cò n thiếu gì để thực hiện chiến lược của doanh nghiệp? D. Cả A, B, C đều đúng. CÂU 72 Đối tượng nào xem việc đánh giá năng lực thực hiện công việc như một cơ hội để thăng tiến? A. Người có kết quả công việc cao B. Người làm tốt công việc và có tham vọng cầu tiến C. Người lo sợ bị mất việc D. Người cầu tiến. CÂU 73 Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên sẽ có tác động tới? A. Tổ chức B. Cá nhân đối tượng C. Tổ chức và cá nhân D. Bộ phận đối tượng làm việc CÂU 74 Mục đích của việc đánh giá năng lực thực hiện công việc? A. Đào thải nhân viên yếu kém B. Đánh giá sự chỉ đạo của cấp trên C. Tăng cường quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới D. Cả A,B,C đều đúng. CÂU 75 Đánh giá thực hiện công việc được sử dụng trong: A. Hoạch định nguồn nhân lực B. Trả lương khen thưởng C. Đào tạo, kích thích D. Cả A,B,C đều đúng. CÂU 76 Những yêu cầu cơ bản cần đánh giá nhân viên bao gồm: A. Tiêu chuẩn hành vi và tiêu chuẩn về kết quả thực hiện công việc. B. Tiêu chuẩn hành vi và năng suất lao động. C. Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của người lao động. D. Đánh giá các thành tích đạt được của nhân viên.
CÂU 77 Đo lường sự thực hiện công việc là: A. Việc đưa ra các đánh giá có tính quản lý về mức độ “tốt” hay “kém” việc thực hiện công việc của người lao động. B. Các mốc chuẩn cho việc đo lường thực tế thực hiện công việc của người lao động. C. Khâu xem xét lại toàn bộ tình hình thực hiện công việc của người lao động, qua đó cung cấp cho họ các thông tin về tình hình thực hiện công việc của họ. D. Đánh giá công việc có phù hợp các tiêu chuẩn thực hiện công việc đã đề ra. CÂU 78 Các hình thức phỏng vấn là: A. Thỏa mãn - thăng tiến; thỏa mãn không thăng tiến; không thỏa mãn - điều chỉnh B. Thỏa mãn - thăng tiến; không thỏa mãn - điều chỉnh C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai CÂU 79 Cán bộ nhân sự có xu hướng đánh giá nhân viên theo cách quá cao hoặc quá thấp là biểu hiện của: A. Xu hướng cực đoan B. Xu hướng trung bình C. Thiên kiến D. Tiêu chuẩn không rõ ràng CÂU 80 Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về khái niệm đánh giá nhân viên? A. Đánh giá nhân viên là cung cấp các thông tin phản hồi cho nhân viên biết mức đọ thực hiện công việc của họ so với các tiêu chuẩn mẫu và so với các nhân viên khác B. Đánh giá nhân viên là đánh giá năng lực thực hiện của nhân viên để giúp doanh nghiệp kiểm tra lại chất lượng của các hoạt động quản trị nhân lực khác như tuyển chọn, định hướng và hướng dẫn công việc, đào tạo, trả công... C. Đánh giá nhân viên là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động. D. Đánh giá nhân viên là sự đánh giá thực hiện công việc của t ừ ng người lao động dựa trên so sánh thực hiện công việc của từ ng người với những người bạn cùng làm việc trong bộ phận khác CÂU 81 Yêu cầu nào sau đây không nằm trong một hệ thống đánh giá nhân viên tốt A. Tính tin cậy.
B. Tính phổ biến. C. Tính phù hợp. D. Tính thực tiễn. CÂU 82 Lỗi………là một lỗi tỷ lệ mà tất cả các nhân viên được xếp loại ở bậc giữa của thang điểm. Nội dung còn thiếu trong dấu “….” là: A. Lỗ i xu hướng trung tâm B. Lỗ i hào quang C. Lỗ i bao dung D. Lỗ i nghiêm khắc CÂU 83 Phương pháp nào sau đây không dùng để đánh giá nhân viên: A. Xếp hạng luân phiên. B. So sánh cặp. C. Phê bình lưu trữ. ( Pp360 độ) D. Phương pháp tập hợp. CÂU 84 Bước cuối cùng của trình tự thực hiện phỏng vấn là gì? A. Mời hợp tác. B. Chú trọng lên vấn đề phát triển. C. Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên. D. Thu thập các thông tin cần thiết về nhân viên. CÂU 85 …….là một hệ thống các chỉ tiêu/tiêu chí để thể hiện các yêu cầu của việc hoàn thiện một công việc cả về mặt số lượng và chất lượng. Nội dung còn thiếu trong dấu “….” là: A. Đo lường sự thực hiện công việc. B. Tiêu chuẩn thực hiện công việc. C. Khả năng thực hiện công việc. D. Phân tích công việc. CÂU 86 Đối với loại công việc nếu giao từng chi tiết, từng bộ phận sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng cho công nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định thì nên áp dụng chế độ trả công nào? A. Chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp. B. Chế độ trả công theo sản phẩm gián tiếp. C. Chế độ trả công theo sản phẩm có thưởng.
