Download hanh vi to chuc cham doc and more Study notes Economics in PDF only on Docsity! HỌ TÊN GV: NGUYỄN VĂN CHƯƠNG MÃ LỚP HP: 21C1MAN50200610 TÊN HP: HÀNH VI TỔ CHỨC (MAN502006) HỌ VÀ TÊN: TRỊNH THÙY LINH MSSV: 31201026615 CHỦ ĐỀ: QUẢN TRỊ TIN ĐỒN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC Phần 1: Dẫn nhập một tình huống có liên quan đến chủ đề Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp Công ty TNHH Bia Huế (Bia Huda) là doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Carlsberg (Đan Mạch). Với lịch sử hơn 30 năm cho quá trình hình thành và phát triển, không thể phủ nhận sự thành công cũng như dấu ấn mạnh mẽ của Bia Huế đối với lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng, đồ uống nói riêng và cả với nền kinh tế Việt Nam nói chung. Được biết đến là một thương hiệu Việt được nhiều người yêu thích và sử dụng, Bia Huế không chỉ tập trung vào khía cạnh sản xuất, kinh doanh sản phẩm của mình mà còn rất chú trọng đến các công tác xã hội, tiêu biểu như tổ chức các chương trình ủng hộ lũ lụt, tặng quà Tết, mang nguồn nước sạch về cho mọi nhà,…. Như vậy, Bia Huế luôn luôn đặt ra chiến lược phát triển của mình là phát triển thương hiệu song song với phát triển cộng đồng. Lịch sử hình thành của công ty Bia Huế tổng quát được chia thành ba giai đoạn chính: ● Từ năm 1990 đến 1994: Nhà máy Bia Huế với 100 phần trăm vốn của Việt Nam. 1 | Quản trị tin đồn trong hoạt động của tổ chức BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN:HÀNH VI TỔ CHỨC Chủ đề: Quản trị tin đồn trong hoạt động của tổ chức Và Tập đoàn Carlsberg đã chính thức thừa nhận bán Công ty Bia Huế cho đối tác Trung Quốc. Vậy những tin đồn thất thiệt này xuất phát từ đâu? Hình thức truyền tin của nó là gì? Và liệu nó có phải sự thật về công ty hay không? Báo Pháp luật Việt Nam đã bắt tay vào tìm hiểu về vấn đề này. Do các tin đồn này được lan rộng đa phần bắt nguồn từ tỉnh Quảng Trị nên các phóng viên đã quyết định thực hiện kế hoạch tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị để làm rõ thực hư câu chuyện. “Chúng tôi quyết định dạo quanh một vòng các nhà hàng, quán nhậu ở TP. Đông Hà để hiểu rõ thực hư. Tại một quán đông khách nằm bên bờ sông Hiếu, ngồi cạnh bàn chúng tôi là bàn của một số công chức tỉnh Quảng Trị. Khi một nữ phóng viên của chúng tôi vào vai nhân viên tiếp thị rót bia mời, một vị trong bàn nói thẳng thừng: “Không, không uống bia Huda, bia này đã bán cho Trung Quốc rồi”. Theo như phóng viên phỏng vấn, thì những người khách hàng này nói “chắc như đinh đóng cột” rằng tin đồn này là tin thật nhưng khi hỏi rằng tin tức này đến từ đâu thì người này rơi vào lúng túng và không thể trả lời. Khảo sát những người khác thì ai nấy đều cho biết họ “nghe nói” từ những thực khách khác khi đến quán. Và chính sự tiếp nhận và trao đổi thông tin không nguồn gốc rõ ràng, không minh chứng như vậy đã tạo ra những tin tức “nửa giả nửa thật” và làm ảnh hưởng đến lòng tin khách hàng đến sản phẩm và cả công ty. Đó là những gì được khảo sát vào khoảng tháng 7/2014, thế nhưng vào 2/2015 thì các tin đồn này bắt đầu được lan rộng khắp Quảng Trị với hình thức phát tờ rơi. Chính với những tin đồn không đúng sai và lại còn được lan truyền bằng nhiều hình thức như thế này đã gây ra những tác động xấu đến cả doanh thu lẫn hình ảnh, uy tín mà công ty Bia Huế đã xây dựng bao nhiêu năm qua. Nhưng đó là những yếu tố bên ngoài của công ty, vậy khi những tin đồn chưa rõ đúng sai mà lại xuất hiện và lan rộng như thế này, nội bộ của một tổ chức sẽ có những ảnh hưởng như thế nào? 4 | Quản trị tin đồn