Download kỹ năng thực hành pháp luật and more Lecture notes Elder Law in PDF only on Docsity! CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC KỸ NĂNG THỰC HÀNH PHÁP LUẬT PHÂN BỔ CHUYÊN ĐỀ TRÌNH MÔN HỌC KỸ NĂNG THỰC HÀNH PHÁP LUẬT I. Tổng quan về môn học 1. Số tín chỉ: o Ba (03) tín chỉ đối với các lớp chính quy hệ đại trà, hệ vừa làm vừa học (tương ứng 45 tiết học phần) o Hai (02) tín chỉ (tương ứng 30 tiết) đối với các lớp Chất lượng cao 2. Phân chia giờ giảng, thảo luận o Các lớp 3 tín chỉ: 36 tiết (18 ca) lý thuyết + 20 tiết (10 ca) thảo luận (tương ứng 10 tiết lý thuyết) ➔ Tổng cộng 28 ca (56 tiết) o Các lớp 2 tín chỉ: 26 tiết (13 ca) lý thuyết + 10 tiết (5 ca) thảo luận (tương ứng 5 tiết lý thuyết) ➔ Tổng cộng 18 ca (36 tiết). 3. Số lượng chuyên đề: 8 chuyên đề Chuyên đề 1: Đạo đức nghề nghiệp trong thực hành pháp luật Chuyên đề 2: Kỹ năng nhận diện vấn đề pháp lý (chung) Chuyên đề 3: Kỹ năng phân tích luật viết Chuyên đề 4: Kỹ năng nghiên cứu phân tích bản án Chuyên đề 5: Kỹ năng thu thập tài liệu Chuyên đề 6: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ Chuyên đề 7: Kỹ năng đàm phán, tranh luận Chuyên đề 8: Kỹ năng viết và trình bày vấn đề pháp lý 24. Ca 24: Thảo luận x 25. Ca 25: Chuyên đề 8 x 26. Ca 26: Chuyên đề 8 (tt) x 27. Ca 27: Thảo luận x 28. Ca 28: Thảo luận x THỜI LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC LỚP 2 TÍN CHỈ HỆ CHÍNH QUY VB1 Số ca, số tiết: 24 tiết (12 ca) lý thuyết + 12 tiết (6 ca) thảo luận (tương ứng 6 tiết lý thuyết) ➔ Tổng cộng 18 ca (36 tiết) Chuyên đề Số tiết lý thuyết Số tiết thảo luận Chuyên đề 1: Đạo đức nghề nghiệp trong thực hành pháp luật 4 tiết (2 ca) Chuyên đề 2: Kỹ năng nhận diện vấn đề pháp lý (chung) 4 tiết (2 ca) Chuyên đề 3: Kỹ năng phân tích luật viết 2 tiết (1 ca) Chuyên đề 4: Kỹ năng nghiên cứu phân tích bản án 2 tiết (1 ca) 2 tiết (1 ca) Chuyên đề 5: Kỹ năng thu thập tài liệu 4 tiết (2 ca) 2 tiết (1 ca) Chuyên đề 6: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ 4 tiết (2 ca) 4 tiết (2 ca) Chuyên đề 7: Kỹ năng đàm phán, tranh luận 2 tiết (1 ca) 2 tiết (1 ca) Chuyên đề 8: Kỹ năng viết và trình bày vấn đề pháp lý 2 tiết (1 ca) 2 tiết (1 ca) BẢNG PHÂN CHIA THỜI LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC LỚP 2 TÍN CHỈ HỆ CHÍNH QUY VB1 STT Ca Lý thuyết Thảo luận 1. Ca 1: Chuyên đề 1 x 2. Ca 2: Chuyên đề 1 (tt) x 3. Ca 3: Chuyên đề 2 x 4. Ca 4: Chuyên đề 2 (tt) x 5. Ca 5: Chuyên đề 3 x 6. Ca 6: Chuyên đề 4 x 7. Ca 7: Chuyên đề 5 x 8. Ca 8: Chuyên đề 5 (tt) x 9. Ca 9: Thảo luận x 10. Ca 10: Thảo luận x 11. Ca 11: Chuyên đề 6 x 12. Ca 12: Chuyên đề 6 (tt) x 13. Ca 13: Thảo luận x 14. Ca 14: Thảo luận x 15. Ca 15: Chuyên đề 7 x 16. Ca 16: Chuyên đề 8 x 17. Ca 17: Thảo luận x 18. Ca 18: Thảo luận x KỸ NĂNG PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN BẢN ÁN PHẦN 1: KỸ NĂNG PHÂN TÍCH BẢN ÁN 1.1. Ý nghĩa của việc phân tích bản án 1.2. Cách thức phân tích bản án - Xác định vấn đề pháp lý cần nghiên cứu - Xác định được quan điểm của các bên liên quan - Xác định được quan điểm của cơ quan tố tụng trước đó - Xác định được quan điểm của Tòa án trong bản án được nghiên cứu PHẦN 2: KỸ NĂNG BÌNH LUẬN BẢN ÁN 2.1. Ý nghĩa của việc bình luận bản án 2.2. Cách thức bình luận bản án - Đánh giá quan điểm của Tòa án so với văn bản liên quan - Đánh giá quan điểm của Tòa án so với học thuật liên quan - Đánh giá quan điểm của Tòa án so kinh nghiệm nước ngoài CHUYÊN ĐỀ 5: KỸ NĂNG THU THẬP TÀI LIỆU PHẦN 1: THU THẬP TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc thu thập tài liệu 1.1. Các yêu cầu đối với việc thu thập tài liệu 1.2.1. Xác định mục đích của việc thu thập tài liệu 1.2.2. Xác định và phân loại nguồn tài liệu cần thu thập 1.2.3. Tuân thủ các nguyên tắc trong quá trình giao tiếp với người cung cấp thông tin, tài liệu 1.2.4. Kỹ năng giao tiếp và đặt câu hỏi để thu thập thông tin, tài liệu 1.3. Kỹ năng thu thập các loại tài liệu cụ thể 1.3.1. Thu thập tài liệu trong lĩnh vực hình sự 1.3.2. Thu thập tài liệu trong các vụ việc dân sự 1.3.3. Thu thập tài liệu trong vụ việc hành chính PHẦN 2: QUẢN LÝ VÀ LƯU TRỮ TÀI LIỆU 2.1. Phân loại, lập hồ sơ tài liệu 2.2. Lưu trữ tài liệu CHUYÊN ĐỀ 6: KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ PHẦN 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ 1.1. Mục tiêu chung của chuyên đề 1.2. Mục tiêu nhận thức chi tiết PHẦN 2: TÓM TẮT NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ 2.1. Khái niệm và vai trò của nghiên cứu hồ sơ 2.1.1. Khái niệm nghiên cứu hồ sơ 2.1.2. Vai trò của nghiên cứu hồ sơ 2.2. Các yêu cầu của việc nghiên cứu hồ sơ 2.3. Các phương pháp nghiên cứu hồ sơ 2.4. Các bước cơ bản để nghiên cứu hồ sơ PHẦN 3: CÁC KỸ NĂNG ĐỂ NGHIÊN CỨU HỒ SƠ 3.1. Kỹ năng phân loại, sắp xếp hồ sơ 3.2. Kỹ năng đọc hồ sơ và phát hiện vấn đề 3.3. Kỹ năng ghi chép, tổng hợp kết quả CHUYÊN ĐỀ 7: KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN, TRANH LUẬN PHẦN 1: CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH NÊN KỸ NĂNG PHẦN 2: CÁC KỸ NĂNG LIÊN QUAN MẬT THIẾT ĐẾN KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN, TRANH LUẬN 2.1. Kỹ năng đọc 2.2. Kỹ năng nghe 2.3. Kỹ năng Nói 2.4. Kỹ năng hỏi PHẦN 3: KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN, TRANH LUẬN 3.1. Nguyên tắc 3.1.1. Nguyên tắc đàm phán 3.1.2. Nguyên tắc tranh luận 3.2. Các phẩm chất/ Yêu cầu của một người đàm phán hoặc tranh luận 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đàm phán 3.4. Những sai lầm thường mắc phải trong đàm phán/ tranh luận PHẦN 4: TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN/ TRANH LUẬN 4.1. Giai đoạn chuẩn bị 4.1.1. Đàm phán về nội dung gì? 4.1.2. Chuẩn bị thu thập thông tin, tư liệu phục vụ: 4.2. Tiến hành đàm phán/ Tranh luận 4.2.1. Mở đầu cuộc đàm phán / tranh luận ấn tượng. 4.2.2. Kết thúc cuộc đàm phán/ tranh luận 4.2.3. Những rào cản khi đàm phán/ tranh luận PHẦN 5: MỘT SỐ LƯU Ý ĐỂ VIỆC ÁP DỤNG KỸ NĂNG GIẢNG CÁC MÔN KỸ NĂNG THÀNH CÔNG CHUYÊN ĐỀ 8: KỸ NĂNG VIẾT VÀ TRÌNH BÀY VẤN ĐỀ PHÁP LÝ PHẦN 1: MỤC TIÊU PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1. Kỹ năng viết vấn đề pháp lý 2.2. Các yêu cầu đối với việc soạn thảo văn bản pháp lý 2.2.1. Hiểu/ Nắm được mục đích của đối tượng và chủ thể soạn thảo 2.2.2. Hiểu rõ đối tượng cần truyền đạt 2.2.3. Thực hiện nghiên cứu thương mại, thuế…, không thực hiện những gì pháp luật yêu cầu hoặc làm những gì pháp luật không cho phép gây hậu quả nghiêm trọng đối với yêu cầu ổn định để phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia, gây mất niềm tin sâu sắc đối với nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong nước cũng như nước ngoài. Đề xuất giải pháp: Thứ nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Tư Pháp cần có quy định thống nhất về những môn học trang bị kỹ năng, đạo đức nghề luật trong khung chương trình đào tạo đối với bậc cử nhân luật cũng như đào tạo bồi dưỡng các chức danh nghề nghiệp luật. Thời lượng, nội dung của môn học và của các chuyên đề cũng cần từng bước được chuẩn hoá; Thứ hai, cần có quy định thống nhất về đối tượng học: Hiện nay tại nhiều cơ sở đào tạo luật, trong đó có ĐH Luật TP. HCM chỉ giảng dạy môn học Kỹ năng thực hành pháp luật, trong đó có chuyên đề Đạo đức trong thực hành pháp luật - đối với sinh viên hệ chính quy, không áp dụng đối với học viên hệ vừa làm vừa học, không áp dụng đối với học viên hệ văn bằng 2. Điều này có thể xuất phát từ lý do cho rằng việc trang bị môn học đối với sinh viên hệ chính quy mới là cần thiết bởi lẽ đa phần các em học luật để hành nghề luật sau khi tốt nghiệp. Trong khi đó, học viên hệ văn bằng 2 hoặc hệ vừa học vừa làm nói chung học luật chủ yếu để bổ trợ cho công việc mà không phải trang bị kiến thức luật để “sống với nghề”. Quan điểm này, nếu có, theo tác giả, là không thực tế vì chưa có một thống kê khoa học và toàn cảnh nào về việc học viên hệ vừa làm vừa học, học viên học luật văn bằng 2 ra trường có hành nghề luật hay không và tỉ lệ % hành nghề luật là bao nhiêu? Pháp luật cũng không có những quy định cấm về việc này. Một số học viên cho rằng việc không được trang bị cơ bản về nền tảng kỹ năng hành nghề cũng như nhận thức về nghề khiến anh chị em cảm nhận bị “phân biệt đối xử” trong đào tạo. 2. HIỆN TRẠNG TRANG BỊ NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT VÀ ỨNG DỤNG TRONG NGHỀ NGHIỆP. VẤN ĐỀ ĐẶT RA. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Hiện trạng: Thực tế hiện có 3 nơi đào tạo, trang bị về kiến thức và bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng công việc trong đó có vấn đề nhận thức và vận dụng đạo đức nghề luật trong hành nghề luật đối với người làm nghề, đó là: Trường đại học, Học viện Tư pháp và các cơ quan, doanh nghiệp nói chung cũng như các công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng thừa phát lại, văn phòng công chứng…là những nơi “đầu quân” của người hành nghề luật. Vấn đề đặt ra: Việc trang bị kỹ năng kiến thức, nhận thức và kỹ năng cho người hành nghề luật, trong đó bao gồm cả việc trang bị về đạo đức nghề luật chưa có sự phân tầng hợp lý theo đối tượng và mục tiêu nghề nghiệp nên việc chồng chéo về nội dung đào tạo giữa cơ sở đào tạo cử nhân luật và trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ là một nguy cơ; hoặc có sự “lạm dụng” trong việc trang bị kỹ năng hay không đối với bậc cử nhân luật khi có sự “lấn sâu” về kỹ năng đào tạo các chức danh tư pháp và chức danh nghề nghiệp luật? Bên cạnh đó cũng có thể xảy ra hiện tượng “đổ trách nhiệm” trong đào tạo giữa cơ sở đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, cơ sở đào tạo bậc đại học với người sử dụng nhân sự ngành luật, tạo ra những dư luận không tốt về chất lượng đào tạo và bồi dưỡng đối với các cử nhân luật nói chung và các chức danh nghề luật nói riêng. Đề xuất giải pháp: Cần có khảo sát về nội dung giảng dạy thực tiễn từ các giảng viên, báo cáo viên tại các cơ sở đào tạo cử nhân luật và cơ sở đào tạo chức danh tư pháp cũng như chức danh nghề luật; các nhà quản lý doanh nghiệp - là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động trang bị kỹ năng và nhận thức nghề nghiệp từ khi người làm nghề tương lai còn ngồi tại giảng đường cho đến sau khi tốt nghiệp và đi làm việc; Cần tiến hành rà soát những quy định, yêu cầu về nội dung đào tạo kỹ năng, nhận thức và thái độ nghề nghiệp, giữ gìn và tôn vinh giá trị nghề nghiệp đối với các cơ sở đào tạo, các cấp đào tạo Trên cơ sở đó, các giảng viên, báo cáo viên cần có sự trao đổi để nhận thức và xác định “ranh giới” trong đào tạo nhằm khắc phục tối đa những thực trạng nêu trên, đảm bảo cao nhất hiệu quả trong đào tạo. 3. YÊU CẦU VÀ MỤC TIÊU TRANG BỊ NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT CHO ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN NGÀNH LUẬT Những vấn đề chung về môn học đang được giảng dạy tại ĐH Luật tp.HCM Tên môn học: Kỹ năng thực hành pháp luật Tên chuyên đề: Đạo đức trong thực hành pháp luật Nội dung toàn môn học: ✓ Đạo đức nghề luật ✓ Kỹ năng tiếp xúc khách hàng ✓ Kỹ năng đàm phán tranh luận ✓ Kỹ năng phân tích hồ sơ ✓ Kỹ năng viết bài bào chữa Đối tượng học: Dành cho sinh viên năm 3 hệ đào tạo chính quy. Tính chất của môn học nói chung: Là môn kỹ năng, trang bị hiểu biết và thậm chí cầm tay chỉ việc cho sinh viên đối với một số đầu công việc trong tương lai sau khi sinh viên tốt nghiệp vì “kỹ năng” được miêu tả là độ thuần thục trong việc thực hiện một hoặc một số thao tác trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm nhằm đạt được kết quả tốt nhất có thể Với thời lượng hiện tại của môn học kỹ năng, và với đặc điểm đối tượng học là sinh viên năm thứ 3, chưa tốt nghiệp chính thức đi làm, chưa gắn với đầu công việc cụ thể của nghề luật, chuẩn bị trải qua kỳ thực tập theo quy định trong chương trình đào tạo (khoảng 2 tháng thực tập) và với thời lượng môn học như hiện nay, việc trang bị những kiến thức và kỹ năng của môn học này chỉ nên dừng lại ở những mục tiêu sau: Thứ nhất, giúp người học hình dung bức tranh tổng thể về những đầu công việc của nghề luật điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ đối với một số đầu công việc; đặt nền tảng cho sự lựa chọn nghề nghiệp cũng như định hướng bồi dưỡng nghiệp vụ tương ứng với đầu công việc đã được lựa chọn sau khi tốt nghiệp; những cơ hội nghề nghiệp cũng như những thách thức trong việc gìn giữ và vinh danh giá trị nghề nghiệp cho dù người hành nghề lựa chọn bất kỳ đầu công việc nào; Thứ hai, hướng dẫn sinh viên vận dụng nền tảng kiến thức pháp luật vào công việc; nhận diện những kỹ năng cần thiết, tinh thần trách nhiệm, thái độ tích cực - trước hết để phục vụ cho kỳ thực tập theo quy định đối với sinh viên ở năm thứ 4, trước khi tốt nghiệp. Thực tế, những thao tác mà sinh viên thường xuyên sử dụng trong thời kỳ thực tập gồm: Rà soát hợp đồng, soạn đơn khởi kiện, tập hợp in ấn photo tài liệu, viết và gửi email cho khách hàng, xác định vấn đề pháp lý trong vụ việc, trình bày luận cứ giải quyết vụ việc một cách khoa học và rõ ràng, thực hiện các thủ tục hành chính và tố tụng đơn giản theo uỷ quyền cho khách hàng theo các hợp đồng dịch vụ, soạn hợp đồng, khai nhận di sản thừa kế, đối chiếu giấy tờ…Và dẫu là trong thời kỳ thực tập, sinh viên cũng cần có nhận thức đúng đắn về những giá trị nghề nghiệp để từng bước tạo dựng sự tận tâm tận lực với nghề, tinh thần trách nhiệm, tự giác, không ngại khó khăn, biết chia sẻ với đồng nghiệp, bạn bè trong công việc, tôn trọng khách hàng và hết lòng nhất có thể đối với khách hàng Thứ ba, vận dụng những nền tảng kiến thức pháp luật và những kỹ năng, trách nhiệm, thái độ tích cực của người hành nghề luật nói chung nhằm góp phần khẳng định và tôn vinh giá trị nghề nghiệp là nhằm bảo công lý và lẽ phải, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mọi người, mọi công dân và tổ chức, góp phần tạo nên một xã hội thực sự tiến bộ, công bằng và văn minh. 4. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHUYÊN ĐỀ “ĐẠO ĐỨC TRONG THỰC HÀNH PHÁP LUẬT” những quyền và nghĩa vụ pháp lý luật sư phải tuân thủ và nếu vi phạm sẽ phải chịu các hình thức xử lý theo các chế tài đã được luật hóa. Tuy nhiên, trong các quan hệ nêu trên, vẫn còn có những trường hợp, tình huống nảy sinh trong thực tiễn giao tiếp không nằm trong phạm vi điều chỉnh của pháp luật mà thuộc phạm trù đạo đức và ứng xử nghề nghiệp phải được điều chỉnh bằng các quy định đạo đức tương ứng. Đó là các quy định về căn cứ, chuẩn mực đã được xác định trong bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư. Các quy định này cũng hàm chứa các nghĩa vụ đạo đức mang tính chất cấm đoán hay bắt buộc luật sư phải tuân thủ hoặc các quy phạm mang tính chất khuyến khích luật sư áp dụng trong quá trình hành nghề cũng như trong lối sống, giao tiếp khi tham gia các quan hệ xã hội khác. Luật sư, với sứ mệnh cao cả là bảo vệ công lý, phát triển kinh tế, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; tuân thủ và trung thành với Hiến pháp, pháp luật; độc lập, ngay thẳng, tôn trọng sự thật và góp phần vào việc phát triển hệ thống pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động công ích. Lựa chọn một số hồ sơ điển hình về dân sự, lao động, hôn nhân gia đình, thương mại… để nhận diện, phân tích, so sánh khía cạnh pháp lý và khía cạnh đạo đức cũng như những khía cạnh khác trong từng vụ việc nhằm đi đến kết luận về những vấn đề cốt lõi của đạo đức nghề luật gồm: ✓ Khả năng nhận thức Tốt - Xấu/ Đúng - Sai/ Nên - Không nên đối với hành vi và đối với các các sự vật, hiện tượng trong xã hội ✓ Cư xử chuẩn mực giữa người với người; ✓ Lan toả sự chuẩn mực và ✓ Đấu tranh, trừng trị những hành vi thiếu chuẩn mực, phi đạo đức trong hành nghề luật 4.3. Vai trò của việc giữ gìn giá trị đạo đức đối với sự phát triển bền vững trong nghề luật Từ việc hướng dẫn sinh viên tranh luận về các chủ đề: ✓ Tân cử nhân luật trang bị những gì để sẵn sàng theo đuổi đam mê và phụng sự mục tiêu nghề nghiệp của mình, kiên định tôn vinh giá trị của nghề cho dù nghề nghiệp nào cũng tồn tại những tiêu cực và chỉ có thể hạn chế mà không thể triệt tiêu những hiện tượng tiêu cực trong nghề luật nói riêng và trong bất kể lĩnh vực nghề nghiệp nào nói chung? ➢ Kiến thức chuyên môn (nền tảng kiến thức pháp lý, tra cứu văn bản, tư duy pháp lý để dự liệu và phòng ngừa rủi ro) ➢ Hiểu biết xã hội ngoài kiến thức chuyên môn (kiến thức về kinh tế, xã hội, văn hoá trong nước và quốc tế) ➢ Kỹ năng vận dụng kiến thức chuyên môn và hiểu biết xã hội trong giải quyết các tình huống pháp lý (chịu khó thực hành, đúc kết kinh nghiệm tạo nên độ thuần thục trong công việc) ➢ Kỹ năng làm việc văn phòng (photo, in, huỷ giấy, đánh máy, viết email, trao đổi điện thoại…) ➢ Thái độ, trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp (tận tuỵ, hết lòng, vượt khó vì công việc) ✓ Cơ hội nghề nghiệp và cơ hội thu nhập từ nghề luật? ✓ Mục tiêu công việc, gia đình, bản thân? Sẽ đi tới kết luận: Với cơ hội nghề nghiệp như hiện nay; cùng với việc chuẩn bị hành trang cần thiết và một năng lực làm việc thực sự; biết cách đặt ra những nhu cầu hợp lý trong cuộc sống, phù hợp với từng giai đoạn để không bị quá áp lực với “vấn đề cơm, áo, gạo tiền”, người hành nghề luật sẽ hạn chế đuợc những rủi ro nghề nghiệp từ sự tha hoá, biến chất, góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống phụng sự xã hội của nghề luật. 5. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT Một số chức danh nghề luật đã có quy định đặc thù về chuẩn mực ứng xử và đạo đức trong nghề (luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, công chứng viên, trọng tài viên…) Một số chức danh đang trong quá trình làm dự thảo (thừa phát lại, quản tài viên...) ❑ Luật Luật sư năm 2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2012; ❑ Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư năm 2011; ❑ Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017; ❑ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ❑ Quy tắc Đạo đức hành nghề Công chứng năm 2012 ❑ Luật Trọng tài thương mại năm 2010; ❑ Quy tắc Đạo đức Trọng tài viên sẽ do mỗi Trung tâm ban hành. Phân tích một số nội dung trích dẫn có liên quan: ❑ Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan ❑ Bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng ❑ Giữ bí mật thông tin ❑ Bảo vệ danh dự, uy tín của giới luật sư ❑ Xứng đáng với sự tin cậy của xã hội… (Trích Bộ Quy tắc và Ứng xử nghề nghiệp luật sư năm 2011) ❑ Có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng; tôn trọng, tận tuỵ phục vụ nhân dân… (trích Đ67, Đ76 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014) ❑ Lụật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014; ❑ Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, phiên họp của Tòa án năm 2017. ❑ Lụật Công chứng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2018 “Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng tiết lộ thông tin của khách hàng; nghiêm cấm từ chối công chứng mà không có lý do chính đáng; sách nhiễu, gây khó khăn cho khách hàng”… (trích Đ7) Truyền tải những nội dung chính pháp luật quy định về đạo đức nghề luật vào thực tiễn công việc: ✓ Độc lập; ✓ Bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng; ✓ Trung thực; ✓ Tôn trọng sự thật khách quan; ✓ Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí; ✓ Xứng đáng với sự tin cậy của xã hội; ✓ Không phân biệt đối xử với khách hàng; ✓ Công khai, rõ ràng mức thù lao và các khoản phí dịch vụ khách hàng; ✓ Chủ động tịch cực trong giải quyết sự vụ của khách hàng; ✓ Không để tiền bạc, lợi ích vật chất khác chi phối làm sai lệch mục đích nghề nghiệp… ➢ Luật sư trong mối quan hệ công việc với đồng nghiệp ➢ Với thân chủ ➢ Với gia đình thân chủ ➢ Với người liên quan ➢ Với cơ quan truyền thông báo chí ➢ Với cơ quan tố tụng. Thứ tư, xác định đúng luật áp dụng. Đối với mọi vụ việc thì xác định đúng vấn đề pháp lý có ý nghĩa quan trọng để xác định luật áp dụng. Cũng cần phải nói rằng để xác định đúng vấn đề pháp lý tức là cũng phải vận dụng pháp luật, nhưng ở giai đoạn này hầu hết mới chỉ vận dụng quy định chung hoặc thậm chí nguyên tắc của một ngành luật. Ví dụ: có một tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng nhưng quan hệ hợp đồng này lại có dấu hiệu tranh chấp giữa hợp đồng lao động do luật lao động điều chỉnh và hợp đồng gia công vụ do luật dân sự điều chỉnh thì vấn đề pháp lý cần xác định ở đây là quan hệ này là quan hệ hợp đồng lao động hay hợp đồng gia công. Để xác định vấn đề pháp lý này thì mới chỉ dựa vào nguyên tắc và quy định chung của luật lao động và luật dân sự. Về nguyên tắc, mối quan hệ giữa luật dân sự và luật lao động là quan hệ giữa luật chung và luật riêng, nên nếu chứng minh được quan hệ này có đủ dấu hiệu của quan hệ hợp đồng lao động thì sẽ ưu tiên áp dụng luật riêng là lao động. Và để chứng minh quan hệ tranh này là quan hệ lao động điều này thì cũng mới chỉ áp dụng quy định chung của luật lao động quy định về hợp đồng lao động là gì (Điều 13 BLLĐ quy định: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động). Sau khi xác định đây là quan hệ hợp đồng lao động thì mới xác định luật áp dụng cho quan hệ pháp luật tranh chấp này là luật lao động. 3. KỸ NĂNG NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ❖ Thu thập thông tin, chứng cứ Tùy thuộc vào địa vị của người thực hành pháp luật, loại vụ việc, giai đoạn tố tụng hoặc yêu cầu của khách hàng/ đương sự mà công việc thu thập, nghiên cứu tài liệu chứng cứ cũng ở các mức độ khác nhau. Ví dụ: trong một tranh chấp về dân sự thì có các chủ thể sau thực hiện công việc này: luật sư bảo vệ hoặc đại diện cho các đương sự; kiểm sát viên được phân công kiểm sát xét xử; thẩm phán được phân công giải quyết vụ án. Luật sư ở giai đoạn tiếp nhận vụ việc của khách hàng là nguyên đơn thì việc thu thập tài liệu chứng cứ mới chỉ dừng lại ở nguồn khách hàng cung cấp và nguồn luật sư tự tìm hiểu được để xác định quan hệ pháp luật tranh chấp và sự kiện pháp lý tranh chấp để quyết định tư vấn cho khách hàng về yêu cầu khởi kiện. Nếu ở giai đoạn tòa án đã thụ lý vụ án thì luật sư sẽ thu thập thêm các tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác cung cấp và chứng cứ do tòa án thu thập để xác định lại vấn đề pháp lý của vụ việc. Đối với công việc tư vấn thì nguồn tài liệu, chứng cứ chủ yếu là từ khách hàng. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc, ngay khi tiếp nhận vụ việc cũng sẽ nghiên cứu sơ bộ hồ sơ (đơn khởi kiện, các tài liệu, chứng cứ nguyên đơn nộp lên) để xác định quan hệ pháp luật tranh chấp. Từ đó xác định lại thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp. Trên cơ sở đó, thẩm phán tiếp tục thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật (yêu cầu các bên cung cấp, yêu cầu giám định, tự thu thập…). Kiểm sát viên được phân công kiểm sát xét xử nghiên cứu hồ sơ tòa chuyển sang để xác định lại các vấn đề pháp lý: quan hệ pháp luật tranh chấp, xác định các câu hỏi pháp lý của vụ việc và việc vận dụng pháp luật để giải quyết. Ví dụ: Ngày 3/5/2021, B cho A mượn 100 triệu đồng, lãi xuất 3%/tháng. Hàng tháng A trả lãi xuất đầy đủ cho đến tháng 5/2022 thì bắt đầu không trả lãi. B muốn yêu cầu A trả cả lãi và gốc và đến tư vấn luật sư. Ở bước này, luật sư thu thập thông tin qua lời trình bày của khách hàng được mô tả trong ví dụ trên. Qua lời trình bày trên thì các thông tin chính của vụ việc được xác định là: A mượn của B 100 triệu đồng, lãi xuất 3%/tháng, từ tháng 5/2022 đến nay A không trả lãi. B muốn yêu cầu A trả cả gốc và lãi. Để có thêm cơ sở cho việc xác định các vấn đề pháp lý, luật sư có thể đặt thêm các câu hỏi sau và yêu cầu khách hàng cung cấp thêm chứng cứ về việc cho vay tiền (hợp đồng cho vay, giấy vay tiền, thông tin chuyển khoản, thông tin trả lãi …); các bên có thỏa thuận về thời hạn vay không? Các bên có thỏa thuận về điều khoản đơn phương chấm dứt hợp đồng không? ❖ Xác định yêu cầu/ mong muốn của khách hàng/đương sự Yêu cầu của khách hàng/ đương sự được thể hiện thông qua yêu cầu tư vấn, yêu cầu khởi kiện của khách hàng hoặc yêu cầu khởi kiện/ yêu cầu phản tố/ yêu cầu độc lập của các đương sự. Trong cùng một quan hệ pháp luật nhưng yêu cầu, mong muốn của khách hàng/ đương sự khác nhau sẽ đặt ra các vấn đề pháp lý khác nhau. Trong ví dụ nêu trên, nếu B chỉ yêu cầu A trả lãi thì vấn đề pháp lý sẽ khác với việc B yêu cầu A trả cả lãi và gốc. ❖ Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp/tư vấn Quan hệ pháp luật tranh chấp/tư vấn là quan hệ xã hội mà các bên mong muốn xác lập hoặc đã xác lập nhưng có tranh chấp cần được tư vấn hoặc giải quyết mà quan hệ xã hội này lại được điều chỉnh bởi một khuôn khổ pháp luật nhất định. Đây là vấn đề pháp lý mà tất cả những người thực hành pháp luật đều phải xác định ngay từ giai đoạn đầu tiên tiếp xúc với vụ việc và có thể được củng cố trong các giai đoạn tố tụng tiếp theo. Để xác định quan hệ pháp luật tranh chấp/tư vấn, cần phải xác định được các vấn đề sau: chủ thể của quan hệ pháp luật (tranh chấp với ai, xác lập quan hệ với ai); nội dung của quan hệ pháp luật (quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ tranh chấp hoặc cần xác lập); sự kiện phát sinh tranh chấp hoặc nhu cầu tư vấn (hành vi vi phạm hợp đồng, hành vi vi phạm pháp luật, mong muốn của khách hàng, yêu cầu của đương sự,…); pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật tranh chấp/tư vấn. Trong ví dụ nêu trên, cần xác định chủ thể A và B là các cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; nội dung của mối quan hệ là A vay tiền của B; sự kiện làm phát sinh tranh chấp là A không trả lãi đúng theo thỏa thuận; B yêu cầu trả đủ gốc và lãi. Dựa trên các sự kiện pháp lý chính này và quy định của pháp luật thì xác định được đây là quan hệ cho vay tài sản theo quy định của luật dân sự. ❖ Xác định luật áp dụng Luật áp dụng ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, tức là tất cả các cơ sở pháp lý mà dựa vào đó có thể giải quyết được vụ việc. Bao gồm quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ tranh chấp/tư vấn, luật của các bên (hợp đồng, thỏa thuận), quy định của một bên (nội quy, quy chế của cơ quan, doanh nghiệp) Trong ví dụ nêu trên thì luật nội dung áp dụng là luật dân sự tại thời điểm xác lập và thực hiện quan hệ (quy định về hợp đồng vay tài sản, quy định về lãi suất tiền vay, quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng, quy định về thời hiệu khởi kiện, thỏa thuận của các bên trong hợp đồng vay tiền). Nếu vụ việc cần khởi kiện ra tòa án thì luật áp dụng là luật tố tụng tại thời điểm khởi kiện (quy định về điều kiện khởi kiện, về trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết tranh chấp). ❖ Xác định câu hỏi pháp lý Trong một vụ việc thường chứa đựng một hoặc vài câu hỏi pháp lý, trong đó có câu hỏi lớn mang tính quyết định mà đòi hỏi câu trả lời là có hay không (câu hỏi pháp lý mấu chốt) và những câu hỏi pháp lý phụ nhằm củng cố, bổ sung cho câu hỏi pháp lý mấu chốt mà việc trả lời được tất cả các câu hỏi pháp lý này sẽ giải quyết được toàn bộ vụ việc2. Câu hỏi pháp lý mấu chốt là câu hỏi mang tính quyết định liên quan đến sự tồn tại hay không quan hệ pháp luật tranh chấp/tư vấn, hoặc yêu cầu/ mong muốn của khách hàng/đương sự có cơ sở để chấp nhận hay không? Câu hỏi pháp lý mấu chốt được đặt ra dựa vào sự kiện pháp lý mấu chốt. Sự kiện pháp lý mấu chốt là sự kiện chính mà việc áp dụng luật vào sự kiện đó sẽ tìm ra giải pháp cho vụ việc đó. Trong ví dụ nêu trên, sự kiện pháp lý dẫn đến tranh chấp là A vay tiền của B và không trả lãi từ tháng 5/2022 đến nay. Như vậy sự kiện pháp lý mấu chốt là A vay tiền của B và không trả lãi theo đúng thỏa thuận. Trong vụ việc này để xác định câu hỏi pháp lý mấu chốt còn cần dựa trên yêu cầu của B là chỉ yêu cầu A tiếp tục trả lãi hay yêu cầu trả cả gốc lẫn lãi. Nếu B chỉ yêu cầu A tiếp tục trả lãi thì câu hỏi pháp lý mấu chốt liên 2 Nguyễn Ngọc Bích, Tài ba của luật sư, Nxb. Trẻ, 2010, tr.149 công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” (Điều 3 Hiến pháp năm 2013). Với tư cách là người được thụ hưởng, thực hiện, công dân có quyền sử dụng luật để bảo vệ quyền của mình trong các quan hệ xã hội mà công dân tham gia, xác lập. Để làm điều đó, công dân có quyền viện dẫn, đề xuất các quy phạm pháp luật làm căn cứ cho các quyết định hoặc bảo vệ quyền của mình trong các quan hệ pháp luật. Ở góc độ của người học luật, người học phải nắm được quy định của luật, kỹ năng phân tích, đánh giá luật viết từ góc độ lý luận, thực tiễn để vận dụng những tri thức đã được học vào việc nghiên cứu và hành nghề luật sau khi tốt nghiệp. Đây là quá trình người học tiệm cận với lý luận về pháp luật, quy định của luật, từ hiểu biết thông thường sang hiểu biết sâu về luật, quy phạm pháp luật cụ thể. Là quá trình người học tích lũy kiến thức pháp luật và sử dụng sau khi kết thúc quá trình đào tạo. Ở góc độ nhà lập pháp, kỹ năng phân tích luật viết giúp người lập pháp lựa chọn phạm vi, đối tượng, nhiệm vụ điều chỉnh của luật. Căn cứ vào nhu cầu của xã hội, điều kiện kinh tế, khả năng, hiệu quả điều chỉnh của luật, nhà lập pháp quyết định ban hành hay không ban hành pháp luật. Với góc độ vĩ mô, nhà lập pháp phải đưa ra những luận cứ (nhu cầu xã hội, cơ sở lý luận, thực trạng, kinh nghiệm về lập pháp Việt Nam, nước ngoài) để quyết định ban hành luật phù hợp. Ở góc độ nghiên cứu, người nghiên cứu luật viết xem xét quy định của luật trong sự so sánh, đánh giá, phát triển, định hướng hoàn thiện pháp luật. Khi nghiên cứu luật, các quy định cụ thể của luật, người nghiên cứu tiếp cận từ vấn đề lý luận đến thực tiễn, hiện tại đến quá khứ, hạn chế đến hoàn thiện, kinh nghiệm của Việt Nam, nước ngoài và đề xuất định hướng phát triển luật. Gắn liền với việc đánh giá thực trạng, nhu cầu điều chỉnh, người nghiên cứu chỉ ra những hạn chế, căn cứ, nguyên nhân, đề xuất các giải pháp hoặc khuyến nghị cần thiết để nhà lập pháp hoàn thiện pháp luật. Ở góc độ áp dụng pháp luật nói chung, chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên) phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ pháp luật. Đây là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất trong các luật tố tụng. Khi quyết định về nội dung vụ việc, chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải bảo đảm tính có căn cứ, hợp pháp trong các quyết định của mình3. Chẳng hạn, nhiệm vụ của Hội đồng xét xử là phải “bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, 3 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Tập Bài giảng lý luận về pháp luật, Nxb Hồng Đức, 2021, tr. 185. quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”4. Với tiêu chí trên, khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật5. Ở góc độ hành nghề luật (Luật sư, Công chứng viên, Thừa phát lại, Đấu giá viên), những người hành nghề sử dụng luật để phục vụ cho công việc mà mình thực hiện theo quy định của luật. Trên cơ sở quy định của luật, người hành nghề luật có trách nhiệm, nghĩa vụ sử dụng pháp luật đúng đắn, phù hợp với ý chí của nhà lập pháp. Để có kết quả tốt trong việc hành nghề luật, việc hiểu và thực hiện đúng quy định của luật là yêu cầu bắt buộc. Tùy thuộc vào từng ngành nghề, luật quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, chủ thể. Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Về chức năng xã hội của công chứng viên, Điều 3 Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội”. Để thực hiện chức năng này, công chứng viên khi chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, phải xác định được nội dung, phạm vi, quyền hạn khi thực hiện việc chứng nhận. Theo Điều 4 Luật Công chứng năm 2014, khi hành nghề, công chứng viên phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; khách quan, trung thực, tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng và không được vi phạm các hành vi bị cấm quy định tại Điều 7 Luật Công chứng năm 2014. Theo Điều 3 Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012, “Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Theo Điều 19 Luật Đấu giá năm 2016, đấu giá viên trực tiếp điều hành cuộc đấu giá; Truất quyền tham dự cuộc đấu giá của người tham gia đấu giá có hành vi vi 4 Khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. 5 Điều 9 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Điều 23 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021, Điều 12 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. phạm; Dừng cuộc đấu giá khi phát hiện có hành vi thông đồng, dìm giá hoặc gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá và thông báo cho tổ chức đấu giá tài sản và các quyền khác. Theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Đấu giá viên, ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BTP ngày 16/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đấu giá tài sản là một trong những hình thức bán tài sản phổ biến trong nền kinh tế thị trường nhằm tối đa hóa giá trị tài sản của người có tài sản đấu giá. Bằng hoạt động nghề nghiệp của mình, Đấu giá viên góp phần vào việc xử lý tài sản công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, đặc biệt là tài sản Nhà nước và tài sản mà theo quy định của pháp luật phải xử lý dưới hình thức đấu giá. Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định Số: 08/2020/NĐ-CP ngày 8.1.2020 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, “Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”. Với quy định trên, Thừa phát lại chỉ được hoạt động trong phạm vi do luật định và phải bảo đảm đúng luật với những việc Thừa phát lại được làm. Điều này đồng nghĩa với việc Thừa phát lại phải nghiên cứu và thực hiện đúng luật. Thứ hai, yêu cầu của kỹ năng phân tích luật viết. Để phân tích luật viết, chủ thể phân tích luật viết phải có kỹ năng. Kỹ năng là tay nghề chuyên môn6. Theo nghĩa trên, người phân tích luật viết phải là những người có nhu cầu, sở trường, khả năng trong việc phân tích luật viết. Tùy thuộc vào mục đích, việc phân tích luật viết có thể là phân tích cơ bản, chung hoặc chuyên sâu. Ở góc độ chung nhất, kỹ năng phân tích luật viết phụ thuộc vào các yếu tố: hiểu biết về pháp luật, lịch sử pháp luật; so sánh pháp luật (văn bản quy phạm pháp luật, các nguồn khác của luật) và xác định được nội dung quy định của luật để sử dụng luật. Hiểu biết pháp luật là yêu cầu đầu tiên của quá trình phân tích luật viết. Hiểu biết là sự hiểu rõ về pháp luật7. Tùy thuộc vào từng chủ thể phân tích luật viết, khả năng hiểu biết pháp luật có sự khác nhau về mức độ, phạm vi. Đối với công dân, theo Điều 14 Hiến pháp năm 2013, “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Theo quy định trên, quyền, 6 Viện Ngôn ngữ, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách Khoa, 2007, tr. 468. 7 Viện Ngôn ngữ, tlđd, tr. 410. chuyển tải nội hàm điều chỉnh của luật, ý chí của nhà lập pháp. Khi phân tích luật viết, người phân tích phải thông thạo về tư duy ngữ pháp, xác định được ý chí của nhà lập pháp trong cách hành văn, sử dụng dấu, kết cấu hệ thống của luật. Trong một số trường hợp, quy phạm pháp luật quy định theo hướng loại trừ. Những gì là tự nhiên, mặc định không quy định trong luật. Ngược lại, sự lặp lại quy định là không cần thiết nên chỉ cần quy định dẫn chiếu. Ý tứ trong luật viết chỉ được hiểu theo một nghĩa đúng. Người phân tích, nghiên cứu luật viết phải suy đoán nếu ý chí biểu đạt trong luật không rõ, chữ, từ, cụm từ, thuật ngữ mang tính địa phương, vùng miền hoặc ngôn ngữ biểu đạt không phải là từ thuần việt, liên từ, từ mới và không có trong từ điển. Với cách tư duy ngữ pháp theo hướng như trên, người phân tích, nghiên cứu luật viết mới hiểu đúng ý chí của nhà lập pháp, quy định của luật và thực hiện chính xác pháp luật. Ngược lại, đối với các luật hình thức, các quy định trong luật này lại mang tính cứng nhắc, theo hệ thống trình tự, thủ tục nên việc hiểu và thực hiện phải đúng quy định như luật định. Khi phân tích luật viết phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp. Thông thường, các phương pháp nghiên cứu luật viết có thể là phân tích, đánh giá, so sánh, quy nạp diễn dịch, lịch sử, tổng hợp, bình luận, thống kê, khảo sát, phỏng vấn và các phương pháp khác. Đây là những phương pháp phổ biến khi phân tích luật viết tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích và phạm vi nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu luật viết có tính phổ biến là phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh, lịch sử, tổng hợp, bình luận. Phân tích là mổ xẻ tính chất của quy phạm pháp luật14. Khi phân tích luật viết, người nghiên cứu phải xác định được kết cấu của quy phạm pháp luật, nội dung của các bộ phận của quy phạm pháp luật. Sau khi xác định được các thành phần, nội dung của quy phạm pháp luật, người nghiên cứu mới xác định được nội hàm của luật. Đánh giá luật viết là xác định giá trị của luật viết15. Giá trị của luật viết chính là nội dung điều chỉnh của luật. Thông qua đánh giá, người nghiên cứu luật viết khẳng định được giá trị điều chỉnh của luật và là căn cứ để sử dụng cho các mục đích phù hợp. Bình luận luật viết là bàn bạc về quy định của luật16. Đây là phương pháp đánh giá pháp luật thông qua việc nhận xét, làm rõ các khía cạnh của quy định trong quy phạm pháp luật. Phương pháp này là cơ sở để kết luận quy định của luật, tìm ra giá trị điều chỉnh đích thực trong luật. Về cơ bản, các quy phạm pháp luật chỉ rõ kết cấu theo hướng liệt kê nhưng có những quy phạm pháp luật có thể ẩn, một số quy phạm có tính mập mờ, mâu thuẫn, không rõ nghĩa, cần đến việc bình luận mới xác định được giá trị thật của quy định. Tổng hợp là phương pháp sử dụng trong phân tích luật viết nhằm xác định giá trị tổng 14 Viện Ngôn ngữ, tlđd, tr. 753. 15 Viện Ngôn ngữ, tlđd, tr. 275, Viện Khoa học pháp lý, Từ điển luật học, Nxb Tư pháp, 2006, tr. 228. 16 Viện Ngôn ngữ, tlđd, tr. 66. cộng của quy phạm pháp luật17. Với phương pháp này, người nghiên cứu xác định được phạm vi điều chỉnh của luật, các quy phạm pháp luật cụ thể. Về cơ bản, đây là những phương pháp có tính phổ biến trong phân tích luật viết. Tùy thuộc vào mức độ nghiên cứu, các phương pháp được áp dụng, mức độ, khả năng áp dụng của từng chủ thể là khác nhau. Tuy nhiên, đích cuối cùng của phân tích luật viết là khẳng định giá trị điều chỉnh của luật. Thứ tư, sử dụng kết quả phân tích luật viết. Sử dụng kết quả phân tích luật viết là dùng, khai thác kết quả phân tích luật viết18. Mục đích của việc phân tích luật viết không gì khác hơn là để sử dụng cho mục đích của người nghiên cứu. Đây là mục tiêu cũng là đích đến của kỹ năng phân tích luật viết. Đối với người học luật, kỹ năng phân tích luật viết là một trong những nhiệm vụ mà người học phải trang bị trong việc nghiên cứu luật sau khi ra trường. Theo Nghị quyết Số: 49- NQ/TW ngày 2.6.2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật. Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn về đào tạo cán bộ tư pháp”. Với chỉ đạo trên, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh là một trong các trường trọng điểm đào tạo luật, có sứ mệnh là đào tạo cán bộ pháp luật trong cả nước, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trình độ đại học, sau đại học; là trung tâm nghiên cứu khoa học, trọng tâm là khoa học pháp lý, góp phần xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế19. Để thực hiện được sứ mệnh này, Nhà Trường luôn trang bị cho người học các tri thức về luật và khả năng sử dụng luật. Trong đó, kỹ năng phân tích luật viết là bộ phận không thể tách rời trong chương trình học. Với kỹ năng này, người học thêm một phương thức tiếp cận, phát triển luật. Với các phân tích trên, kỹ năng phân tích luật viết là bộ phận của kỹ năng thực hành pháp luật cần phải có khi học luật và là môn bắt buộc trong chương trình đào tạo trình độ cử nhân luật. Với tính cần thiết nêu trên, đề cương kỹ năng phân tích luật viết mong nhận được góp ý từ các quý đại biểu, chuyên gia về tên gọi, số lượng các chương, mục; thời lượng; nội dung tên, chương, mục, danh mục tài liệu tham khảo và các góp ý khác. 17 Viện Ngôn ngữ, tlđd, tr. 943, Viện Khoa học pháp lý, tlđd, tr. 798. 18 Viện Ngôn ngữ, tlđd, tr. 867, Viện Khoa học pháp lý, tlđd, tr. 679. 19 https://hcmulaw.edu.vn/vi/tong-quan-4822/tong-quan. CHUYÊN ĐỀ 4: KỸ NĂNG PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN BẢN ÁN GS.TS. Đỗ Văn Đại ⃰ DẪN NHẬP Việc đào tạo để cấp bằng Cử nhân Luật hiện nay, chung quy đòi hỏi sinh viên phải được tiếp cận được ít nhất 3 góc độ: Lý luận, văn bản quy phạm pháp luật và Thực tiễn trong đó có thực tiễn xét xử. Tùy vào mỗi cơ sở đào tạo Luật hiện nay ở Việt Nam, người học có cơ hội được tiếp cận các góc độ trên ở mức độ khác nhau, đặc biệt là việc sử dụng các bản án hay quyết định của Tòa án (được gọi chung là bản án) trong việc học tập. Hiện nay sinh viên chính quy tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh thường xuyên nghiên phải cứu bản án, nhất là trong môn Luật dân sự. Thực tế, học luật trên cơ sở tình huống là cách học khá phổ biến và tình huống có thể là tình huống giả định hay tình huống thực tế. Nếu là tình huống giả định, người học có thể sẽ không gặp tình huống đó trong đời sống và như vậy là hoang phí thời gian, ra đời sống thực tế sau khi tốt nghiệp sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ (thực tiễn đôi khi nói là phải đào tạo lại). Ngược lại, nếu là bản án thì đó là tình huống có thật nên, sau khi tốt nghiệp, người học sẽ bớt bỡ ngỡ khi gặp tình huống tương tự và có thể đã có hướng giải quyết, được trang bị kiến thức khi đã am hiểu bản án liên quan. Nói cách khác, bản án là tình huống có thật nên, khi nghiên cứu bản án trong quá trình học tập, chúng ta hiểu được một tình huống trong đời sống cần có hướng xử lý và đây là khía cạnh rất thực tiễn của nghiên cứu pháp luật. Trong bản án, luôn có đường lối giải quyết của cơ quan tài phán (của Thẩm phán) đối với tình huống. Quan điểm của cơ quan tài phán là quan điểm của người có nhiều kinh nghiệm, của người đi trước và sinh viên là người đi sau nên thường có cái gì đó để học hỏi. Ở đây, sinh viên càng đọc bản án của người có kinh nghiệm, càng học hỏi được nhiều về pháp luật. Bên cạnh đó, đặc thù của pháp luật thành văn, nhất là pháp luật dân sự, là văn bản thường ở dạng khung, chưa đầy đủ so với quan hệ phát sinh trong đời sống nên có thể có nhiều cách hiểu khác nhau về cùng một vấn đề. Tuy nhiên, người có tiếng nói cuối cùng, có tính quyết định lại là cơ quan tài phán như Điều 102 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Vì vậy, trước một vấn đề còn gây tranh cãi, việc biết được quan điểm của người có tiếng nói cuối cũng là cần thiết, hữu ích đối với các hoàn cảnh tương tự trong cuộc sống. Thực tế, hoàn cảnh tương tự trong bản án có thể xảy ra và người quan tâm biết được đường lối xét xử của hoàn cảnh tương tự thì việc này sẽ giúp * Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên Khoa Luật Dân sự - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. nhưng thông tin chưa thể hiện rõ trong Bản án về quan điểm của các cơ quan này đối với việc áp dụng hồi tố Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015. Tại lần phúc thẩm thứ hai, Viện kiểm sát có quan điểm về điều luật trên với nội dung “Hợp đồng vi phạm về hình thức nhưng đang được thực hiện nên được áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải quyết, theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng này được công nhận hiệu lực” sau khi Viện kiểm sát đã xác định “Giấy chuyển nhượng đất thổ cư ngày 10/8/2009 đã được thực hiện bằng việc nguyên đơn giao 90.000.000 đồng cho phía bị đơn. Sau đó vì bị đơn không được cấp đất tái định cư là lô B nên các bên thay đối thỏa thuận thành chuyển nhượng lô A”. Nội dung này cho thấy Viện kiểm sát trong lần phúc thẩm thứ hai theo hướng áp dụng hồi tố Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015 (tức áp dụng điều luật này cho cả hợp đồng được xác lập trước ngày 01/01/2017). - Xác định được quan điểm của Tòa án trong bản án được nghiên cứu Cuối cùng, cần hiểu quan điểm của cơ quan tài phán ban hành bản án được nghiên cứu. Cụ thể, nếu bản án được nghiên cứu là án sơ thẩm, thì chúng ta cần hiểu quan điểm của Tòa sơ thẩm về chủ đề được nghiên cứu và tương tự như vậy đối với bản án phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hay tái thẩm. Ở đây, bản án được nghiên cứu là bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi và do đó cần hiểu quan điểm của Tòa phúc thẩm ban hành bản án được nghiên cứu. Vấn đề tiếp theo là chúng ta tìm cách hiểu quan điểm của cơ quan tài phán như thế nào? Trước tiên, chúng ta hiểu quan điểm thông qua ngôn từ được cơ quan tài phản sử dụng trong phần nhận định của mình. Ở đây: + Chúng ta không thể hiểu quan điểm của cơ quan tài phán ra bản án đang được nghiên cứu trong phần Nội dung vụ án (vì đây là phần chủ yếu tóm tắt vụ án trước thời điểm có bản án được nghiên cứu nên không có quan điểm của cơ quan tài phán mà chúng ta đang nghiên cứu). Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu quan điểm của cơ quan tài phán ra bản án được ngiên cứu trong phần Nhận định của Tòa án (vì có lập luận, quan điểm của cơ quan tài phán ban hành bản án được nghiên cứu) và cuối cùng là trong phần Quyết định (vì đó là kết quả cuối cùng của cơ quan tài phán). + Ở Bản án được nghiên cứu, thông qua nghiên cứu phần Nhận định của Tòa án, chúng ta thấy cơ quan tài phán nêu “Về thời hạn thực hiện giao dịch được hai bên xác định là từ khi xác lập giao dịch cho đến khi phía bị đơn thực hiện xong nghĩa vụ sang tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nguyên đơn, nên đây là giao dịch đang được thực hiện. Về nội dung, hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 nên áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 là đúng với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015. Như vậy, tuy thời điểm các bên thỏa thuận việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phía bị đơn chưa được cấp đất nên chỉ lập giấy viết tay thể hiện nội dung thỏa thuận, nhưng khi được cấp đất các bên đã thay đổi thỏa thuận bằng lời nói thành chuyển nhượng thửa 877 và tiếp tục thực hiện hợp đồng bằng việc giao thêm tiền, giao đất, giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đât, thời điếm giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang đứng tên bị đơn là đã đủ điều kiện để chuyển nhượng. Theo quy định tại Điều 116, khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tuy giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các bên không tuân thủ về hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 502 Bộ luật Dân sự năm 2015 nhưng bên nguyên đơn đã thực hiện giao cho phía bị đơn 110.000.000 đồng, phía bị đơn đã giao quyền sử dụng đất cho nguyên đơn là đã thực hiện hơn 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch nên giao dịch được công nhận hiệu lực. Tòa án cấp sơ thấm công nhận hiệu lực của giao dịch là đúng pháp luật”. Đó là những nội dung cho thấy, theo quan điểm của cơ quan tài phán (ở đây là Tòa phúc thẩm), Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015 được áp dụng cho giao dịch xác lập trước ngày Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực pháp luật (tức chấp nhận áp dụng hồi tố Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015). Tiếp theo, chúng ta có thể hiểu quan điểm của cơ quan tài phán dựa vào điều luật mà cơ quan tài phán sử dụng làm căn cứ cho hướng giải quyết của mình. Đây là cách nhận diện khó hơn cách nhận diện dựa vào ngôn từ nêu trên. Tuy nhiên, cách tìm hiểu quan điểm của cơ quan tài phán theo hướng này đôi khi cần thiết và hữu ích để hiểu rõ hơn quan điểm của họ. Trong Bản án được nghiên cứu, cơ quan tài có viện dẫn 4 điều luật liên quan đến chủ đề được phân tích và đó là Điều 116, khoản 2 Điều 129, khoản 1 Điều 502 và điểm b khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015. Trong các điều khoản này, chúng ta thấy điểm b khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015 bàn về khả năng áp dụng Bộ luật dân sự năm 2015 đối với giao dịch được xác lập trước ngày 01/01/2017. Cùng với việc viện dẫn Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015 và công nhận hợp đồng chuyển nhượng chưa được công chứng/chứng thực, việc khai thác các điều luật này cho thấy Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã theo hướng áp dụng hồi tố Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015 (áp dụng Điều 129 cho hợp đồng được xác lập trước ngày 01/01/2017 dù chưa được công chứng/chứng thực). 2. KỸ NĂNG BÌNH LUẬN BẢN ÁN 2.1. Ý nghĩa của việc bình luận bản án Trong phần trên, chúng ta mới hiểu quan điểm của cơ quan tài phán nhưng chúng ta chưa biết quan điểm đó có thuyết phục hay không, đường lối giải quyết của cơ quan tài phán có mang lại yếu tố tích cực hay tiêu cực cho xã hội nếu được nhân rộng. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu thêm về giá trị của quan điểm đó đối với vấn đề pháp lý được nghiên cứu. Tìm cách hiểu giá trị quan điểm/đường lối của cơ quan tài phán ban hành bản án chính là bình luận bản án đó. Ở đây, chúng ta cố gắng hiểu được giá trị của bản án để biết được cái hay, cái thuyết phục mà bản án có thể mang lại cho xã hội, cho việc giải quyết những vấn tương tự xảy ra trong cuộc sống để từ đó chúng ta ủng hộ. Thông qua việc bình luận bản án, chúng ta có thể biết những nhược điểm mà bản án có thể mạng lại cho đương sự hay cho xã hội nếu được nhân rộng để từ đó phản đối vận dụng cho các hoàn cảnh tương tự. Khi bình luận, nếu chúng ta thấy đường lối giải quyết của cơ quan tài phán là hay, là thuyết phục, chúng ta nên ủng hộ và phát triển nó. + Trong thực tế, từ việc phát hiện nhiều bản án có giá trị (tức có tính thuyết phục cao trong việc xử lý những vấn đề xảy ra trong đời sống), chúng ta có thể phổ biến nó tới công chúng thông qua các công trình được công bố (nhất là bộ sách, tạp chí, truyền thông) để thực tiễn khai thác đường lối giải quyết đó cho hoàn cảnh tương tự. Nói cách khác, việc nghiên cứu tính thuyết phục của đường lối giải quyết có ý nghĩa thực tiễn cao đối với hoàn cảnh tương tự. + Trên cơ sở nghiên cứu án và tìm ra những bản án hay, chúng ta có thể đề xuất phù hợp trong việc sửa đổi văn bản pháp luật và hướng này rất dễ được tiếp thu vì ở đây được coi là đã có tiền lệ nên các nhà làm luật dễ chấp nhận. Nói cách khác, việc nghiên cứu tính thuyết phục của đường lối giải quyết trong bản án có ý trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và việc này đã được kiểm chứng trong quá trình xây dựng pháp luật tại Việt Nam. + Cũng từ việc phát hiện giá trị thuyết phục của các bản án, chúng ta có thể đề xuất nội dung thuyết phục của bản án để trở thành án lệ. Đó là cách hiệu quả trong việc phổ biến và phát triển cái hay, cái tốt cho các hoàn cảnh tương tự. Nói cách khác, việc nghiên cứu tính thuyết phục của đường lối giải quyết trong bản án có ý trong việc xây dựng án lệ và việc nghiên cứu Bản án của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ở đây là một ví dụ: Nghiên cứu này đã đem đến kết quả là chúng ta có Án lệ số 55/2022/AL và sẽ được áp dụng cho các hoàn cảnh tương tự như Nghị quyết số 01/2019/MQ-HĐTP đã quy định “Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm Quay lại Bản án được sửa dụng để minh họa. Thực tế, nội dung áp dụng hồi tố Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015 đã được bàn luận và hướng giải quyết trong Bản án được nghiên cứu tương thích với tinh thần chung của Bộ luật dân sự năm 2015. Trong tài liệu được công bố năm 2020, chúng ta thấy nêu “các giao dịch trong các vụ việc được bình luận (Tòa án áp dụng điều luật trên) đều được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực pháp luật. Điều đó cho thấy thực tiễn áp dụng Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 cho cả các giao dịch được xác lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2017. Hướng áp dụng hồi tố này chưa thực sự rõ trong Bộ luật Dân sự năm 2015 đối với các giao dịch như trong các vụ việc được bình luận nhưng thuyết phục vì nó giúp công nhận hợp đồng đã được thực hiện trong thực tế mặc dù chưa đáp ứng điều kiện có hiệu lực”21. Thực tế, “quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 129 là do nguyên nhân phát sinh các quan hệ giao dịch liên quan đến thủ tục hành chính trong đời sống xã hội Việt Nam suốt mấy chục năm qua như một rào cản. Cơ quan lập pháp muốn giảm thiểu những phức tạp cho các chủ thể tham gia các giao dịch dân sự mà vi phạm về hình thức vào thời điểm xác lập”22. Đây là những quy định được xây dựng “để góp phần hạn chế việc tuyên bố giao dịch dân sự bị vô hiệu một cách tùy tiện vì lý do không tuân thủ quy định hình thức”23. Vì vậy, hướng như nêu trên trong Bản án được nghiên cứu là thuyết phục để ổn định các quan hệ dân sự đã được thực hiện mặc dù không đáp ứng điều kiện về hình thức. Chính vì vậy, chúng ta nên phát triển hướng giải quyết trong Bản án cho hoàn cảnh tương tự và việc đường lối đó được phát triển thành án lệ (Án lệ số 55/2022/AL) sẽ giúp công nhận nhiều hợp đồng có vấn đề pháp lý tương tự (đã được thực hiện 2/3 nhưng chưa được công chứng/chứng thực). - Đánh giá quan điểm của Tòa án so kinh nghiệm nước ngoài Để thấy được tính thuyết phục của đường lối giải quyết trong bản án, chúng ta cũng nên đối chiếu đường lối giải quyết đó so với kinh nghiệm nước ngoài (nếu có thể). Việc pháp luật nước ngoài đã ghi nhận hướng giải quyết như trong bản án của chúng ta có thể giúp hướng giải quyết của bán án đi xa hơn, dễ được chấp nhận hơn cho việc áp dụng đối với hoàn cảnh tương tự. Trong thực tế, có bản án được chấp nhận phát triển thành án lệ một cách dễ dàng sau khi biết được hướng giải quyết trong bản án đã có tiền 21 Đỗ Văn Đại: Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức 2020 (xuất bản lần thứ 7), Bản án số 114-116. 22 Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (chủ biên): Bình luận khoa học BLDS 2015, Nxb. Công an nhân dân 2017, tr. 256. 23 Đinh Trung Tụng (chủ biên): Những điểm mới cơ bản của BLDS năm 2015, Nxb. Lao Động, Hà Nội 2017, tr. 86. lệ trong pháp luật nước ngoài, nhất là trong hệ thống pháp luật được đánh giá cao trên thế giới. Quay lại Bản án được nghiên cứu về công nhận hiệu lực của hợp đồng chưa được công chứng/chứng thực, nghiên cứu cho thấy không hiếm hệ thống pháp luật thấy được những hạn chế của việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức nên tìm cách đưa ra các biện pháp xử lý khác. Chẳng hạn, ở Thụy Sĩ, án lệ cũng như cơ quan lập pháp nhận thấy rằng vô hiệu không phải là phản ứng thích hợp nên đã theo hướng “một hợp đồng vay tiêu dùng sẽ trở thành vay không có lãi sau khi người cho vay chuyên nghiệp thực hiện hợp đồng. Tương tự, trong hợp đồng bảo hiểm và hợp đồng du lịch trọn gói, vi phạm hình thức có hệ quả là hợp đồng được coi là ký kết với một nội dung ít có lợi hơn đối với người chuyên nghiệp”. Còn ở Đức, “pháp luật Đức đưa ra ngoại lệ cho việc vô hiệu khi có việc vi phạm hình thức của hợp đồng cho thuê bất động sản. Theo Điều 566 Bộ luật Dân sự, hợp đồng thuê một bất động sản với thời hạn hơn một năm phải được lập bằng văn bản. Khi có vi phạm về hình thức, hợp đồng có giá trị như hợp đồng không có thời hạn. Tương tự, việc tặng cho không được công chứng (chứng thực) vẫn có giá trị pháp lý khi có việc giao đối tượng tặng cho”24. Do đó, hướng giải quyết trong Bản án được nghiên cứu cho thấy điểm tích cực, có tiền lệ trong một số hệ thống pháp luật trên thế giới. Điều này càng cho thấy đường lối giải quyết trong Bản án được nghiên cứu để công nhận hiệu lực của hợp đồng mặc dù vi phạm điều kiện về hình thức là thuyết phục. Vì vậy, việc phát triển đường lối đó thành Án lệ số 55/2022/AL có tính thuyết phục cao. Kết luận. Chúng ta đã biết cách thức để nhận biết, hiểu một bản án cũng như cách thức để hiểu được giá trị của bản án về một vấn đề cụ thể. Nhìn một cách tổng thế, phân tích và bình luận bản án là một cách học, cách hiểu pháp luật hiệu quả vì qua đó chúng ta hiểu được quy định trong văn bản pháp luật, hiểu được thực tiễn (đặc biệt là thực tiễn xét xử) và đào sâu lý luận, thậm chí đối với một số trường hợp là phát triển lý luận mới (nhất là khi vấn đề đó chưa được lý luận giải quyết, văn bản điều chỉnh). Ở nhiều nước có nền pháp luật phát triển như Pháp, nghiên cứu về bản án khá phổ biến tại các trung tâm đào tạo luật lớn và, trên các tạp chí chuyên ngành luật, thường có mục bình luận bản án do các giảng viên cũng như người làm thủ tục thực hiện. Ở các trung tâm đào tạo luật lớn tại các nước có nền pháp luật phát triển như vừa nêu, việc nghiên cứu bản án là điều hiển nhiên, rất phổ biến và khá hiệu quả. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu bản án chưa phổ biến tại các trung tâm đào tạo luật trừ một vài trung tâm như Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (trong đó Khoa luật 24 Xem M. Fontaine (chủ biên): Le processus de formation du contrat, Nxb. Bruylant-LGDJ, 2002, tr.659. dân sự đã có nhiều năm kinh nghiệm và rất nhiều bản án được đưa vào chương trình để sinh viên nghiên cứu trong các buổi thảo luận). Hy vọng rằng sinh viên học luật ở Việt Nam ngày càng được thụ hưởng nhiều từ cách học này nhưng, để làm được việc đó, cần có sự đầu tư, nhất là cần có cái tâm của người làm công tác của người giảng dạy! ------------ Bản án dân sự phúc thẩm số 16/2019/DS-PT ngày 19/3/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi NỘI DUNG VỤ ÁN Tại đơn khởi kiện đề ngày 18/4/2017 được sửa đổi, bổ sung ngày 06/6/2017, bản tự khai và tại phiên tòa sơ thẩm nguyên đơn ông Võ Sĩ M, bà Phùng Thị N trình bày: Giữa nguyên đơn và bị đơn ông Đoàn C, bà Trần Thị L có quan hệ họ hàng. Năm 2009 bị đơn cần tiền làm nhà cho con trai là anh Đoàn Tấn LI nên thỏa thuận và lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nguyên đơn, diện tích đất chuyển nhượng là lô B trong phần đất của bị đơn khi được Nhà nước cấp đất tái định cư (Nhà nước thu hồi đất của bị đơn và đã thông báo sẽ cấp đất tái định cư tại khu Làng H) với giá 90.000.000 đồng. Nguyên đơn đã trả đủ 90.000.000 đồng cho bị đơn. Đến năm 2011, Nhà nước đã chỉ mốc giới vị trí đất cấp cho bị đơn là 03 lô đất liền kề ở mặt tiền, bị đơn và anh Đoàn Tấn LI yêu cầu phía nguyên đơn đưa thêm 30.000.000 đồng vì giá đất mặt tiền cao hơn, nguyên đơn đồng ý đưa tiếp 20.000.000 đồng, còn 10.000.000 đồng khi nào làm thủ tục chuyển nhượng xong thì đưa đủ. Lúc này bị đơn đã chỉ vị trí cũng như mốc giới thửa đất chuyển nhượng cho phía nguyên đơn. Trong quá trình chờ làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thì vào ngày 05/6/2014 nguyên đơn có cho bà Nguyễn Thị Ml, địa chỉ: Thôn V, xã P, huyện Đ, tỉnh Quảng Ngãi thuê diện tích đất này làm mặt bằng buôn bán và không ai có ý kiến gì. Đến tháng 10/2016 Nhà nước mới cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất cho bị đơn, nhưng phía bị đơn và anh Đoàn Tấn LI chỉ đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa đất số 877 tờ bản đồ số 24 xã P (Sau đây viết tắt là thửa 877) cho nguyên đơn nhưng không làm thủ tục chuyến nhượng cho nguyên đơn, hiện nay nguyên đơn đã xây móng đá chẻ trên thửa 877. Nay nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải làm thủ tục chuyển nhượng thửa 877 tờ bản đồ số 24 xã P, huyện Đ, tỉnh Quảng Ngãi cho nguyên đơn. Trong quá trình giải quyết vụ án, bị đơn ông Đoàn C, bà Trần Thị L và người đại diện theo ủy quyền của bị đon, ông Trương Quang T trình bày: cấp cao tại Đà Nẵng; hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 24/2018/DSPT ngày 01/02/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tại phiên tòa phúc thẩm: Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký và các đương sự đã tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Đơn kháng cáo của bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan làm trong thời hạn luật định là hợp lệ. Về nội dung: Nội dung hợp đồng chuyển nhượng đất là Giấy chuyển nhượng đất thổ cư ngày 10/8/2009 đã được thực hiện bằng việc nguyên đơn giao 90.000.000 đồng cho phía bị đơn. Sau đó vì bị đơn không được cấp đất tái định cư là lô B nên các bên thay đối thỏa thuận thành chuyển nhượng lô A với giá 120.000.000 đồng, phía nguyên đơn đưa tiếp 20.000.000 đồng, còn 10.000.000 đồng sẽ giao khi hoàn tất thủ tục chuyến nhượng. Căn cứ lời trình bày của ông Phạm Văn H (Bút lục 190) và lời trình bày của bà Nguyễn Thị MI (Bút lục 118) có cơ sở xác định bị đơn đã giao đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nguyên đơn, nguyên đơn đã xây móng nhà và cho bà MI thuê làm quán buôn bán. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên bị đơn nên bị đơn có quyền chuyển nhượng mà không cần có ý kiến của các thành viên khác trong hộ gia đình. Hợp đồng vi phạm về hình thức nhưng đang được thực hiện nên được áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải quyết, theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng này được công nhận hiệu lực. Tuy nhiên, cấp sơ thẩm không buộc nguyên đơn trả tiếp cho bị đơn 10.000.000 đồng là thiếu sót. Đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ Điều 289, khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật Tố tụng dân sự; đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần Viện kiếm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi rút kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Đức Phổ; không chấp nhận kháng cáo của bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; sửa bản án sơ thẩm, công nhận hiệu lực của hợpđồng chuyến nhượng thửa 877, nguyên đơn có nghĩa vụ thanh toán cho bị đơn 10.000.000 đông, nguyên đơn được quyền liên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa 877. NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN: 1. Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi rút toàn bộ Quyết định kháng nghị số 1317/QĐKNPT-VKS-DS ngày 05/10/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Đức Phổ. Vì vậy, đình chỉ xét xử phúc thẩm một phần vụ án mà Viện kiểm sát đã rút kháng nghị là phù hợp với quy định tại Điều 284 Bộ luật Tố tụng dân sự. 2. Trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, các đương sự trong vụ án không ai yêu cầu áp dụng thời hiệu nên không xem xét áp dụng thời hiệu khởi kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự. 3. Bị đơn ông c, bà L và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh LI thừa nhận, vì biết thông tin gia đình bị đơn bị thu hồi đất sẽ được cấp ba lô đất tái định cư, trong đó có một lô A và hai lô B, nên ngày 10/8/2009 nguyên đơn ông M, bà N cùng phía bị đơn ông C, bà L và anh Đoàn Tấn LI thỏa thuận và lập “Giấy chuyển nhượng đất thổ cư” (Bút lục 27), nội dung thỏa thuận là bị đơn và anh LI chuyển nhượng cho nguyên đơn một lô đất thuộc lô B, diện tích 5m X 20m (tự chọn khi Nhà nước cấp đất) trong phần đất của gia đình bị đơn sẽ được cấp tái định cư với giá 90.000.000 đồng, anh LI có trách nhiệm làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giao đất trên thực địa cho nguyên đơn, các bên tham gia giao dịch đêu thống nhất ký tên; bị đơn đã giao đủ 90.000.000 đồng cho phía nguyên đơn. Đây là nhũng tình tiết không phải chứng minh theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự. 4. Phía bị đơn không thừa nhận có việc thay đổi thỏa thuận chuyển nhượng từ lô B sang lô A với giá 120.000.000 đồng như nguyên đơn trình bày vì đến năm 2016 bị đơn mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 20.000.000 đồng phía bị đơn nhận thêm chỉ để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng tại phiên tòa phúc thấm anh LI thừa nhận năm 2011 phía bị đơn đã biết vị trí ba lô đất gia đình bị đơn được cấp tái định cư trên bản đồ, không có lô B như thỏa thuận với nguyên đơn, trong 03 lô đất này có thửa 877; bên cạnh đó, tại Biên bản lấy lời khai của đương sự (Bút lục 192) ông C trình bày ông đã làm nhà trên 01 lô đất tái định cư từ năm 2013. Như vậy, tuy chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng phía bị đơn đã biết vị trí các lô đất tái định cư được Nhà nước cấp. 5. Căn cứ thực tế sử dụng thửa 877, lời khai người thuê đất là bà Nguyễn Thị Ml, “Giấy thỏa thuận cho thuê đất” (Bút lục 27); biên bản lấy lời khai ông Đoàn C ngày 25/7/2017 (bút lục 192) chứng tỏ phía bị đơn đã giao thửa 877 và giấy chứng nhận quyên sử dụng thửa đất này cho nguyên đơn, nguyên đơn đã cho bà MI thuê đất đế xây dựng quán, ông C cũng đến làm công xây dựng quán cho bà Ml và không có tranh chấp gì; chính anh LI đã đổ đá chẻ trên thửa 877 và bán cho nguyên đơn đê nguyên đơn xây móng nhà. 6. Về thời hạn thực hiện giao dịch được hai bên xác định là từ khi xác lập giao dịch cho đến khi phía bị đơn thực hiện xong nghĩa vụ sang tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nguyên đơn, nên đây là giao dịch đang được thực hiện. Về nội dung, hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 nên áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 là đúng với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015. Như vậy, tuy thời điểm các bên thỏa thuận việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phía bị đơn chưa được cấp đất nên chỉ lập giấy viết tay thể hiện nội dung thỏa thuận, nhưng khi được cấp đất các bên đã thay đổi thỏa thuận bằng lời nói thành chuyển nhượng thửa 877 và tiếp tục thực hiện hợp đồng bằng việc giao thêm tiền, giao đất, giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đât, thời điếm giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang đứng tên bị đơn là đã đủ điều kiện để chuyển nhượng. Theo quy định tại Điều 116, khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tuy giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các bên không tuân thủ về hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 502 Bộ luật Dân sự năm 2015 nhưng bên nguyên đơn đã thực hiện giao cho phía bị đơn 110.000.000 đồng, phía bị đơn đã giao quyền sử dụng đất cho nguyên đơn là đã thực hiện hơn 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch nên giao dịch được công nhận hiệu lực. Tòa án cấp sơ thấm công nhận hiệu lực của giao dịch là đúng pháp luật nhưng buộc bị đơn phải làm thủ tục chuyển nhượng thửa 877 cho nguyên đơn là không cần thiết, khi Tòa án công nhận hiệu lực của giao dịch thì nguyên đơn liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được công nhận quyền sử dụng đất theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. 7. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các anh chị Đoàn Tấn Ll, Đoàn Tấn NI, Đoàn Thị Thu V, Đoàn Thị Mỹ N2 là thành viên trong gia đình bị đơn kháng cáo cho rằng việc cha mẹ các anh, chị chuyển nhượng quyền sử dụng đất không được sự đồng ý của các anh chị, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợppháp của các anh chị thì thấy rằng: Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thửa 877 là đất tái định cư được cấp cho bị đơn, không phải cấp cho hộ gia đình nên bị đơn có quyền chuyến nhượng, việc chuyến nhượng thửa 877 của bị đơn không vi phạm điều cấm của pháp luật như bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày; trường hợpthửa 877 là tài sản chung của hộ gia đình thì bị đơn chỉ chuyển nhượng một trong ba thửa đất tái định cư nên vẫn thuộc phạm vi quyền tài sản của bị đơn trong khối tài sản chung của hộ gia đình. 8. Từ những nhận định trên, không chấp nhận kháng cáo của bị đơn ông C, bà L và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các anh, chị LI, Nl, V, N2. 9. Tuy nhiên, theo thỏa thuận chuyển nhượng thì nguyên đơn còn phải trả cho bị đơn 10.000.000 đồng, Tòa án cấp sơ thẩm công nhận hợp đồng nhưng không buộc phía nguyên đơn tiếp tục trả số tiền còn lại cho bị đơn là thiếu sót, cần sửa bản án sơ thẩm về nội dung này. 10. Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn tự nguyện để cho quán nước tạm có diện tích 25m2 dụng bằng cây bạch đàn, mái lợp tôn sắt, nền láng xi măng của bà CHUYÊN ĐỀ 5: KỸ NĂNG THU THẬP TÀI LIỆU ThS. Hoàng Thị Minh Tâm ⃰ 1. THU THẬP TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc thu thập tài liệu Tài liệu là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân25. Tài liệu bao gồm văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu... Trong lĩnh vực pháp lý hiện nay, các nguồn tài liệu khá đa dạng, phong phú. Tùy thuộc vào mục đích thu thập mà lựa chọn các tài liệu tương ứng. Các nguồn tài liệu thu thập thông thường gồm: văn bản pháp luật, bản án và quyết định của tòa án, quan điểm của cơ quan nhà nước, bài viết trên các sách báo pháp lý chuyên ngành, các tài liệu từ internet, các tài liệu do đương sự hoặc khách hàng cung cấp, các nguồn tài liệu khác… Có nhiều cách khác nhau trong việc phân loại tài liệu, tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng tài liệu. Theo quy định tại Điều 94, Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (sau đây gọi là Bộ luật TTDS năm 2015) tài liệu có thể được chia thành: tài liệu đọc được, tài liệu nghe được, tài liệu nhìn được, dữ liệu điện tử. Các tài liệu đọc được gồm: bản chính; bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp; tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận26. Bản chính là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; nhưng giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập, có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Còn bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc27. Các tài liệu nghe được, nhìn được phải được xuất tình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình… Thông điệp, dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử28. Đồng thời, theo quy định tại Điều 4 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 thì: “Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ * Thạc sĩ, Giảng viên Khoa Luật Dân sự - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 25 Điều 2 Luật Lưu trữ năm 2011. 26 Nguyễn Hải An (2019), “Chứng cứ và chứng cứ điện tử theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 04 (125), 2019, tr. 38-53. 27 Khoản 5 và 6 Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính Phủ. 28 Điều 95 Bộ luật TTDS năm 2015. số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự [...]. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Như vậy, thu thập tài liệu là quá trình xác định nguồn tài liệu, lựa chọn, tập hợp tài liệu theo những tiêu chí cụ thể nhằm làm rõ những vấn đề, nội dung liên quan đến lĩnh vực nhất định, đáp ứng mục tiêu đã được định trước. Thông qua quá trình trao đổi với khách hàng để thu thập thông tin, luật sư/người hành nghề luật có thể đồng thời yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu cần thiết liên quan đến vụ việc. Việc thu thập tài liệu đầy đủ sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu hồ sơ và giải quyết vụ việc chính xác và đầy đủ, làm cơ sở cho việc lưu trữ và sử dụng tài liệu cho các vụ việc. Do vậy, khi tiếp xúc với khách hàng để thu thập tài liệu hoặc trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, nếu nhận thấy các thông tin và tài liệu mà khách hàng cung cấp chưa đầy đủ, thì luật sư có thể hỏi và yêu cầu khách hàng cung cấp bổ sung ngay, đồng thời lưu trữ bổ sung các tài liệu vừa thu thập được. Thu thập tài liệu chính xác và đầy đủ sẽ giúp cho việc xử lý thông tin, tài liệu hiệu quả có trọng tâm, đáp ứng yêu cầu của công việc. Ngược lại nếu thông tin, tài liệu được thu thập không đầy đủ, thiếu chính xác sẽ có những tác động, ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả, dẫn đến việc xử lý công việc thiếu tính thuyết phục và không đáp ứng yêu cầu. 1.2. Các yêu cầu đối với việc thu thập tài liệu 1.2.1. Xác định mục đích của việc thu thập tài liệu Yêu cầu cơ bản trong việc thu thập tài liệu là phải đảm bảo sự đầy đủ, chính xác, trung thực, khách quan, đảm bảo tính pháp lý, giá trị thực tiễn của các tài liệu. Bên cạnh đó, cần có sự sàng lọc kỹ càng để loại bỏ những thông tin, tài liệu không chính xác để đảm bảo cho việc nghiên cứu tài liệu được tiết kiệm thời gian và đạt được mục đích. Xác định đúng mục đích của việc thu thập tài liệu sẽ giúp cho quá trình thu thập nhanh chóng và đầy đủ, phục vụ tốt cho quá trình nghiên cứu và phân tích hồ sơ vụ việc. Đồng thời, việc xác định đúng mục đích thu thập cũng giúp loại bỏ những tài liệu không liên quan, chọn lọc những tài liệu phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng. 1.2.2. Xác định và phân loại nguồn tài liệu cần thu thập Người thu thập cần ưu tiên chú trọng các tài liệu chính thống do khách hàng, đối tác, cơ quan nhà nước… cung cấp. Đối với các tài liệu là văn bản quy phạm pháp luật, cần chú trọng đến hiệu lực pháp lý của văn bản. Đối với nguồn thông tin không chính thống: đó là các thông tin thu được qua phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng, qua phản ánh của các cơ quan, tổ chức cá nhân. Đây là nguồn thông tin mở, phản ánh đa chiều, có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Vì vậy, khi tiếp nhận thông tin, người thu thập cần phải kiểm tra độ tin cậy của thông tin, tính khoa học, tính chính xác của thông tin. Khi thông tin đã được kiểm tra, kiểm chứng và khẳng định được tính chính xác của thông tin thì mới được sử dụng thông tin để phục vụ việc xử lý công việc. 1.2.3. Tuân thủ các nguyên tắc trong quá trình giao tiếp với người cung cấp thông tin, tài liệu Khi làm việc với tư cách của người hành nghề luật, dù ở bất kỳ vị trí nào, bạn sẽ phải giao tiếp với người cung cấp thông tin, tài liệu. Khi giao tiếp với họ, bạn cần luôn tỏ ra lịch sự, tôn trọng, chừng mực và có cách thức phù hợp để khuyến khích họ cung cấp cho bạn đầy đủ, toàn diện các thông tin, tài liệu liên quan vụ việc. Do đó, cần thực hiện những nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp sau đây: Một là, luôn lịch sự, tôn trọng người cung cấp thông tin, tài liệu. Bên cạnh đó, cần nắm bắt các thông tin cơ bản về đối tượng giao tiếp để sử dụng ngôn ngữ, thái độ và tác phong phù hợp. Để giao tiếp tốt, người hành nghề luật cần có khả năng diễn đạt rành mạch, rõ ràng các nội dung vấn đề, vận dụng đúng giọng điệu, ngôn ngữ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể29. Hai là, xác định rõ mục đích giao tiếp. Tất cả các cuộc giao tiếp trong nghề luật đều là những cuộc giao tiếp có mục đích. Vì vậy cần xác định rõ mục đích giao tiếp, vạch ra các nội dung cần trao đổi trong buổi giao tiếp và dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong buổi giao tiếp30. Ba là, luôn có thái độ tích cực để khuyến khích người cung cấp thông tin chuyển giao tối đa tài liệu có liên quan. Người hành nghề luật cần rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực và kỹ năng đặt câu hỏi để áp dụng khi giao tiếp với người cung cấp thông tin, tài liệu. Giao tiếp có tính chất hai chiều, nếu người hành nghề luật lắng nghe hời hợt, qua loa thì có thể bỏ sót các thông tin quan trọng, từ đó sẽ ảnh hưởng đến nguồn tài liệu có thể thu thập được. Do vậy, cần rèn luyện kỹ năng nghe một cách chính xác và đúng trọng tâm, để có thể tổng hợp và nắm bắt đúng thông tin pháp lý của vụ việc, đồng thời nên ghi chép ngắn gọn những thông tin quan trọng thu thập được. 1.2.4. Kỹ năng giao tiếp và đặt câu hỏi để thu thập thông tin, tài liệu Giao tiếp và đặt câu hỏi thu thập thông tin là nền tảng của tất cả những hoạt động tiếp theo của người hành nghề luật. Sự chính xác của các thông tin thu được trong giai đoạn này là cơ sở cho toàn bộ quá trình giải quyết một vụ việc. Do đó nó phải được thực 29 Học viện Tư pháp, Giáo trình Kỹ năng mềm trong nghề Luật, Lê Thị Thúy Nga (chủ biên), Nxb Tư pháp, 2021, tr. 58. 30 Học viện Tư pháp, Giáo trình Kỹ năng mềm trong nghề Luật (tldd), tr. 59. Luật sư cũng có thể thu thập tài liệu khác như35: các tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan mà luật sư định thu thập phải là những tài liệu có lợi cho bị cáo để chứng minh là bị cáo không có tội, phạm tội nhẹ hơn hoặc được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, giảm nhẹ mức bồi thường. Ngoài ra để bảo đảm tính thực tế, các tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đó phải không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác và luật sư có khả năng thu thập được. Luật sư có thể tìm những thông tin này qua việc gặp gỡ trao đổi với bị can, bị cáo, hoặc yêu cầu người thân thích của bị can cung cấp các tài liệu liên quan đến vụ án mà họ có, hoặc đến các cơ quan, tổ chức, gặp cá nhân có liên quan đề nghị cung cấp. Luật sư cũng có thể thu thập ý kiến của người có liên quan như thu thập bản tường trình của những người hàng xóm của bị can để chứng minh người bị hại đã có hành vi xâm hại quyền lợi của gia đình bị can trước khi tội phạm xảy ra, chụp ảnh, quay phim nơi xảy ra tội phạm để tìm những tình tiết có lợi cho việc bào chữa và thu thập các tài liệu khác, đồ vật, tình tiết có lợi cho bị cáo36. Mục đích của việc thu thập này là để làm rõ hơn nữa sự thật của vụ án, giải thích pháp luật cho bị can bị cáo và thống nhất phương án bào chữa tại phiên tòa. Như vậy, đối với kỹ năng thu thập tài liệu trong các vụ án hình sự, có hai loại nguồn tài liệu chính: hồ sơ vụ án được luật sư thu thập thông qua các cơ quan tiến hành tố tụng và các loại tài liệu khác, đồ vật, tình tiết do bản thân luật sư tự thu thập để phục vụ cho lợi ích của bị can, bị cáo và cho hiệu quả của việc bào chữa cho khách hàng của mình. Khi đã thu thập tương đối đầy đủ, luật sư phải chuyển sang phần thứ hai đóng vai trò rất quan trọng trong nghề nghiệp: nghiên cứu, phân tích hồ sơ, đánh giá các tài liệu đó tìm ra những điểm có ý nghĩa đến việc bào chữa và… đây là giai đoạn có ảnh hưởng lớn đến lợi ích của bị can, bị cáo. 1.3.2. Thu thập tài liệu trong các vụ việc dân sự Đối với các vụ việc dân sự, những tài liệu luật sư cần phải thu thập trước khi tiến hành phân tích nghiên cứu hồ sơ của vụ việc dân sự cụ thể như37: - Hồ sơ vụ án (do cơ quan tòa án cung cấp) - Hồ sơ của nguyên đơn (do phía nguyên đơn cung cấp): đơn kiện, hồ sơ khởi kiện của nguyên đơn gồm những chứng cứ, tài liệu quan trọng làm cơ sở cho yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và làm sáng tỏ yêu cầu của mình và các tài liệu khác (ví dụ giấy ủy quyền, giấy đăng ký kinh doanh, biên bản làm việc…) 35 Học Viện Tư Pháp, Giáo trình Kỹ Năng Giải Quyết Vụ Án Hình Sự, tldd, tr. 257 và 260. 