D. Chế độ trả công khoán. CÂU 87 Học thuyết nào cho rằng: “Người lao động sẽ cảm nhận được đối xử công bằng khi cảm thấy tỉ lệ quyền lợi/đóng góp của mình ngang với những tỉ lệ đó ở những người khác.” A. Học thuyết tăng cường tích cực. B. Học thuyết hệ thống 2 yếu tố. C. Học thuyết đặt mục tiêu. D. Cả A, B, C đều sai. CÂU 88 Ưu điểm của hình thức trả công theo thời gian là: A. Khuyến khích tài chính đối với người lao động, thúc đẩy họ nâng cao năng suất lao động. B. Kích thích người công nhân cố gắng nâng cao năng suất lao động nhằm nâng cao thu nhập. C. Dễ hiểu dễ quản lý tạo điều kiện cho cả người quản lý và công nhân có thể tính toán tiền công một cách dễ dàng. D. Khuyến khích công nhân trong tổ, nhóm nâng cao trách nhiệm trước tập thể, quan tâm đến kết quả cuối cùng của tổ, nhóm. CÂU 89 Nhược điểm của hình thức trả công theo thời gian là: A. Không khuyến khích công nhân sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc vì thời gian làm việc kéo dài tiên lương càng cao. B. Công nhân ít quan tâm đến việc sử dụng tốt máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu, ít chăm lo đến công việc chung của tập thể... C. Sản lượng của mỗ i công nhân không trực tiếp quyết định tiền công của họ nên ít kích thích công nhân nâng cao năng suất lao động cá nhân. D. Cả A, B, C đều đúng. CÂU 90 Đặc điểm nào sau đây thuộc chế độ trả công theo sản phẩm gián tiếp? A. Tiền công của lao động sẽ phụ thuộc trực tiếp vào số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất ra đảm bảo chất lượng và đơn giá trả công cho 1 đơn vị sản phẩm. B. Tiền công được trả trực tiếp cho từ ng người căn cứ vào đơn giá và số lượng sản phẩm mà công nhân đó chế tạo được đảm bảo chất lượng. C. Tiền công nhận được phụ thuộc vào số lượng sản phẩm mà tập thể đó chế tạo ra đảm bảo chất lượng, đơn giá sản phẩm và phương pháp chia lương. D. Tiền công của công nhân phụ phụ thuộc và kết quả sản xuất của công nhân chính CÂU 91 Trong những đặc điểm dưới đây đặc điểm nào phù hợp với chế độ trả công khoán? A. Áp dụng cho những công việc nếu giao từ ng chi tiết từ ng bộ phận sẽ không có lợi mà
phải giao toàn bộ khối lượng cho công nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định. B. Áp dụng chủ yếu trong xây dựng cơ bản và một số công việc trong nông nghiệp. C. Chế độ trả công này có thể áp dụng cho cả cá nhân hoặc tập thể. D. A, B, C đều đúng. CÂU 92 Nhận định sau thuộc học thuyết nào? “Một sự nổ lực nhất định sẽ đem lại một thành tích nhất định và thành tích đó sẽ dẫn đến những kết quả hoặc phần thưở ng như mong muốn”. A. Học thuyết công bằng. B. Học thuyết kỳ vọng. C. Học thuyết đặt mực tiêu. D. A, B, C đều sai. CÂU 93 Cơ cấu thù lao lao động gồm: A. 2 thành phần: thù lao cơ bản và các khuyến khích. B. 3 thành phần: thù lao cơ bản, các khuyến khích và các phúc lợi. C. 4 thành phần: thù lao cơ bản, các khuyến khích, các phúc lợi và tiền thưởng. D. Cả A,B,C đều sai. CÂU 94 Động lực lao động là: A. Sự tác động vào người lao động bắt buộc họ n ỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức. B. Sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức. C. Sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các lợi ích cá nhân. D. Cả A,B,C đều sai. CÂU 95 Đơn giá sản phẩm là: A. Số tiền quy định để trả cho công nhân. B. Chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm. C. Số tiền quy định để trả cho công nhân khi làm ra một sản phẩm đảm bảo chất lượng. D. Giá một đơn vị sản phẩm. CÂU 96 Chế độ trả công nào được áp dụng ở những nơi có thể định mức, kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm một cách riêng lẻ từng người: A. Chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp. B. Chế độ trả công theo sản phẩm tập thể. C. Chế độ trả công theo sản phẩm gián tiếp. D. Chế độ trả công khoán.