trong hoạt động của tổ chức Những tin đồn là những gì chúng ta sẽ phải thường xuyên đối mặt khi làm việc tại bất cứ một doanh nghiệp nào, và tính chất của chúng là lây lan nhanh và độ chính xác không cao. Có thể hiểu đơn giản như trong một tổ chức, việc giao tiếp, tán gẫu giữa hai, ba cá nhân là một chuyện rất bình thường nhưng khi nội dung của cuộc giao tiếp ấy liên quan đến một cá nhân trong tổ chức, hay cả một tổ chức thì lúc này sức ảnh hưởng của nó đã theo một chiều hướng khác. Khi hiện diện một tình huống có vấn đề, không đủ những thông tin lý giải đã được kiểm chứng hay đầy sức thuyết phục thì điều này sẽ thu hút sự quan tâm của công chúng và cũng sẽ là cơ sở để cho tin đồn xuất hiện. Robert H. Knapp đã viết trong cuốn “A Psychology of Rumor” nêu rõ những đặc điểm về tin đồn, trong đó có một đặc điểm khá nổi bật là những tin đồn tiêu cực thường được lan truyền nhiều hơn so với những tin đồn mang tính tích cực. Cùng với đó, các yếu tố tâm lý đi cùng với tin đồn được lây lan là sự lo sợ, bất an, nghi ngờ và luôn trong sự chờ đợi tin tức chính xác nhất để có thể hiểu những gì đang diễn ra và xử lý nó kịp thời. Cụ thể hơn về những diễn biến do tác động của tin đồn, chúng ta cùng đến với những vấn đề xảy ra của tình huống. Vấn đề trong tình huống Các tin đồn về việc đồng nghiệp thôi việc: Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên sẽ luôn luôn hiện diện dù bạn đang ở môi trường làm việc nào, nhưng tỉ lệ này sẽ thay đổi tùy theo doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một vấn đề là đôi lúc có một số doanh nghiệp xuất hiện tình trạng nhân viên nghỉ việc hàng loạt và rồi một thời gian sau thì mọi thứ trở về bình thường. Những tin đồn sẽ bắt đầu xuất hiện khi một hoặc vài người trong tổ chức bắt đầu thôi việc. Lúc này sẽ có những người thật sự biết hoặc họ tự nghĩ rằng họ biết về lý do tại sao người này thôi việc (là do chủ động rời đi hay do bị sa thải). Lúc này, những người nhân viên bắt đầu bàn tán xôn xao, gây ra những nỗi sợ hãi và lo lắng trong tập thể. Nhân viên bắt đầu hành động dè dặt hơn, và luôn âm thầm lên kế hoạch cho một cơ hội việc làm mới dù công việc hiện tại vẫn đáp ứng mọi nhu cầu của họ. 5 | Quản trị tin đồn trong hoạt động của tổ chức Dường như lúc này tinh thần làm việc sẽ bị suy giảm đáng kể với những suy nghĩ như “mọi cố gắng bây giờ đã vô nghĩa.” Hay “rồi cũng sẽ đến mình phải rời khỏi nơi này”. Như trong công ty Bia Huế, khi tin đồn đó được lan ra thì tinh thần các nhân viên trong công ty sẽ bị tác động như thế nào? Ví dụ như trong công ty đúng lúc đó có một anh nhân viên tên A quyết định nghỉ việc để tìm kiếm một công việc mới để anh có thể thuận lợi khi di chuyển hơn, nhưng do anh không trò chuyện với nhiều người nên rất ít ai biết chính xác lý do và những người nhân viên xung quanh bắt đầu nghi ngờ và bàn tán về việc này. Và chính lúc này đây, sẽ xảy ra những sự hoài nghi, giảm mức độ trung thành của nhân viên đối với công ty. Có người sẽ cho rằng vì bây giờ công ty đã bắt đầu hợp tác với Trung Quốc nên sẽ lựa chọn thời điểm thích hợp để đuổi việc họ và làm họ chao đảo không thể kiếm được việc làm mới kịp thời. Cũng sẽ có người cho rằng vì anh ta thấy trước được tương lai, tức là vì công ty sớm hay muộn cũng sẽ đuổi việc người trong nước nên đã cuốn gói ra đi trước để tránh sự bị động về sau. Và cứ thế, họ truyền miệng nhau vì những thông tin này, có một điều chắc chắn rằng dù các nhân viên vẫn chọn ở lại làm việc tiếp tục thì tinh thần cố gắng phát triển của họ lúc này đã bị giảm sút nghiêm trọng, họ cứ làm việc cho xong ngày chứ không hề cảm thấy mình cần phải cải thiện hơn về lĩnh vực này hay mình cần học hỏi thêm điều gì. Còn đối với những cá nhân khác, có thể họ vẫn sẽ làm việc nhưng thật ra họ đã đang tìm kiếm một cơ hội công việc khác dù hai công việc này có mức thu nhập và đáp ứng nhu cầu như nhau. Như kết quả mà chúng ta có thể thấy, dù công ty không thay đổi bất kỳ chính sách nào gây bất lợi cho nhân viên thì công ty vẫn sẽ mất đi những nhân viên kỳ cựu, tài giỏi. Hơn thế nữa, công ty sẽ phải mất một khoảng thời gian cũng như tiền bạc trong việc tuyển chọn và đào tạo nhân viên. Sự tiêu cực trong công ty: Trong tình huống tin đồn cứ thế ngày càng lan rộng mà chưa ai xác minh đó là đúng hay sai, nhưng có lẽ chính sự nghiêm trọng của nó dù chưa rõ ràng cũng đã khiến mọi người trong một tổ chức xôn xao. Trong trường hợp công ty của bạn có rất nhiều nhân viên 6 | Quản trị tin đồn trong hoạt động của tổ chức hình thức kiểm soát đối với các thành viên, khuyến khích các thành viên hoạt động, tạo điều kiện để họ có thể bày tỏ cảm xúc và lựa chọn. Truyền thông phi chính thức Trong một tổ chức thường xuất hiện hai loại hình truyền thông chính là truyền thông chính thức và truyền thông phi chính thức. Những thông tin phi chính thức này sẽ được hình thành từ những mối quan hệ không chính thức và nó vượt qua những giới hạn của dòng thông tin chính thức. Một số đặc điểm của truyền thông phi chính thức như: Truyền thông phi chính thức xuất hiện một cách tự nhiên trong một tổ chức và dù có muốn hay không thì các nhà quản lý lúc nào cũng phải đối mặt với các vấn đề về loại hình truyền thông này. Vì nhờ đó mà những người nhân viên có thể thoải mái trao đổi với nhau về những vấn đề mà họ cùng quan tâm đến. Tốc độ truyền đạt thông tin của loại hình truyền thông này cũng nhanh hơn so với truyền thông qua kênh chính thức. Song song với đó, chính nhờ sự tự nhiên của nó nên nó đem lại sức thuyết phục cao hơn, dễ tạo niềm tin hơn so với truyền thông chính thức. Giúp xây dựng mối quan hệ dễ dàng hơn. Vì đây được xem là một khía cạnh quan trọng của giao tiếp tại nơi làm việc. Nó dẫn đến mối quan hệ giữa các cá nhân trở nên tốt hơn, mọi người hiểu nhau hơn và đó cũng là yếu tố để hoàn thành các mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả. Nhưng truyền thông phi tổ chức cũng gây ra những khó khăn nhất định cho nhà quản trị, nổi bật nhất là do đặc tính thông tin dễ dàng bị bóp méo của nó. Vì có sự thuận lợi và tự nhiên nên nó cũng mang một đặc tính là rất khó để kiểm soát số lượng và cả chất lượng của thông tin đã được trao đổi. Đó cũng là cách giải thích cho sự xuất hiện và lan rộng của tin đồn. Tin đồn Tin đồn được biết như là thông tin, là quan điểm của một người hoặc một nhóm người về một vấn đề nào đó mà vẫn chưa được xác thực mức độ chính xác và được lan truyền từ 9 | Quản trị tin đồn trong hoạt động của tổ chức người này sang người khác. Tin đồn dễ dàng được tìm thấy trong các cuộc giao tiếp thông thường giữa các đồng nghiệp như một buổi ăn trưa, buổi cà phê giữa giờ nghỉ ngơi,…. Đặc điểm của tin đồn: Trong cuốn A Psychology of Rumor (1944), Robert H. Knapp đã nêu rất rõ về ba đặc điểm của tin đồn: Được truyền miệng; Cung cấp các thông tin về một người hay một câu chuyện đang diễn ra. Thể hiện và đáp ứng các nhu cầu về mặt cảm xúc của công chúng, của cộng đồng. Tin đồn sẽ được lan truyền rất nhanh chóng trong một tổ chức nếu không được kiểm soát kĩ càng sẽ dễ dàng bị bóp méo và để lại hậu quả cho sự phát triển của một doanh nghiệp. Nghiên cứu của nhà tâm lý học Nicholas DiFonzo đã cho thấy rằng hầu hết các tin