36 Học Viện Tư Pháp, Giáo trình Kỹ Năng Giải Quyết Vụ Án Hình Sự, tldd, tr. 257 và 260. 37 Xem Học Viện Tư Pháp, Giáo trình Kỹ Năng Giải Quyết Vụ Việc Dân Sự, tldd, tr. 285-302. - Hồ sơ của bị đơn (do phía bị đơn cung cấp): gồm các tài liệu mà bị đơn dùng để phản bác lại yêu cầu của nguyên đơn, các tài liệu chứng minh cho các yêu cầu, phản yêu cầu của bị đơn… - Các tài liệu do tòa án xác minh thu thập được: thông thường gồm nội dung lời khai của những người tham gia tố tụng; các tài liệu khác có trong hồ sơ (ví dụ như chứng cứ viết, kết luận giám định…). Nhìn chung, sẽ không có một công thức chung nào cho việc thu thập tài liệu. Tùy thuộc vào bản chất và nội dung của mỗi vụ việc mà việc thu thập tài liệu cũng sẽ có sự khác nhau. Trên cơ sở kinh nghiệm và kiến thức pháp luật, người thu thập sẽ xác định những tài liệu cần thu thập và phương thức thu thập tài liệu một cách phù hợp. 1.3.3. Thu thập tài liệu trong vụ việc hành chính Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hành chính có thể với tư cách là người dại diện theo ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự. Dù tham gia với tư cách nào thì luật sư luôn có quyền và nghĩa vụ thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự38. Để thu thập tài liệu, chứng cứ, luật sư cần phải xác định vấn đề cần chứng minh. Trước khi thực hiện các biện pháp thu thập chứng của của mình, luật sư cần xác định các tài liệu, chứng cứ do khách hàng cung cấp. Việc làm này sẽ giúp luật sư phát hiện được những tài liệu còn thiếu, cần phải tiếp tục tiến hành thu thập. Tài liệu được hiểu là bất cứ tài liệu bằng văn bản nào được ghi trên giấy hoặc các phương tiện điện tử (tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu điện tử)39. Tài liệu có thể là hợp đồng văn bản, thư điện tử; tài liệu trong quá tình kiểm tra, thanh tra; hồ sơ, giấy tờ liên quan đến một thủ tục hành chính cụm thể… Thông thường các tài liệu đó đã có sẵn đối với mỗi bên đương sự của vụ án. Các tài liệu ban đầu đối với mỗi vụ án mà mỗi bên đưa ra dùng làm căn cứ để biện hộ cho mình trước tòa án có thể rất khác nhau, phụ thuộc vào từng vấn đề và tính chất phức tạp của vấn đề40. Trong trường hợp không thể tự mình thu thập được tài liệu, chứng cứ, luật sư có quyền yêu cầu tòa án áp dụng các biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính41. 2. QUẢN LÝ VÀ LƯU TRỮ TÀI LIỆU 38 Điều 61 Luật Tố tụng Hành chính. 39 Điều 81 Luật Tố tụng Hành chính. 40 Học viện Tư pháp, Giáo trình Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án hành chính, Nxb Tư pháp, 2018, tr. 108- 109. 41 Điều 83, Điều 93 Luật Tố tụng Hành chính. Trong quá trình làm việc, người hành nghề luật luôn phải tiếp nhận khối lượng lớn hồ sơ, tài liệu từ các nguồn khác nhau như: tài liệu từ khách hàng cung cấp, các tài liệu từ quá trình người hành nghề luật tự thu tập, tài liệu sao chụp được từ cơ quan chức năng có thẩm quyền… Vì vậy, việc phân loại, sắp xếp và lưu trữ hồ sơ là một kỹ năng cần thiết và quan trọng. 2.1. Phân loại, lập hồ sơ tài liệu Việc phân loại và sắp xếp hồ sơ, tài liệu đóng vai trò rất quan trọng, bởi tài liệu đó không chỉ sử dụng một lần mà có thể sử dụng nhiều lần để giải quyết trong cùng một vụ việc hoặc giải quyết các vụ việc tương tự về sau. Tập tài liệu với mục lục và các tài liệu đã được phân loại và sắp xếp hợp lý không những tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ việc, mà còn thể hiện tính khoa học, chuyên nghiệp trong quản lý và khai thác tài liệu. Nếu hồ sơ được phân loại và sắp xếp khoa học, có hệ thống, người hành nghề luật sẽ dễ dàng kiểm tra, sắp xếp, lưu trữ và tìm kiếm tài liệu. Các tài liệu thu thập được cần có sự phân loại theo lĩnh vực pháp lý (lĩnh vực dân sự, hình sự, lao động…). Trong cùng một lĩnh vực, nên chia nhỏ hồ sơ theo nhóm vấn đề cụ thể. Sau khi phân loại, hồ sơ cần được sắp xếp một cách khoa học. Các tài liệu sau khi thu thập cần được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Có nhiều cách sắp xếp tài liệu khác nhau mà người thu thập và quản lý tài liệu có thể vận dụng như: sắp xếp tài liệu theo diễn biến của vụ việc từ khi bắt đầu đến khi kết thúc hoặc ngược lại; sắp xếp theo nhóm tài liệu; sắp xếp theo thứ tự và tầm quan trọng của loại tài liệu; sắp xếp theo mức độ và tần suất dự kiến sẽ sử dụng đến tài liệu đó… Thông thường, tài liệu có thể được sắp xếp theo thứ tự về mặt thời gian hoặc theo nhóm tài liệu. Cũng có thể sắp xếp kết hợp giữa việc phân nhóm tài liệu thu thập được và với mỗi nhóm tài liệu như vậy, cần được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Như vậy sẽ giúp cho việc đọc, ghi chép nội dung chính vụ việc và việc lưu trữ sẽ thuận lợi, dễ tra cứu hơn. Cùng với việc sắp xếp tài liệu, nên đánh số thứ tự các tài liệu và lập mục lục các tài liệu đã được sắp xếp, lưu trữ tài liệu an toàn và bảo mật. 2.2. Lưu trữ tài liệu Quản lý hồ sơ hiệu quả tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ việc nhanh chóng, hiệu quả và quản lý các vấn đề pháp lý một cách phù hợp. Tài liệu được lưu trữ không những giúp chúng ta xử lý công việc hiệu quả ở thời điểm hiện tại mà còn giúp sử dụng và khai thác tài liệu trong tương lai khi cần đến. Đặc biệt, đối với những vụ việc hoặc - Thực hiện được cơ bản các bước để nghiên cứu hồ sơ. 2. TÓM TẮT NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ 2.1. Khái niệm và vai trò của nghiên cứu hồ sơ 2.1.1. Khái niệm nghiên cứu hồ sơ Theo từ điển tiếng Việt, “hồ sơ” là “tài liệu tổng hợp, có liên quan với nhau về một người, một sự việc hay một vấn đề”1. Theo khoản 10 Điều 2 Luật Lưu trữ năm 2011, hồ sơ được định nghĩa là là một tập tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có đặc điểm chung, hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Theo khoản 2 Điều 2 Luật Lưu trữ năm 2011, tài liệu là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tài liệu bao gồm văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và các vật mang tin khác. Như vậy, hồ sơ là nơi chứa đựng những thông tin cần thiết về hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Mặt khác, theo từ điển tiếng Việt, “nghiên cứu” được hiểu là “xem xét, tìm hiểu kỹ lưỡng để nắm vững vấn đề, giải quyết vấn đề hay để rút ra những hiểu biết mới”2. Kết hợp với khái niệm về hồ sơ được phân tích ở trên, có thể hiểu Nghiên cứu hồ sơ là quá trình xem xét, đối chiếu, phân tích các tài liệu có trong hồ sơ vụ án để xác định các vấn đề cần phải xử lý tiếp. Nghiên cứu hồ sơ đồng thời cũng là quá trình đánh giá các tài liệu đó trong mối quan hệ biện chứng nhằm xâu chuỗi các tình tiết, sự kiện được ghi nhận trong các tài liệu, để xác định bản chất của sự việc, từ đó đề ra hướng giải quyết phù hợp3. Hồ sơ được phân chia thành nhiều loại. Trong các ngành nghề về luật chính hiện nay, hồ sơ có thể được phân chia thành: hồ sơ vụ án (bao gồm hình sự, dân sự, hành chính), hồ sơ doanh nghiệp, hồ sơ nhân sự… Mỗi loại hồ sơ sẽ bao gồm những tài liệu khác nhau. Ví dụ: hồ sơ vụ án dân sự sẽ bao gồm: đơn khởi kiện, thông báo thụ lý vụ án, bản tự khai của các đương sự, giấy triệu tập của Tòa án, các biên bản về 1 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Hồng Đức, 2018, tr. 576. 2 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Hồng Đức, 2018, tr. 861. 3 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị, “Đổi mới phương pháp nghiên cứu hồ sơ án dân sự thông qua sơ đồ hình vẽ”, https://vksquangtri.gov.vn/bai-viet/doi-moi-phuong-phap-nghien-cuu-ho-so-an-dan-su-thong-qua- so-do-hinh-ve-186, truy cập ngày 30/10/2022. phiên hợp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, biên bản thu thập chứng cứ, các quyết định của Tòa án…. Hồ sơ vụ án hình sự có thể bao gồm: Quyết định khởi tố vụ án; Quyết định khởi tố bị can; Các quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát; Các quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn; Kết luận điều tra; Bản Cáo trạng... 2.1.2. Vai trò của nghiên cứu hồ sơ Việc nghiên cứu hồ sơ đóng vai trò rất quan trọng đối với việc đạt được kết quả của công việc đang tiến hành, thể hiện cụ thể ở các nội dung sau đây: Thứ nhất, nghiên cứu hồ sơ giúp hiểu được yêu cầu của khách hàng. Khi khách hàng đến yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý, khách hàng sẽ có những yêu cầu riêng của mình. Việc nghiên cứu hồ sơ giúp cho Luật sư hoặc bên cung cấp dịch vụ có thể xác định được cơ sở để đàm phán, đưa ra mức giá dịch vụ hợp lý với khách hàng. Nếu không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ việc, Luật sư có thể đưa ra mức giá không phù hợp với mức độ phức tạp của sự việc, dẫn đến mất uy tín đối với khách hàng. Mặt khác, việc nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ việc giúp Luật sư, người cung cấp dịch vụ pháp lý có thể hiểu được một cách chính xác yêu cầu của khách hàng, cũng như là những thông tin mà khách hàng cố ý che giấu hoặc bị quên. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ việc một cách kỹ lưỡng còn giúp cho Luật sư, người cung cấp dịch vụ pháp lý xác định được vấn đề pháp lý cần giải quyết, từ đó xác định các văn bản pháp luật, án lệ cần được tra cứu để giải quyết các yêu cầu của khách hàng. Thứ hai, nghiên cứu hồ sơ vụ án giúp nâng cao chất lượng tranh tụng tại Tòa án. Đối với việc tham gia tố tụng tại Tòa án, cho dù là vụ án dân sự, vụ án hình sự hay vụ án hành chính, việc nghiên cứu hồ sơ vụ án giúp cho các bên có thể có sự chuẩn bị tốt nhất trong việc tham gia tranh tụng tại phiên tòa. Bởi lẽ, chỉ khi nào nghiên cứu hồ sơ một cách kỹ lưỡng, chi tiết, các bên đương sự hoặc Kiểm sát viên mới có thể viện dẫn các căn cứ, cơ sở pháp lý, lời khai… trong quá trình tranh tụng tại Tòa án. Nếu không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, khi tham gia tranh tụng tại phiên tòa dễ gặp lúng túng, không biết nên sử dụng tình tiết nào, chứng cứ nào để bác bỏ lập luận của đối phương. Thông thường, việc tranh tụng ở phiên tòa sẽ diễn ra liên tục, các bên không có nhiều thời gian để suy nghĩ hay lục tìm lại tài liệu trong hồ sơ vụ án. Do đó, việc nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án giúp các bên khi tham gia tranh tụng có thể chủ động và sàng lọc thông tin một cách nhanh nhất, tìm ra được các mâu thuẫn trong lời trình bày, lập luận của đối phương để khai thác, tìm ra lợi thế cho bản thân. Mặt khác, khi đã nghiên cứu kỹ hồ sơ, người tham gia tranh tụng sẽ có thể có tâm lý tự tin, thoải mái khi tham gia tranh tụng, đồng thời có thể truyền đạt một cách tốt nhất quan điểm cá nhân đến Hội đồng xét xử và các bên khác tham gia vào quá trình tranh tụng. 2.2. Các yêu cầu của việc nghiên cứu hồ sơ Việc nghiên cứu hồ sơ cần phải đáp ứng các yêu cầu sau: Thứ nhất, nghiên cứu hồ sơ phải toàn diện. Tùy thuộc vào từng loại hồ sơ mà các tài liệu trong hồ sơ có thể có sự khác biệt. Tuy nhiên, để việc nghiên cứu hồ sơ được tiến hành một cách chính xác, cần phải nghiên cứu một cách toàn diện tất cả các tài liệu có trong hồ sơ. Điều này có nghĩa là, khi nghiên cứu hồ sơ, cần phải sắp xếp, đọc, nghiên cứu toàn bộ những tài liệu có trong hồ sơ, không được bỏ sót bất kỳ chi tiết nào, vì đôi khi những chi tiết rất nhỏ lại có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giải quyết vụ việc. Thứ hai, nghiên cứu hồ sơ phải hệ thống. Việc nghiên cứu hồ sơ đòi hỏi tính hệ thống vì số lượng tài liệu có trong một hồ sơ có thể rất nhiều, đan xen với nhau. Do đó, để việc nghiên cứu hồ sơ đạt được kết quả tốt nhất, cần phải hệ thống hóa các tài liệu trong hồ sơ theo những cách thức khác nhau (tùy vào người nghiên cứu) nhưng phải đảm bảo thuận tiện cho việc theo dõi, tìm và đọc tài liệu trong hồ sơ. Thứ ba, nghiên cứu hồ sơ phải độc lập, khách quan. Việc nghiên cứu hồ sơ có mục đích là đưa ra được phương hướng giải quyết cho sự việc dưới quan điểm cá nhân. Do đó, khi nghiên cứu hồ sơ, cần dựa vào những tình tiết có trong tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án, tránh bị phân tâm, chi phối bởi ý kiến của người khác. Có như vậy thì những kết luận đưa ra mới bám sát vào những thông tin có trong hồ sơ vụ án và đảm bảo tính chính xác một cách cao nhất. 2.3. Các phương pháp nghiên cứu hồ sơ Việc nghiên cứu hồ sơ có thể được thực hiện theo các phương pháp sau đây Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu tổng thể. Phương pháp này hướng đến việc nghiên cứu toàn bộ tài liệu có trong hồ sơ vụ việc theo tiến trình diễn ra. Chẳng hạn, đối với hồ sơ vụ án dân sự, việc nghiên cứu hồ sơ theo phương pháp tổng thể được tiến hành dựa trên việc nghiên cứu tài liệu của vụ án, kể từ khi khởi kiện cho đến khi Tòa án ban hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật cuối cùng. Việc nghiên cứu hồ sơ theo phương pháp tổng thể giúp người nghiên cứu có thể nắm được thông tin một cách đầy đủ nhất, cũng như biết được quá trình diễn biến của vụ việc 3.2. Kỹ năng đọc hồ sơ và phát hiện vấn đề Việc đọc hồ sơ và phát hiện vấn đề là công việc quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án. Công việc này đòi hỏi người nghiên cứu phải có những kiến thức về lĩnh vực mà mình đang cần giải quyết. Do đó, khi nghiên cứu hồ sơ, người nghiên cứu trước tiên cần phải đọc các quy định pháp luật của vấn đề mình đang cần tìm giải pháp hoặc đang cần giải quyết, từ đó mới có cơ sở để có thể nghiên cứu hồ sơ đạt kết quả một cách tốt nhất. Ví dụ, để nghiên cứu hồ sơ vụ việc dân sự, người nghiên cứu cần phải nắm vững các quy định của pháp luật tố tụng dân sự, đồng thời cần phải biết các quy định về nội dung của vấn đề mình đang giải quyết như: hợp đồng, thừa kế, đất đai, ly hôn, chia tài sản… Khi đọc các tài liệu trong hồ sơ vụ án, người nghiên cứu cần chú ý các vấn đề cơ bản của vụ việc mà mình đang cần giải quyết. Ví dụ, khi nghiên cứu hồ sơ vụ việc dân sự, cần phải lưu ý các vấn đề về: thẩm quyền thụ lý của Tòa án; việc xác định quan hệ pháp luật của Tòa án; thời hiệu yêu cầu; các điều kiện khởi kiện đối với vụ án dân sự; xác định cơ bản các yêu cầu của đương sự; đối chiếu yêu cầu của đương sự với pháp luật nội dung để xác định các vấn đề cần phải chứng mình; xác định các chứng cứ cần phải thu thập, gia nộp cho Tòa án dựa trên yêu cầu của đương sự… 3.3. Kỹ năng ghi chép, tổng hợp kết quả Về việc