CÂU 97 Câu nào dưới đây là mục tiêu của hệ thống thù lao lao động: A. Hệ thống thù lao phải hợp pháp. B. Hệ thống thù lao phải thỏa đáng. C. Hệ thống thù lao phải công bằng. D. Cả A, B, C đều đúng. CÂU 98 Chọn phát biểu đúng nhất trong số những câu dưới đây: A. Chế độ trả công khoán chỉ áp dụng cho cá nhân. B. Chế độ trả công khoán chỉ áp dụng cho tập thể. C. Chế độ trả công khoán có thể áp dụng cho cá nhân hoặc tập thể. D. Chế độ trả công khoán không áp dụng cho cá nhân hoặc tập thể. CÂU 99 Mục tiêu của hệ thống tiền lương là? A. Thu hút nhân viên; duy trì những nhân viên giỏi; kích thích, động viên nhân viên. B. Thu hút nhân viên; duy trì những nhân viên giỏi; kích thích, động viên nhân viên; đáp ứng yêu cầu của luật pháp. C. Thu hút nhân viên; duy trì những nhân viên giỏi; kích thích, động viên nhân viên; đáp ứng yêu cầu của luật pháp; tạo uy tín cho công ty. D. Cả A,B,C đều sai. CÂU 100 Hình thức trả lương thông thường cho công nhân, nhân viên văn phòng là: A. Mức lương thời gian hoặc sản phẩm. B. Lương thời gian. C. Lương thời gian và các loại thưởng. D. Lương theo kết quả hoàn thành công việc. CÂU 101 Để kích thích lao động chúng ta cần làm gì? A. Sử dụng tiền công/tiền lương như một công cụ cơ bản để kích thích vật chất đối với người lao động. B. Sử dụng hợp lý các hình thức khuyến khích tài chính. C. Sử dụng các hình thức phi tài chính để thõa mãn nhu cầu tinh thần của ngươi lao động. D. Cả A, B, C đều đúng. CÂU 102 Khi nghiên cứu lương bổng trên thị trường lao động, các doanh nghiệp cần A. Xem xét mức lương thịnh hành trên thị trường lao động đối với t ừ ng ngành nghề, từ ng khu vực liên quan đến doanh nghiệp. B. Nghiên cứu giá cả hàng hóa nói chung, giá thuê mướn công nhân. C. Nghiên cứu mức chi phí sinh hoạt chung D. Cả A,B,C đều đúng.
CÂU 103 ........ là tất cả các khoản mà người lao động nhận được thông qua mối quan hệ thuê mướn giữa họ với tổ chức. Nội dung còn thiếu trong dấu “…” là: A. Thù lao lao động B. Tiền lương C. Tiền công D. Thù lao cơ bản. CÂU 104 Ý nghĩa của tiền lương trong doanh nghiệp đối với người lao động? A. Tiền công, tiền lương là phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động. B. Tiền công, tiền lương kiếm được ảnh hưởng đến địa vị của người lao động. C. Khả năng kiếm được tiền công cao hơn sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập để nâng cao giá trị của họ đối với tổ chức thông qua sự nâng cao trình độ và sự đóng góp cho tổ chức D. Cả A,B,C đều đúng. CÂU 105 Quan hệ lao động là: A. Mối quan hệ giữa người với người trong quá trình lao động. B. Mối quan hệ giữa người với người trong và sau quá trình lao động. C. Sự liên quan giữa tập đoàn người này và tập đoàn người khác có địa vị khác nhau trong quá trình sản xuất. D. Là toàn bộ những quan hệ có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, quyền lợi giữa các bên tham gia CÂU 106 Kỷ luật lao động là? A. Sự không đồng ý, là sự phản đối của người lao động đối với người sử dụng lao động về các mặt: thời gian lao động, tiền lương, điều khoản lao động… B. Những tranh chấp về quyền và lợi ích của các bên liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác. C. Những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của người lao động mà tổ chức xây dựng nên dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chuẩn mực đạo đức xã hội. D. Sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nổ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức. CÂU 107 …….là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động.
Nội dung còn thiếu trong dấu “…” là: A. Bộ luật lao động. B. Thỏa ước lao động tập thể. C. Hợp đồng lao động. D. Nội quy lao động. CÂU 108 Bước đầu tiên trong nghe và ghi nhận bất bình là: A. Bình tĩnh, kiềm chế người lao động một cách thân mật. B. Người lao động tiếp cận vấn đề đến một mức độ hợp lí thì hãy thực hiện điều gì đó để giải quyết bất bình. C. Lắng nghe câu chuyện của người lao động, để cho người lao động bày tỏ sự phàn nàn “từ trong lò ng”. D. Khích lệ người lao động bày tỏ tâm tư và làm cho người lao động thấy thỏa mãn và có tinh thần hợp tác. CÂU 109 Bất bình tưở ng tưở ng là: A. Bất bình tồn tại trong ý nghĩ của người lao động, họ cảm thấy mình đang bị kêu ca “người phụ trách không ưa tôi” B. Người lao động giữ sự bực bội trong lò ng không nói ra C. Người lao động phàn nàn một cách cởi mở công khai D. A, B đều đúng CÂU 110 Các dạng nguồn gốc bất bình: A. Trong nội bộ tổ chức. B. Ngoài tổ chức. C. Trong nội bộ người lao động. D. Cả A,B,C đều đúng. CÂU 111 Nguồn gốc bất bình ngoài tổ chức : A. Sự tuyên truyền về kinh tế và chính trị đưa đến người lao động những quan điểm sai lệch. B. Những điều kiện làm việc thấp kém ,những lời phê bình phi lí của tổ chức. C. Việc đề bạc hay tăng lương không công bằng của người chủ. D. Sự không yêu thích công việc được phân công trong tổ chức. CÂU 112 ……. là người quản lý điều hành doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân) hoặc là những người được ủy quyền, thuê mướn, bổ nhiệm để trực tiếp thực hiện công việc quản lý điều
hành doanh nghiệp và được toàn quyền sử dụng và trả công người lao động. Nội dung còn thiếu trong dấu “…” là: A. Người lao động. B. Người thợ. C. Người chủ sử dụng lao động. D. Cả A,B,C đều sai. CÂU 113 Thỏa ước lao động tập thể là………..giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Trong dấu “…….”cụm từ còn thiếu: A. Sự kí kết. B. Sự thỏa ước. C. Văn bản thỏa thuận. D. Sự thỏa thuận. CÂU 114 Thỏa ước lao động tập thể áp dụng đối với: A. Công chức, viên chức việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước( trừ các tổ chức sự nghiệp dịch vụ hạch toán độc lập của các đơn vị hành chính) B. Những người làm trong các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị. C. Những người làm trong các doanh nghiệp đặc thù thuộc lực lượng vũ trang. D. Cả A,B,C đều sai. CÂU 115 ........là bất bình có nguyên nhân chính đáng, các sự kiện được biểu hiện rõ ràng, người lao động có thể được tranh luận với người quản lý. Nội dung còn thiếu trong dấu “...” là: A. Bất bình tưởng tượng. B. Bất bình rõ ràng. C. Bất bình im lặng. D. Bất bình được bày tỏ. CÂU 116 Loại bất bình nào thường là kết quả của những đồn đại, bán tín bán nghi và chuyện lượm lặt. A. Bất bình tưởng tượng. B. Bất bình rõ ràng. C. Bất bình im lặng. D. Bất bình được bày tỏ.
CÂU 117 Để người quản lý bộ phận thực hiện được trách nhiệm của mình về kỷ luật lao động thì cần sự hướng dẫn đào tạo của ai? A. Ban quản lí cấp cao. B. Công đoàn. C. Phò ng quản trị nhân sự. D. Cả A,B,C đều đúng. CÂU 118 Người lao động không rời khỏi nơi làm việc nhưng không làm việc hay làm việc cầm chừng. Đây là hình thức tranh chấp lao động nào?. A. Đình công. B. Bãi công. C. Lãn công. D. Cả A,B,C đều sai. CÂU 119 Kỉ luật lao động là những…….. quy định hành vi cá nhân của người lao động mà tổ chức xây dựng nên dựa trên cơ sở pháp lý hiện hành và các chẩn mực đạo đức xã hội Nội dung còn thiếu trong dấu “…” là: A. Nguyên tắc. B. Biện pháp. C. Tiêu chuẩn. D. Ràng buộc. CÂU 120 “………là một sự tiến bộ xã hội, thừa nhận quyền của mọi người làm công ăn lương, được thông qua người đại diện của mình là công đoàn để xác định một cách tập thể những điều kiện lao động, đặc biệt là những điều kiện có lợi cho người lao động so với các quy định của pháp luật” Nội dung còn thiếu trong dấu “…” là: A. Quan hệ lao động. B. Quá trình lao động C. Hợp đồng lao động D. Thỏa ước lao động tập thể. CÂU 121 Công đoàn là: A. Nguồn đào tạo và hướng dẫn cho người quản lí bộ phận về những vấn đề liên quan đến kỷ luật. B. Lực lượng hỗ trợ trong việc thi hành kỷ luật. C. Cả A,B đều đúng. D. Cả A,B đều sai. CÂU 122 ………..là những người làm việc với các chủ sử dụng lao động nhằm mục đích lấy tiền và các quyền điều khiển của người chủ trong thời gian làm việc.
