Download KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA HÀN QUỐC, TRƯỜNG ĐẠI HỌ and more Study Guides, Projects, Research Programming Languages in PDF only on Docsity! Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 6, Số 3, 2022 0 KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA HÀN QUỐC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ VỀ VIỆC HỌC MÔN VIẾT TIẾNG HÀN Phạm Thị Duyên* Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Tóm tắt: Bài viết tập trung khảo sát nhận thức của sinh viên năm nhất khoa NN&VH Hàn Quốc về tầm quan trọng của việc học môn Viết tiếng Hàn trong khối kiến thức Thực hành tiếng. Với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, thu thập và xử lý số liệu, bài báo đã đánh giá được tầm quan trọng của môn Viết dựa trên ý kiến của sinh viên, chỉ ra được những thuận lợi và khó khăn trong việc học viết tiếng Hàn và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Viết tiếng Hàn. Từ khóa: nhận thức, tiếng Hàn, kỹ năng viết 1. Mở đầu Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa quốc tế, việc học nhiều ngoại ngữ không chỉ được xem như một nhu cầu tất yếu mà còn là một công cụ, một chìa khóa để mỗi cá nhân để hòa nhập và bắt kịp chung với xu thế của thời đại. So với các ngoại ngữ khác như tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung…thì tiếng Hàn là ngoại ngữ “trẻ” nhưng có nhiều tiềm năng. Mấy năm gần đây, ở Việt Nam có rất nhiều trường Đại học đào tạo chuyên ngành ngôn ngữ Hàn Quốc và có rất nhiều sinh viên theo học. Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế cũng là một trong những trường đại học đào tạo chuyên nghành ngôn ngữ Hàn Quốc, tuy còn khá “trẻ” so với các ngôn ngữ khác được đào tạo trong trường nhưng vẫn thu hút rất nhiều sinh viên theo học, kể cả những sinh viên ngoại ngữ không chuyên. Tuy nhiên, đối với các bạn sinh viên năm thứ nhất thì việc tiếp cận và làm quen với một ngôn ngữ mới là điều không mấy dễ dàng. Thêm vào đó, giữa Tiếng Việt và Tiếng Hàn có rất nhiều điểm khác biệt, đặc biệt là về cấu trúc ngữ pháp nên càng khó khăn hơn cho người học. Đối với sinh viên năm thứ nhất khoa NN&VH Hàn Quốc, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, có hơn 90% số lượng sinh viên là người vừa mới bắt đầu làm quen với Tiếng Hàn. Các em sẽ bắt đầu làm quen với ngôn ngữ mới thông qua việc học các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Chính vì sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Hàn cho nên việc người học Tiếng Hàn thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Viết là một trong những kĩ năng giao tiếp cơ bản nhất của con người, có vai trò rất quan trọng trong mọi vị trí quan trọng của công việc. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì kỹ năng Viết nói chung và kĩ năng Viết tiếng Hàn nói riêng lại càng có vai trò và vị trí quan trọng hơn. Bởi phạm vi giao tiếp không chỉ bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn vươn ra toàn thế giới với những yêu cầu đa dạng về ngôn ngữ chuẩn mực giao tiếp và đặc trưng văn hoá. Do đó để thành công trong học tập cũng như tìm kiếm được công việc đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng sau khi tốt nghiệp, mỗi sinh viên cần phải có kỹ năng Viết tốt. - Mục tiêu nghiên cứu: Bài viết nhằm khảo sát nhận thức của sinh viên năm thứ nhất khoa NN&VH Hàn Quốc về việc học môn Viết Tiếng Hàn. Trên cơ sở đó chỉ ra được những thuận lợi và khó * Email:
[email protected] Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 6, Số 3, 2022 1 khăn mà sinh viên thường hay gặp trong quá trình học môn Viết tiếng Hàn. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Viết tiếng Hàn. - Câu hỏi nghiên cứu 1. Tầm quan trọng của môn Viết tiếng Hàn trong khối kiến thức Thực hành tiếng như thế nào? 2. Những thuận lợi và khó khăn khi học môn Viết là gì ? 3. Biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy và học môn Viết là gì ? 2. Cơ sở lý luận 2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong nhiều năm trở lại đây, tại trường Đại học ngoại ngữ, Đại học Huế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của giảng viên và sinh viên về nhận thức của người học với một một ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Hàn….). Cụ thể như: Đề tài nghiên cứu cấp trường “Nghiên cứu về nhận thức của sinh viên về hiệu quả của hoạt động viết tiếng Anh tự do theo chủ đề đối với khả năng viết tiếng Anh học thuật của sinh viên năm 2 chuyên ngành tiếng Anh” của sinh viên Trương Thái Châu được thực hiện vào năm 2016 đã đánh giá được nhận thức của sinh viên về ảnh hưởng của phương pháp viết tiếng Anh tự do của sinh viên năm 2 trường ĐHNN,ĐHH và tính hiệu quả của phương pháp này trong hoạt động dạy và học môn Viết tiếng Anh. Đề tài “Nghiên cứu thái độ của sinh viên năm 4 khoa tiếng Anh, trường ĐHNN, ĐHH với các giọng tiếng Anh của giảng viên Trương Thị Mỹ được thực hiện vào nắm 2018 đã khảo sát nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc tiếp xúc với nhiều loại giọng khác nhau đối với kết quả học tập cũng như cơ hội việc làm của sinh viên sau khi ra trường. Theo kết quả nghiên cứu của đề tài “Khảo sát nhận thức của sinh viên năm thứ 2, khoa tiếng Anh, trường ĐHNN, ĐHH về việc sử dụng TED TALKS để phát triển kỹ năng nói” của sinh viên Nguyễn Hà Thảo Ngân (2019) đã khảo sát nhận thức chung của sinh viên năm thứ 2 khoa tiếng Anh đối với việc sử dụng TED TALKS VIDEO như công cụ hỗ trợ việc rèn luyện và phát triển kĩ năng Nói và đã chỉ ra được những thuận lợi và khó khăn của sinh viên khi rèn luyện kĩ năng Nói với công cụ hỗ trợ này. Đối với việc dạy và học tiếng Pháp cũng có công trình “Khảo sát nhận thức của sinh viên và giáo viên đối với lỗi phát âm tiếng Pháp thường gặp: nguyên nhân và biện pháp khắc phục” của sinh viên Bùi Thị Như Ý (2016) đã nghiên cứu, phân tích các lỗi sai phát âm của sinh viên và đề xuất những biện pháp khắc phục. Hay đề tài “Nhận thức của sinh viên khoa tiếng Nga, trường ĐHNN, ĐHH về yếu tố phi ngôn ngữ trong văn hoá giao tiếp” của Thạc sĩ Nguyễn Thanh Sơn (2019) đã khảo sát nhận thức của sinh viên về vai trò của yếu tố phi ngôn ngữ trong giao tiếp của người Nga và hiệu quả của việc lồng ghép những hành vi ngôn ngữ không lời trong các lớp học tiếng Nga. Đề tài nghiên cứu cấp trường “Khảo sát nhận thức của sinh viên năm 2 khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Hàn Quốc, trường ĐHNN, ĐHH về tiếng lóng được sử dụng trên các trang mạng xã hội ở Hàn Quốc” của sinh viên Trần Thị Như Ngọc (2018) đã chỉ ra thực trạng của sinh viên khoa Hàn trong việc sử dụng tiếng lóng trên các trang mạng xã hội Hàn Quốc….. Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 6, Số 3, 2022 4 - Mức độ khó của môn Viết trong khối Thực hành tiếng: khi được hỏi về độ khó của môn Viết so với các học phần Nghe, Nói, Đọc thì 43 sinh viên đánh giá mức độ rất khó (61%), 23 sinh viên đánh giá mức độ khó (33%), 1 sinh viên đánh giá mức độ bình thường (1%), 3 sinh viên đánh giá mức độ dễ ( 5%) Biểu đồ 2. Đánh giá về độ khó của môn viết - Khả năng viết tiếng Hàn của sinh viên ( tự đánh giá của sinh viên): khi được hỏi “ Bạn tự đánh giá như thế nào về khả năng viết tiếng Hàn của mình?” thì có 37 sinh viên trả lời ở mức độ khá ( 54%), 13 sinh viên trả lời ở mức độ trung bình (20%), 18 sinh viên trả lời ở mức độ yếu (26%) . Biểu đồ 3. Tự đánh giá về khả năng viết Tiếng Hàn của sinh viên - Thuận lợi và khó khăn khi học môn Viết tiếng Hàn: khi học môn Viết, đa số sinh viên gặp nhiều khó khăn hơn là thuận lợi (50 phiếu trả lời chiếm 71%), chỉ gặp khó khăn (8 phiếu trả lời chiếm 11%), vừa gặp thuận lợi vừa gặp khó khăn (7 phiếu trả lời chiếm 10%), chỉ một số ít gặp nhiều thuận lợi hơn là khó khăn (5 phiếu trả lời chiếm 8%) và không có sinh viên nào lựa chọn chỉ gặp thuận lợi. Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 6, Số 3, 2022 5 Biểu đồ 4. Thuận lợi và khó khăn khi học môn Viết - Sinh viên khi được hỏi “Bạn thường gặp khó khăn gì khi học Viết tiếng Hàn?” , đa số (49%) câu trả lời là do không nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp, tiếp đến là do không biết nhiều từ vựng (40%), có 5% câu trả lời là do không có nhiều ý tưởng đề viết, 4% câu trả lời là do không biết cách viết và 2% câu trả lời là do các yếu tố khác như: có từ vựng nhưng nắm chắc ngữ pháp để viết, hay có từ vựng và nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp nhưng lại không có ý tưởng viết…. Biểu đồ 5. Khó khăn khi học Viết tiếng Hàn Bên cạnh rất nhiều khó khăn, sinh viên cũng gặp một số thuận lợi trong quá trình học môn Viết. Trả lời cho câu hỏi “Bạn thường gặp những thuận lợi gì khi học Viết tiếng Hàn?”, có 29% chọn phương án có nhiều ý tưởng để viết, 23% chọn phương án là nắm chắc ngữ pháp, 19% chọn phương án biết nhiều từ vựng, 15% chọn phương án nắm vững cách viết và có đến 14% sinh viên không có ý kiến trả lời. Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 6, Số 3, 2022 6 Biểu đồ 6. Thuận lợi khi học Viết tiếng Hàn 4.2. Nhận xét Qua kết quả khảo sát, trong khối kiến thức Thực hành tiếng, môn Viết là môn học được đánh giá là môn học khó so với các môn Nghe, Đọc, Nói. Hầu hết các sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng của môn Viết trong khối kiến thức Thực hành tiếng. Có đến hơn 90% sinh viên đưa ra phương án trả lời là quan trọng và rất quan trọng. Trong 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết thì kỹ năng Viết được ứng dụng rộng rãi trong công việc và cuộc sống của hầu hết những người sử dụng tiếng Hàn. Tuy nhiên, đối với đối tượng là sinh viên năm thứ nhất, việc làm quen với một ngôn ngữ mới nhu tiếng Hàn là điều không mấy dễ dàng. Trong các môn học thuộc khối kiến thức Thực hành tiếng, môn Viết được sinh viên năm nhất đánh giá là một môn học khó và rất khó (chiếm hơn 90%). Sinh viên tự đánh giá khả năng viết của bản thân chỉ đạt ở mức độ khá (54%), còn lại ở mức độ trung bình (20%) và yếu (26%), không có sinh viên nào tự đánh giá ở mức độ tốt (0%). Trong quá trình học môn Viết, hầu hết sinh viên gặp nhiều khó khăn hơn là thuận lợi (71%). Bên cạnh một số sinh viên cảm thấy thuận lợi như biết hình thành ý tưởng, nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp, biết nhiều từ vựng,…..thì đa số các bạn sinh viên tự đánh giá mình còn gặp nhiều khó khăn như: không nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp (49%), không biết nhiều từ vựng ( 40%), không có nhiều ý tưởng để viết (5%), không biết cách viết ( 4%) , ý kiến khác như có từ vựng nhưng nắm chắc ngữ pháp để viết, hay có từ vựng và nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp nhưng lại không có ý tưởng viết…(2%). 4.3. Một số đề xuất để học môn Viết hiệu quả Trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát ở trên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy và học môn Viết cho sinh viên năm thứ nhất khoa NN&VH Hàn Quốc, trường ĐHNN, ĐH Huế. Cụ thể: - Về phía sinh viên: Cần nhận thức đúng bản chất và yêu cầu của môn học để có kế hoạch điều chỉnh, rèn luyện phương pháp viết hiệu quả. Sinh viên không những cần tránh thói quen thụ động, không suy nghĩ kĩ càng trước khi