ghi chép, tổng hợp kết quả, người nghiên cứu cần lưu ý phải ghi lại đầy đủ những thông tin quan trọng được phát hiện trong quá trình đọc và đánh giá tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ. Các kết quả nghiên cứu phải được tổng hợp lại để từ đó tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho công việc của người nghiên cứu. Người nghiên cứu nên ghi chép các vấn đề phát hiện theo từng nhóm hồ sơ phân loại, có ghi chú lại các chỗ quan trọng trong hồ sơ và các tài liệu có liên quan đến kết quả phát hiện. KẾT LUẬN Việc nghiên cứu hồ sơ đóng vai trò cực kỳ quan trọng để người nghiên cứu đưa ra được các giải pháp phù hợp với yêu cầu đặt ra. Để thực hiện tốt việc nghiên cứu hồ sơ, cần phải có sự rèn luyện từng bước, từ phân loại, sắp xếp cho đến đọc, đánh giá, ghi chép, tổng hợp kết quả nghiên cứu. Mỗi một công việc cần có những kỹ năng khác nhau nhưng về cơ bản đều đòi hỏi sự nghiêm túc, cẩn thận, chú tâm của người nghiên cứu để đạt kết quả tốt nhấ 71 CHUYÊN ĐỀ 7: KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN, TRANH LUẬN ThS. Vũ Duy Cương ⃰ Chuẩn đầu ra của chuyên đề: ▪ Trang bị cho Sinh viên những kỹ năng cần thiết trong quá trình thực hành PL - đó là kỹ năng đàm phán và tranh luận – những kỹ năng vô cùng quan trọng, được sử dụng hàng ngày trong quá trình SV học tập cũng như sau khi ra Trường thực hành PL… ▪ Giúp SV nhận thức được tính chất đặc thù, yêu cầu của tranh luận/ đàm phán nói chung và có lồng ghép thực hành kỹ năng này qua việc tranh luận/ đàm phán các lĩnh vực pháp lý khác nhau. ▪ Tạo ra khả năng để SV có cơ hội, tự rèn luyện để phát huy các kỹ năng tổng quát (truyền đạt nội dung, thuyết phục, đối đáp, ứng xử nhằm dạt mục đích một cách phù hợp, hiệu quả) cũng như các kỹ năng chuyên môn của Sinh viên – đặc biệt là các kỹ năng gắn liền với SV Luật: Lập luận, tranh luận, phản biện, bảo vệ quan điểm… ▪ Qua thực tiễn thực hành, trang bị cho SV một thái độ nghiêm túc, trách nhiệm với Nghề Luật – thông qua nền tảng đạo đức (đã được trình bày trong chuyên để 1) liên kết với những kỹ năng chuyên môn trong các chuyên đề tiếp theo. Phương pháp trình bày chuyên đề (Chúng tôi cho rằng một trong những yếu tố quan trong để giảng các học phần kỹ năng cho SV là “phải dùng/ sử dụng đúng kỹ năng đó để giảng” – rõ ràng “trăm nghe” sẽ không hiệu quả bằng tạo cơ hội cho sinh viên “mắt thấy, tay làm, đầu óc phải tư duy…” Có thể nói, giảng những môn kỹ năng sẽ không thể đạt được hiệu quả nếu như chỉ áp dụng cách thức giảng lý thuyết truyền thống. ▪ Trên cơ sở đó, tùy tình hình, điều kiện các lớp, học phần sẽ triển khai các PPGD tích cực như Đàm phán, tranh luận trong thực tế THPL, Thảo luận nhóm, Đóng vai, đàm phán Hợp đồng, diễn án...với các kỹ thuật giảng dạy: hỏi – đáp, trò chơi, video… DẪN NHẬP * Thạc sĩ, Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng và phương pháp giảng dạy - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 72 Chuyên đề “Kỹ năng đàm phán – tranh luận” là chuyên đề được thiết kế tại chương 4, học phần kỹ năng THPL. Như tiêu đề, Chương này tập trung vào 2 kỹ năng rất cần thiết của Sinh viên Luật: đó là kỹ năng đàm phán và kỹ năng tranh luận. Chuyên đề tiếp cận theo cách thức trình bày và luyên tập kỹ năng này ngay trên lớp – với định hướng ban đầu đây là các Kỹ năng mà SV đã và đang sử dụng hàng ngày trong thực tiễn cuộc sống khi mỗi người chúng ta đều là “tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Nắm bắt được một số nội dung cơ bản liên quan đến các kỹ năng này, sinh viên có thể vận dụng để thực tập các yêu cầu trong các môn học trên lớp, cũng như thực hành các kỹ năng này để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thực hành pháp luật tại trường (CLE) cũng như trong quá trình hành nghề Luật sau này. 1. CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH NÊN KỸ NĂNG? Theo nghĩa thông thường nhất, kỹ năng được hiểu là “Khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn1” hoặc: “Là khả năng vận dụng hiệu quả những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế2”. Trong tiếng Anh, “kỹ năng” được dịch là “skill”, chúng tôi đã có ý tưởng xây dựng cho từng chữ cái trong từ “skill” một nghĩa khác nhau để có thể hình thành các yếu tố cần có của một skill – kỹ năng, bao gồm: ▪ S: Solving problem hoặc Solution made: Khả năng giải quyết vấn đề/ khả năng đưa ra được giải pháp hiệu quả ▪ K: Knowledge: Kiến thức từ quá trình học hỏi và tự học không ngừng ▪ I: Inovation: Tư duy sáng tạo, đổi mới ▪ L: Language: Khả năng sử dụng ngôn ngữ/ ngoại ngữ khi tự học, giao tiếp ▪ L: Legal thinking/ Tư duy pháp lý (dành riêng cho sinh viên luật), hoặc Listening: kỹ năng biết lắng nghe… Các chữ cái trên tượng trưng cho một yếu tố hình thành nên kỹ năng mềm của con người nói chung và sinh viên nói riêng. Dĩ nhiên các bạn cũng có thể tự hình thành nên các yếu tố mang đặc trưng riêng về “skill – kỹ năng” của riêng mình. Nếu kỹ năng được đề cập là kỹ năng mềm3 – soft skill, chữ soft có thể hiểu bao gồm thêm các yếu tố: 1 Theo Từ điển tiếng Việt. 2 Quan điểm riêng của chúng tôi. 3 Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới…Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên 75 kết thúc vấn đề. Nói giỏi có nghĩa là cách nói, cách diễn đạt nội dung của bài nói, tức là phương pháp trình bày của diễn giả. Nói giỏi phải kết hợp với điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười…Mối quan hệ giữa nói hay, nói giỏi là mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. ▪ Kết cấu của bài nói phải có lập luận chặt chẽ, cách sắp xếp nội dung bài nói theo một trật tự hợp lý, có tính lôgích; các ý lớn, ý nhỏ được xâu chuỗi trong mối liên hệ chặt chẽ làm nổi bật vấn đề mà bài nói đề cập. ▪ Bài nói phải có sức thuyết phục: Là điểm thể hiện tính hiệu quả của bài nói trong mối quan hệ tác động giữa người nói và người nghe. Người nghe đã cảm nhận được một cách sâu sắc nội dung bài nói, tin tưởng và sẵn sang làm theo những mục đích mà người nói nhằm đạt tới. 2.4. Kỹ năng hỏi ▪ Là kỹ năng nhằm mục đích thu nhận thông tin, kiểm tra sự hiểu biết…trong một số trường hợp thì hỏi cũng nhằm để gợi hướng tư duy hoặc hỏi để trả lời… ▪ Phương pháp đặt câu hỏi: có thể hỏi trực tiếp; hỏi gián tiếp; hỏi thăm dò; hỏi truy vấn; hỏi phủ đầu bất ngờ… 3. KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN, TRANH LUẬN Những kỹ năng này là tổng hòa của các kỹ năng ĐỌC – NÓI – NGHE – HỎI được trình bày trong phần trước. Tranh luận là hoạt động khá phổ biến ở các trường trung học và đại học (đặc biệt là các trường giảng dạy Luật). Nó giúp sinh viên hình thành lối tư duy sắc bén và logic, khả năng bảo vệ và phản bác quan điểm, đồng thời khuyến khích mối quan tâm của các em vào những vấn đề đang diễn ra xung quanh. Trong khi đó, “đàm phán” được xem là những hành vi và quá trình, trong đó các bên tham gia sẽ cùng tiến hành trao đổi, thảo luận những điều kiện và các giải pháp để cùng nhau thỏa thuận và thống nhất những vấn đề nào đó trong những tình huống nào đó sao cho chúng càng gần với lợi ích mong muốn của họ càng tốt. 3.1. Nguyên tắc 3.1.1. Nguyên tắc đàm phán Theo cách hiểu thông thường nhất, đàm phán là hành vi, quá trình mà người ta muốn điều hòa quan hệ giữa hai hay nhiều bên, thông qua hiệp thương mà đi đến ý kiến thống nhất. Đàm phán đối với sinh viên, nhìn ở góc độ hẹp có thể xem là thảo luận. Hoạt động này rất thưởng được sinh viên áp dụng trong quá trình theo học trên lớp. Từ thực tiễn giảng dạy, chúng tôi thường khuyến khích sinh viên áp dụng kỹ 76 năng đàm phán này trong các giờ thảo luận liên quan đến kết lập Hợp đồng, đàm phán vói các khách hàng, đối tác (giả định) … để đàm phán có chất lượng, cần chú ý đến các kỹ năng và nội dung sau: ▪ Thứ nhất, đàm phán là quá trình đấu trí có mục đích. Mục đích đó là làm sao kết quả đàm phán có lợi nhất cho mình. Có hai loại lợi ích: lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Lợi ích trước mắt là những khoản lợi (tiền hay các lợi ích khác) mà mình có được khi hợp tác. Lợi ích lâu dài là mối quan hệ tốt đẹp giữa đôi bên và uy tín mà mình xây dựng được trên thị trường. ▪ Thứ hai, khi đàm phán phải nắm rõ được mục đích và nếu có nhiều mục đích thì phải biết ưu tiên mục đích nào là mục đích số một, mục đích nào là mục đích thứ hai, v.v. Đàm phán không có mục đích, bài toán rõ ràng dễ đi vào vòng luẩn quẩn và dễ thất bại. ▪ Thứ ba, khi đàm phán cần kiên định mục đích, song nên mềm dẻo về các phương pháp có thể sử dụng để đạt được mục đích đó. Để có thể mềm dẻo được, cần có nhiều thông tin và biết cách đánh giá thông tin. Thông tin thường để dùng vào hai mục đích trong đàm phán: đánh giá chiến lược của cả hai bên, và cung cấp thông tin cho đối phương để xây dựng uy tín cho bản thân mình. 3.1.2. Nguyên tắc tranh luận Đối với các Sinh viên, tranh luận là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong Lớp, nhất là các giờ thảo luận. Từ thực tiễn giảng dạy của mình, chúng tôi đã khơi gợi, hướng dẫn và chủ trì rất nhiều các cuộc tranh luận “nảy lửa” giữa các em sinh viên về các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học. Ở một khía cạnh nào đó, kỹ năng Tranh luận sẽ phát triển mạnh khi giảng viên khuyến khích sinh viên có tư duy phản biện đối với các vấn đề. Bước vào những năm cuối và sau khi ra trường, các em sinh viên sẽ có nhiều cơ họi để sử dụng kỹ năng tranh luận trong việc bảo vệ quan điểm của mình, qua đó bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của cá nhân và công dân trong quá trình tham gia tố tụng. Để tranh luận có chất lượng, các nội dung và kỹ năng sau cần được quan tâm: ▪ Thứ nhất, Phải “biết” và “hiểu” về vấn đề tranh luận: Đây là quy tắc đầu tiên và cần phải làm trước nhất. Trước khi tranh luận một vấn đề gì, phải tự hỏi bản thân: “Ta có thực sự nắm vững về vấn đề này chưa?” Nếu chưa, bạn nên 77 dùng một số thời gian nhất định để tìm hiểu về vấn đề trước khi bước vào tranh luận. ▪ Thứ hai, Bắt đầu tranh luận một cách nhẹ nhàng, thuyết phục: Tất cả những cuộc tranh luận bắt đầu từ khi một người đưa ra những đòi hỏi về người khác. Vì thế khi mở đầu một cuộc tranh luận bằng giọng điệu nhẹ nhàng, điềm tĩnh và tự kiểm soát được giọng nói, bạn sẽ khiến đối phương không cảm thấy bị tấn công để họ vẫn cảm thấy thoải mái và không thể sử dụng thái độ căng thẳng và công kích với bạn. Nêu và bảo vệ vấn đề bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, đưa vào các con số và sự kiện để tăng tính thuyết phục. Đưa ra các ví dụ cụ thể và thực tiễn để minh hoạ cho quan điểm của bạn. ▪ Thứ ba, chú ý thêm một số vấn đề sau: - Tiến hành tranh luận với một thái độ thành thật cởi mở và cầu thị, đặt mình vào hoàn cảnh người khác chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi. - Khi tranh luận phải nhất quán là chỉ xoay quanh chủ đề bàn luận, luận điểm bàn luận chứ không đi lạc đề. Không nhằm vào cá nhân và bản thân của người tham gia tranh luận. - Biết dừng lại đúng lúc: Khi đã cảm thấy đạt được mục đích hoặc khi nhận ra cuộc tranh luận bắt đầu vô bổ và đi quá xa, hãy là người chủ động chấm dứt cuộc tranh luận. 3.2. Các phẩm chất/ Yêu cầu của một người đàm phán hoặc tranh luận Để đàm phán/ tranh luận có chất lượng, đạt được yêu cầu đề ra, những yếu tố sau cần phải được quan tâm: ▪ Tính cách: Một tính cách tốt còn quan trọng hơn một kiến thức tốt. ▪ Kiến thức về vấn đề chủ đạo: Yếu tố này luôn luôn được quan tâm nhất. ▪ Khả năng tổ chức và sắp xếp thông tin: Đây là một phẩm chất hết sức quan trọng. ▪ Hiểu biết về bản chất con người: Bạn có cho rằng yếu tố này cần được đặt trong vị trí quan trọng không? ▪ Khả năng tìm và tận dụng điểm yếu: Người đàm phán thường rất quan tâm sử dụng phương thức này để thăm dò sơ hở và sau đó tận dụng những thông tin khai thác được thành lợi thế của mình. 80 4.2.2. Kết thúc cuộc đàm phán/ tranh luận ▪ Xác đinh thời điểm kết thúc đàm phán. ▪ Đạt thoả thuận sau khi đàm phán. ▪ Đưa ra đề nghị cuối cùng. 4.2.3. Những rào cản khi đàm phán/ tranh luận ▪ Những rào cản thường gặp trong đàm phán. ▪ Kỹ năng giải quyết những rào cản. Đàm phán/ tranh luận thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào sự chuẩn bị, bản lĩnh và kinh nghiệm của những người tham gia. Để đạt được thành công, người tham gia đàm phán/ tranh luận cần nắm bản chất của vấn đề, xác định rõ mục tiêu và kết quả cần đạt, từ đó đề ra phương pháp, xây dựng quy trình khoa học, hiệu quả, đồng thời sử dụng linh hoạt các kỹ năng hỗ trợ. Có một quy trình hợp lý cùng các kỹ năng tốt giúp việc đàm phán/ tranh luận được tiến hành nhanh chóng, chính xác, khắc phục kịp thời các sự cố, tình huống xấu xảy ra làm ảnh hưởng đến quá trình đàm phán/ tranh luận. 5. MỘT SỐ LƯU Ý ĐỂ VIỆC ÁP DỤNG KỸ NĂNG GIẢNG CÁC MÔN KỸ NĂNG THÀNH CÔNG Quan trọng nhất là vai trò của Giảng viên – thể hiện ở hai yếu tố: động cơ và kỹ năng thực hiện. Liên quan đến yếu tố “động cơ”, người Giảng viên phụ trách môn học phải xây dựng được một quyết tâm về việc sử dụng các kỹ năng để giảng các môn học kỹ năng (và quyết tâm còn phải được thể hiện cao hơn nữa là “dùng đúng kỹ năng” mà mục tiêu môn học đó hướng đến). Chúng tôi cho rằng việc xây dựng được “động cơ” này là quan trọng nhất, động cơ này có thể được hình thành dễ dàng hơn ở những giảng viên tâm huyết với nghề và có trách nhiệm với công việc. Cũng do sự thách thức lớn của việc dùng chính kỹ năng để giảng kỹ năng mà chúng tôi cho rằng phải quan tâm đến yếu tố “kỹ năng thể hiện”. Kỹ năng thể hiện của Giảng viên sẽ thành công nếu người giảng viên quan tâm đến các vấn đề sau: - Xác định mục tiêu mà môn học hướng đến: Chúng tôi cho rằng “Mục tiêu của các môn học kỹ năng không nên và không thể là chuyển tải kiến thức về kỹ năng mà phải là giúp sinh viên trải nghiệm chính kỹ năng đó”. Ví dụ: môn Kỹ năng đàm phán Hợp đồng hướng đến việc cho Sinh viên trải nghiệm việc đàm phán Hợp đồng và những vấn đề phát sinh. Môn kỹ năng tranh tụng hướng đến việc cho sinh viên trải 81 nghiệm thực tế việc tranh luận trước tòa hoặc trải nghiệm các lập luận “ngụy biện” ngay trên lớp. - Sau khi xác định được mục tiêu đó, người giảng viên cần có sự chuẩn bị về một kịch bản để chuyển tải kỹ năng cho sinh viên. Ví dụ, cũng liên quan đến môn học Kỹ năng đàm phán Hợp đồng nêu trên, kịch bản sẽ được xây dựng là “Cố gắng tổ chức việc giảng dạy với việc đàm phán Hợp đồng càng giống càng tốt”: Phòng giảng đường sẽ được mặc định thành phòng họp doanh nghiệp, Nhóm sinh viên tham gia sẽ đóng vai thành giám đốc, các trưởng phòng, đơn vị… sinh viên còn lại trong lớp sẽ tham gia như thành viên thực sự của các doanh nghiệp đàm phán….; Hoặc một kịch bản khác được xây dựng là “bằng một cách cố ý, sinh viên sẽ được kéo vào một cuộc đàm phán hợp đồng với nhau hoặc với chính giảng viên”: giảng viên sẽ thiết kế một ô chữ có liên quan đến Hợp đồng và các kỹ năng đàm phán Hợp đồng. Giảng viên sẽ “thách thức” sinh viên giải đáp các ô chữ với các hình thức điểm thưởng khác nhau. Chắc chắn sẽ có nhiều đáp án khác nhau từ nhiều sinh viên và từ giảng viên: việc lựa chọn câu trả lời nào là phù hợp nhất, sinh viên sẽ được thưởng điểm như thế nào? Giá trị ràng buộc trong cam kết của giảng viên với sinh viên? … Tất cả những vấn đề này – một cách đã được giảng viên thiết kế và trở thành một hình thức đàm phán hợp đồng giữa giảng viên – sinh viên và chính các sinh viên với nhau. - Cũng liên quan đến yếu tố “kỹ năng thể hiện” này, chúng tôi cho rằng những người giảng viên