Nội dung còn thiếu trong dấu “…” là: A. Chủ sở hữu. B. Người lao động. C. Tập thể người lao động. D. Công nhân. CÂU 123 ……..là hình thức đấu tranh của công nhân viên đòi thực hiện những yêu sách về kinh tế, nghề nghiệp và nhiều khi cả những yêu sách về chính trị. Nội dung còn thiếu trong dấu “…” là: A. Đình công. B. Bãi công. C. Lãn công. D. Bãi công và đình công. CÂU 124 Nội dung nào sau đây không cần phải có trong hợp đồng lao động? A. Công việc phải làm: Tên công việc, chức danh công việc, nhiệm vụ lao động. B. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi. C. Tiền lương. D. Tiền thưởng trong quá trình làm việc. B. Nhóm câu hỏi trung bình STT Nội dung câu hỏi CÂU 1 Đối với cơ hội thăng tiến, công nhân đòi hỏi nơi nhà quản trị, ngoại trừ: A. Được cấp trên nhận biết các thành tích quá khứ. B. Cơ hội được có các chương trình đào tạo và phát triển. C. Các quỹ phúc lợi hợp lý. D. Cơ hội cải thiện cuộc sống. CÂU 2 Quan niệm về con người của các nhà tâm lý xã hội học ở các nước tư bản công nghiệp phát triển (Đại diện là Mayo) là: A. Con người muốn được cư xử như những con người. B. Con người là động vật biết nói. C. Con người được coi như là một công cụ lao động. D. Con người có các tiềm năng cần được khai thác và làm cho phát triển. CÂU 3 Tương ứng với ba quan niệm về con người lao động có 3 mô hình quản lý con người, đó là: A. Cổ điển, các tiềm năng con người, các quan hệ con người.
B. Cổ điển, các quan hệ con người, các tiềm năng con người. C. Các quan hệ con người, cổ điển, các tiềm năng con người. D. Các quan hệ con người, các tiềm năng con người, cổ điển CÂU 4 Thuyết X nhìn nhận đánh giá về con người, ngoại trừ: A. Con người về bản chất là không muốn làm việc. B. Cái mà họ làm không quan trọng bằng cái mà họ kiếm được. C. Con người muốn cảm thấy mình có ích và quan trọng D. Rất ít người muốn làm một công việc đò i hỏi tính sáng tạo, tự quản, sáng kiến hoặc tự kiểm tra. CÂU 5 Thuyết Z nhìn nhận, đánh giá về con người là: A. Con người về bản chất là không muốn làm việc. B. Cái mà họ làm không quan trọng bằng cái mà họ kiếm được. C. Con người muốn cảm thấy mình có ích và quan trọng. D. Người lao động sung sướng là chìa khóa dẫn tới năng suất lao động cao. CÂU 6 Phương pháp quản lý con người theo Thuyết X, ngoại trừ: A. Người quản lý cần phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ cấp dưới và người lao động. B. Phải để cấp dưới thực hiện một số quyền tự chủ nhất định và tự kiểm soát cá nhân trong quá trình làm việc. C. Phân chia công việc thành những phần nhỏ dễ làm, dễ thực hiện, lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác. D. Áp dụng hệ thống trật tự rõ ràng và một chế độ khen thưởng hoặc tr ừ ng phạt nghiêm ngặt. CÂU 7 Phương pháp quản lý con người theo thuyết X là: A. Người quản lý quan tâm và lo lắng cho nhân viên của mình như cha mẹ lo lắng cho con cái. B. Có quan hệ hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa cấp trên và cấp dưới. C. Phân chia công việc thành những phần nhỏ dễ làm, dễ thực hiện, lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác. D. Phải để cấp dưới thực hiện một số quyền tự chủ nhất định và tự kiểm soát cá nhân trong quá trình làm việc CÂU 8 Phương pháp quản lý con người theo thuyết Y là: A. Người quản lý quan tâm và lo lắng cho nhân viên của mình như cha mẹ lo lắng cho con