đồn trong công việc có mức độ chính xác khá cao và những tin đồn tiêu cực sẽ lan truyền nhanh chóng hơn những tin đồn mang tính tích cực. Trong cấu trúc tin đồn, nó mang sức ảnh hưởng của cả những yếu tố cảm xúc và lý trí, thế nhưng yếu tố cảm xúc lại là yếu tố đứng đầu. Tin đồn không chỉ được truyền qua bằng giao tiếp bằng miệng mà đôi khi nó còn được nhắc đến trong các bài báo, hay trên truyền hình, trên các trang mạng xã hội,…. Tác động của tin đồn Có lẽ trong các mối quan hệ giữa người với người, nhất là trong một tổ chức, thì tin đồn đã trở thành một yếu tố cơ bản và luôn luôn xuất hiện khi giao tiếp. Nhưng có nhận định cho rằng “Đã là tin đồn thì chỉ mang tính tiêu cực”, liệu điều này có đúng? Theo như những gì em tìm hiểu được trên các bài nghiên cứu, tin đồn không nhất thiết lúc nào cũng chỉ mang tính tiêu cực mà bên cạnh đó nó còn có mang tính tích cực. Ví dụ như trong một tổ chức, luôn có những nhân viên cấp dưới chỉ trích sếp của mình về một vấn đề nào đó, nhưng lại đi nói với hết người này đến người khác mà không lựa chọn góp ý cho sếp của mình để đồng thuận được cả đôi bên. Chính điều này đã tác động tiêu cực đến cả suy nghĩ và cảm xúc của những người nhân viên khác dù họ không hề cảm thấy sếp của mình như vậy. Nhưng trái lại có những ý kiến cho rằng tin đồn lại rất cần phải có trong một tổ chức, những gì nó mang lại là thực sự lành mạnh cho một tổ chức. Tin đồn được sử dụng đúng cách sẽ thể hiện được cảm xúc thật, và cho thấy được sự thân thiết giữa những 10 | Quản trị tin đồn trong hoạt động của tổ chức người đồng nghiệp với nhau. Nhưng nếu như những tin đồn này bắt đầu làm tổn thương một ai đó, hay làm thay đổi thái độ, hành động của một người về một vấn đề nào đó thì đó là nó đã vượt qua ranh giới, chúng ta phải thật sự để ý trong những vấn đề đó để truyền thông phi chính thức có tính hiệu quả hơn. Để làm rõ hơn các tác động của tin đồn, trước hết là nói về tính tiêu cực của tin đồn: ● Tác động tiêu cực: Tin đồn xấu, không rõ ràng mà còn được lan truyền qua rất nhiều người khác nhau sẽ gây ra những lo lắng, sợ hãi trong cộng đồng nói chung và trong nội bộ tổ chức nói riêng. Trong hoạt động kinh doanh, cho dù chưa thể xác minh những tin đồn này đúng hay sai, nhưng chắc chắn một điều rằng những tin đồn thất thiệt này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tin đồn xấu về một tổ chức nào đó có thể được lan truyền để đạt được sự mong muốn của một cá nhân nào đó, hoặc một tổ chức khác trong việc “cạnh tranh không công bằng”. Và chính tin đồn đã gây ra những hoang mang nhất định, nó cũng sẽ kéo theo những hành động của con người. Ví dụ như trong một doanh nghiệp, rộ lên tin đồn về tăng lương không công bằng, thì chắc chắn trong nội bộ tổ chức sẽ xảy ra tranh cãi và thậm chí là các nhân viên cấp dưới đồng loạt nghỉ việc vì thấy không công bằng. Vậy những tác động tích cực của tin đồn là gì? ● Tác động tích cực Trong một tin đồn được lan rộng, có thể nhiều thông tin chi tiết trong đó không đúng, sai lệch nhưng vấn đề mà nó muốn nói tới lại có thật. Chính nhờ vào điều đó, tin đồn có thể là một thông báo giúp cho những người quản lý trong một tổ chức nhận ra được điều gì đó đang diễn ra và cũng như biết được tính cấp thiết để xử lý nó. Hoặc ngay cả tin đồn là sai hoàn toàn với sự thật, thì đâu đó nó vẫn chứa đựng một khía cạnh mang tính sự thật. Cụ 11 | Quản trị tin đồn trong hoạt động của tổ chức 14 | Quản trị tin đồn trong hoạt động của tổ chức TÀI LIỆU THAM KHẢO: 15 | Quản trị tin đồn trong hoạt động của tổ chức 16 | Quản trị tin đồn trong hoạt động của tổ chức