có những trải nghiệm thực tế sẽ thể hiện kỹ năng dễ dàng và hiệu quả hơn. Rõ ràng, nếu một giảng viên Luật có những trải nghiệm thực tế trong tư vấn và tranh tụng pháp lý hoặc một giảng viên Quản trị đã từng tham gia tư vấn, quản trị điều hành một doanh nghiệp sẽ có kỹ năng thể hiện thực tế và thuyết phục sinh viên hơn rất nhiều. Điều này rõ ràng là một thách thức với các bạn giảng viên trẻ giảng các môn kỹ năng vì chính các bạn cũng chưa có nhiều trải nghiệm về các kỹ năng đó. - Như vậy, “Kỹ năng thể hiện” của giảng viên có thể đến từ quá trình nghiên cứu, trải nghiệm thực tế của giảng viên đó hoặc có thể được hình thành từ sự tập huấn đào tạo của Nhà trường. Tôi muốn nhấn mạnh đến nội dung này vì hiện nay thực tế của trường Đại học Luật, một số môn học kỹ năng vẫn đang được các Thầy Cô giảng viên trẻ giảng dạy. Quan trọng không kém để việc triển khai giảng dạy các môn học kỹ năng hiệu quả là sự hưởng ứng tích cực của sinh viên. Để xây dựng được một môi trường học tập chủ động, tích cực của sinh viên, chúng tôi cho rằng cần phải quan tâm đến các yếu tố sau: 82 - Xây dựng thái độ, động cơ học tập tích cực: Đây là yếu tố tiên quyết để có thể hình thành được một phương pháp học tích cực của sinh viên. Động cơ, thái độ học tập tích cực có thể do chính sinh viên xây dựng nên, nhưng phần lớn sẽ được “đánh thức” và “truyền lửa” từ chính nhà trường, giảng viên. Để có thể tạo ra một động cơ học tập tốt của sinh viên, các yếu tố sau cần phải quan tâm: Chính sách đào tạo của Nhà trường, chính sách môn học (trong đó có chính sách kiểm tra, đánh giá môn học) của từng giảng viên, sự quan tâm, khuyến khích, chia sẻ của Giảng viên bộ môn, cố vấn học tập… - Trạng thái “cẩn thận, chu đáo” khi chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà và trang thái “học tập tích cực” trên lớp: Hình thành được trang thái này trong từng môn học sẽ dẫn đến sự hình thành “một thói quen” học tập tốt trong tất cả các môn học khác. Chúng tôi cũng cho rằng, để hình thành “trạng thái tích cực” này của sinh viên thì vai trò của người giảng viên cũng rất lớn. Bằng việc Giảng viên triển khai giảng dạy môn học với nội dung phù hợp và phương pháp trình bày tích cực – khuyến khích trao đổi, phản biện - chắc chắn sinh viên khi tham gia học sẽ luôn phải đặt vào trạng thái: Làm việc tập thể, làm việc nhóm; Phát triển kỹ năng suy nghĩ sáng tạo, độc lập, luôn phản biện; Rèn luyện sự tự tin, dám nghĩ, dám trao đổi, dám làm, dám chịu trách nhiệm vói những suy nghĩ/ việc làm của mình…. Một yếu tố nữa chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh đến nhắm triển khai việc giảng dạy các môn học về kỹ năng mềm hiệu quả là “sự phù hợp và tương thích” của các yếu tố khác. Một số yếu tố khác mà chúng tôi muốn đề cập thêm bao gồm: - Cơ sở vật chất đảm bảo: giảng đường, các thiết bị âm thanh, ánh sáng…trong điều kiện “chấp nhận được” để đảm bảo sự phù hợp để triển khai giảng các môn kỹ năng thành công. - Lịch giảng được bố trí phù hợp – cân đối giữa các môn giảng nội dung và môn học kỹ năng, tránh tình trạng tập trung các môn học kỹ năng vào cùng một thời điểm. Ngoài ra việc bố trí lịch giảng thiếu hợp lý sẽ dẫn đến sự quá tải, bão hòa của giảng viên và sinh viên. Các yếu tố trên đếu có tác động tiêu cực làm giảm hiệu quả đào tạo chung của Nhà trường. - Chính sách của Nhà trường đối với các Giảng viên giảng các môn kỹ năng: giảng dạy các môn kỹ năng nếu muốn “thoát ly” tính “tròn vai” – nhằm đạt được kết quả tốt đòi hỏi người giảng viên phải cố gắng rất nhiều – nhiều hoạt động được triển khai còn mang tính chất “sáng tạo”, ngoài ra việc triển khai có thể còn đòi hỏi bắt buộc phải áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực – tăng tính phản biện, đối thoại: rõ ràng các vấn đề này sẽ gậy ra những sức ép nhất định đối với Giảng viên: 85 như thẩm phán và trong trường hợp khác, có thể là ngôn ngữ đơn giản cần thiết cho khách hàng. Cho dù người viết có năng khiếu diễn đạt ngôn ngữ tốt hay không, viết pháp lý là một kỹ năng cần thiết và quan trọng cần thiết cho tất cả các chuyên gia pháp lý. Từ luật sư, luật sư đến thư ký, văn bản pháp lý được áp dụng cho mọi chuyên gia pháp lý. Đối tượng độc giả của bài viết pháp lý rất đa dạng với trình độ văn hóa và hiểu biết pháp luật rất khác nhau, như khách hàng, thẩm phán, luật sư,... Do đó, người viết cần có sự chuẩn bị cho phù hợp để đảm bảo mục đích truyền đạt thông tin đến người tiếp nhận thông tin. Điều này là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo giá trị và hiệu lực của văn bản khi soạn thảo. Có thể cùng một vấn đề, một thông điệp cần truyền tải nhưng có thể phải trình bày theo nhiều thể thức văn bản khác nhau. 2.2. Các yêu cầu đối với việc soạn thảo văn bản pháp lý 2.2.1. Hiểu/ Nắm được mục đích của đối tượng và chủ thể soạn thảo Để có một bài viết pháp lý đạt yêu cầu thì điều đầu tiên và được cho là quan trọng nhất là gì? Đó chính là buộc phải hiểu mục đích của bài viết dự kiến (research proposal). Hãy tự hỏi bản thân: Tại sao cần viết bài này? Chúng ta kỳ vọng đạt được điều gì? Kết quả cuối cùng mà chúng ta muốn đạt được là những gì? Khi viết, soạn thảo một hợp đồng có thể phục vụ để truyền đạt cho khách hàng, trong khi tài liệu của tòa án có thể phục vụ để thuyết phục, và tài liệu gửi cho khách hàng có thể phục vụ để đánh giá các rủi ro pháp lý có thể phát sinh. Cấu trúc, cách hành văn, phong cách giọng điệu của văn bản sẽ thay đổi tùy thuộc vào mục đích văn bản pháp lý được trình bày. Hiểu rõ được mục đích đó sẽ giúp chúng ta có cách tiếp cận tốt hơn. 2.2.2. Hiểu rõ đối tượng cần truyền đạt Việc định hình đối tượng mình đang viết là phục vụ cho ai sẽ giúp định hình cấu trúc và ngữ văn của bài viết pháp lý. Một thẩm phán, một luật sư khác (bao gồm cả luật sư đối lập) hoặc khách hàng sẽ có những trải nghiệm và kỳ vọng khác nhau để nhận thức được cách mà họ sẽ cảm nhận và chọn lọc thông tin từ bài viết pháp lý của tác giả. Khi đã nhận thức về đối tượng sẽ đọc hoặc nghe bài viết pháp lý mà chúng ta định trình bày, hãy ghi nhớ những điều sau: vai trò và mối quan hệ của họ với bạn, tuổi tác, thu nhập, tình trạng kinh tế, trình độ học vấn, giá trị và mức độ mà người đọc, người nghe đã biết về những gì chúng ta đang viết. Điều này sẽ giúp bạn xác định cách hành văn, phong cách và mức độ chi tiết cần đưa vào bài viết của mình. 2.2.3. Thực hiện nghiên cứu 86 Văn bản pháp lý tốt đòi hỏi phải nghiên cứu và kết hợp các tiền lệ pháp lý có liên quan đến bài viết pháp lý. Trước khi bắt tay vào viết, hãy đọc kỹ bất kỳ tài liệu nào có liên quan được cung cấp để hiểu rõ hơn về các vấn đề pháp lý. Mỗi vụ việc và tài liệu đều rất khác nhau, nhưng hãy ghi nhớ một số quy tắc cơ bản để nghiên cứu pháp lý sẽ giúp bạn thành công. Tùy thuộc vào phần bạn đang viết, bạn cũng có thể tìm thấy các nguồn thứ cấp như từ điển pháp lý, báo cáo luật và tạp chí học thuật hữu ích trong nghiên cứu. Ví dụ: trong một công trình có thể cần thiết phải có nguồn thông tin chủ yếu lẫn thứ cấp để tăng tính lập luận và pháp lý, khả năng. 2.2.4. Hình thành đề cương bài viết Một trong những phương pháp viết pháp lý hữu ích nhất để cải thiện kỹ năng viết pháp lý là tổ chức việc nghiên cứu viết bài thành một phác thảo. Bắt đầu với một dàn ý sẽ giúp giữ cho bài viết có tổ chức và tập trung. Bắt đầu bằng cách trình bày chi tiết chủ đề, đặt thông tin quan trọng nhất lên hàng đầu. Sau đó, từ các vấn đề chính hãy phân tích theo cấu trúc “xương sống” để hình thành tính liên kết cũng như sự chuyển đổi qua lại trong cấu trúc sao cho liền mạch. Viết pháp lý trở nên dễ dàng hơn và ít đáng sợ hơn nhiều khi chúng ta hình thành phác thảo để sắp xếp, tổ chức các ý tưởng của bạn và định hướng chuẩn cho quá trình viết. 2.1.5. Bắt tay vào việc viết Ngay cả với một phác thảo chi tiết, việc bắt đầu viết cũng có thể rất khó khăn. Ngay cả những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, người viết cũng đừng lo lắng về việc cần phải có một bài viết hoàn chỉnh ngay khi viết lần đầu, việc nâng cấp thông qua chỉnh sửa hoặc cung cấp thêm các luận điểm và cơ sở pháp lý để minh chứng và kiểm chứng là những yêu cầu bắt buộc. Vì vậy, trong bản nháp đầu tiên, hãy tập trung vào việc nắm bắt thông tin phù hợp. Người viết cần đảm bảo rằng thông tin đã được nắm bắt đầy đủ. Chú ý các yếu tố kết nối để hình thành mạch bài viết để có sự chuyển tiếp từ phần này sang phần khác. Cần có thời hạn phù hợp theo lộ trình để hình thành các bản thảo trước khi đến thời hạn có bản chính thức. Luôn nhớ rằng chúng ta hoàn toàn có thể chỉnh sửa bài viết của mình cho phù hợp trước khi kết thúc hạn định khi vẫn còn trong giai đoạn chỉnh sửa và không cần phải có được bản chính thức hoàn hảo trong lần viết đầu tiên. 2.2.6. Luôn bám sát cấu trúc nội dung bài viết Cách tốt nhất để giữa cấu trúc bất kỳ bài viết nào là viết từ trên xuống. Bắt đầu bằng cách hiển thị cho người đọc những gì bạn đang viết và tại sao, sau đó cung cấp các lập luận để cũng cố cho các vấn đề pháp lý trong bài viết. 87 Chọn các lập luận tốt nhất hoặc thuyết phục nhất để tập trung vào bài viết, sau đó lọc các lập luận bổ sung, hỗ trợ sau đó. Sử dụng tiêu đề để chia nhỏ các phần và chuyển từ đối số này sang đối số tiếp theo và bắt đầu các phần mới với các câu tóm tắt. Trong phần lớn các trường hợp, sẽ rất hữu ích khi sử dụng mục lục và đề mục tiêu đề để giúp người đọc nắm bắt được khái quát ý kiến và cấu trúc trong bài viết của tác giả. 2.2.7. Bài viết phải mạch lạc, rõ nghĩa Khi viết bất kỳ loại văn bản pháp lý nào, hãy nêu quan điểm của tác giả một cách trực tiếp và rõ ràng trong vài câu đầu tiên để giúp định hướng cho người đọc. Giả sử người đọc có rất ít thời gian hoặc thiếu sự kiên nhẫn, hãy tập trung về các đại ý của lập luận trong khoảng 200 từ đầu tiên. Những gì chúng ta đề cập trong 200 từ đó sẽ giúp người đọc có quyết định tiếp tục đọc hay nghe nữa hay không. 2.2.8. Chỉ sử dụng thuật ngữ pháp lý/ thuật ngữ đặc biệt khi thích hợp Sử dụng các từ đặc biệt, bao gồm cả các thuật ngữ pháp lý, chỉ thích hợp trong một số ngữ cảnh. Ví dụ: sử dụng quá nhiều “ngôn ngữ pháp lý” với một khách hàng không thông thạo trong các vấn đề pháp lý cụ thể có thể khiến họ bối rối và làm xáo trộn cuộc trò chuyện với những câu hỏi không cần thiết. Trong khi trong các tài liệu của tòa án, nó hoàn toàn thích hợp (và đôi khi thậm chí cần thiết) để sử dụng thuật ngữ và đặc biệt phải thật chuẩn xác, vì một luật sư, thẩm phán hoặc thẩm phán khác sẽ là người đọc/ nghe bài viết đó. Khi thích hợp, hãy cố gắng sử dụng ngôn ngữ đơn giản trong văn bản pháp lý của bạn trong khi cho thấy rằng bạn hiểu biệt ngữ và có thể trình bày nó theo những cách dễ hiểu cho người đọc. 2.2.9. Chỉnh sửa và hiệu đính Quá trình viết bài pháp lý không chỉ dừng lại khi tác phẩm được hoàn thành. Một trong những sai lầm phổ biến nhất mà người viết mắc phải là không dành thời gian cho giai đoạn chỉnh sửa — quá trình chỉnh sửa và xem xét kỹ lưỡng cần có thời gian phù hợp. Luôn luôn hữu ích khi nhờ người khác chỉnh sửa và hiệu đính tác phẩm, nhưng tự thân người viết sẽ có thể tự mình giải quyết những điều cơ bản. Cần nắm vững kiến thức cơ bản về chính tả và ngữ pháp vì các luật sư trình bày các tài liệu có lỗi chính tả và ngữ pháp sẽ bị coi là không đáng tin cậy hơn và thiếu chú ý đến chi tiết. Có thể hiểu, có thể khó bắt được lỗi chính tả và ngữ pháp ngay lập tức. Khi chúng ta đã đọc tài liệu của mình nhiều lần, người viết thường sẽ khó phát hiện ra những sai lầm của chính mình. 90 KẾ HOẠCH VIẾT SÁCH KỸ NĂNG THỰC HÀNH PHÁP LUẬT 1. BẢN PHÂN CÔNG VIẾT SÁCH KỸ NĂNG THỰC HÀNH PHÁP LUẬT Ngày bắt đầu viết 1.6.2023. Ngày nộp: 1.8.2023 Người nhận: Huỳnh Quang Thuận,
[email protected] TT CHUYÊN ĐỀ TÁC GIẢ GHI CHÚ 1 Chuyên đề 1: Đạo đức nghề nghiệp trong thực hành pháp luật ThS. GVC Trịnh Anh Nguyên 2 Chuyên đề 2: Kỹ năng nhận diện vấn đề pháp lý (chung) TS. Đinh Thị Chiến ⃰ 3 Chuyên đề 3: Kỹ năng phân tích luật viết TS. Nguyễn Văn Tiến TS. Lê Vĩnh Châu 4 Chuyên đề 4: Kỹ năng nghiên cứu phân tích bản án GS.TS. Đỗ Văn Đại 5 Chuyên đề 5: Kỹ năng thu thập tài liệu ThS. Hoàng Thị Minh Tâm 6 Chuyên đề 6: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ ThS. Huỳnh Quang Thuận 7 Chuyên đề 7: Kỹ năng đàm phán, tranh luận ThS. Vũ Duy Cương 8 Chuyên đề 8: Kỹ năng viết và trình bày vấn đề pháp lý ThS. Ngô Kim Hoàng Nguyên * Thạc sĩ, Giảng viên Khoa Luật Dân sự - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 91 2. NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ SÁCH KỸ NĂNG THỰC HÀNH PHÁP LUẬT CẦN HOÀN THIỆN THEO ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ 1: ĐẠO ĐỨC TRONG THỰC HÀNH PHÁP LUẬT PHẦN 1: KHÁI LUẬN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 10. Khái niệm đạo đức 11. Sự cần thiết của đạo đức trong hành nghề 12. Yêu cầu tuân thủ đạo đức nghề nghiệp 13. Quy tắc hóa chuẩn mực đạo đức trong hành nghề. 14. Chủ thể ban hành quy tắc đạo đức trong hành nghề 15. Giám sát tuân thủ đạo đức trong hành nghề. 16. Mối quan hệ giữa đạo đức nghề nghiệp và pháp luật. 17. Giá trị pháp lý của chuẩn mực đạo đức trong hành nghề. 18. Định hướng. PHẦN 2: MỘT SỐ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LUẬT 1. Giới hạn phạm vi. 2. Chuẩn mực đạo đức của Luật sư. 3. Chuẩn mực đạo đức của Thẩm phán. CHUYÊN ĐỀ 2: KỸ NĂNG NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ PHÁP LÝ (CHUNG) PHẦN 1: TIẾP CẬN, KHAI THÁC THÔNG TIN TỪ KHÁCH HÀNG 4. Nguyên tắc “lấy khách hàng làm trọng” 5. Vấn đề “xung đột lợi ích” 6. Kỹ năng giao tiếp và phỏng vấn khách hàng PHẦN 2: GHI NHẬN VỤ VIỆC, QUẢN LÝ HỒ SƠ 3. Ghi nhận thông tin, viết bản mô tả vụ việc 4. Quản lý hồ sơ 92 CHUYÊN ĐỀ 3: KỸ NĂNG PHÂN TÍCH LUẬT VIẾT PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ NĂNG PHÂN TÍCH LUẬT VIẾT 1.2. Khái niệm, đặc điểm của kỹ năng phân tích luật viết 1.1.1. Khái niệm 1.1.2. Đặc điểm 1.2. Vai trò của kỹ năng phân tích luật viết 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng phân tích luật viết 1.4. Nội dung kỹ năng phân tích luật viết 1.4.1. Chủ thể phân tích luật viết 1.4.2. Mục đích phân tích luật viết 1.4.3. Các bước phân tích luật viết PHẦN 2: CÁC YÊU CẦU CỦA KỸ NĂNG PHÂN TÍCH LUẬT VIẾT 2.1. Hiểu biết về pháp luật, lịch sử pháp luật 2.2. Khả năng phân tích, so sánh pháp luật (giữa các luật, chương, mục, quy phạm pháp luật và giữa luật Việt Nam với nước ngoài) 2.3. Khả năng phát hiện, đánh giá pháp luật PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LUẬT VIẾT 3.1. Các phương pháp sử dụng để phân tích luật viết (phân tích, đánh giá, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, liệt kê, luận giải, bình luận và các phương pháp khác) 3.2. Phân tích về câu chữ, ngữ pháp 3.3. Phân tích ý chí của nhà làm luật 3.4. Khả năng lập luận trong phân tích, áp dụng, giải thích luật 3.4. Đánh giá, lựa chọn, sử dụng luật CHUYÊN ĐỀ 4: KỸ NĂNG PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN BẢN ÁN PHẦN 1: KỸ NĂNG PHÂN TÍCH BẢN ÁN 1.1. Ý nghĩa của việc phân tích bản án 95 3.1. Nguyên tắc 3.1.1. Nguyên tắc đàm phán 3.1.2. Nguyên tắc tranh luận 3.2. Các phẩm chất/ Yêu cầu của một người đàm phán hoặc tranh luận 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đàm phán 3.4. Những sai lầm thường mắc phải trong đàm phán/ tranh luận PHẦN 4: TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN/ TRANH LUẬN 4.1. Giai đoạn chuẩn bị 4.1.1. Đàm phán về nội dung gì? 4.1.2. Chuẩn bị thu thập thông tin, tư liệu phục vụ: 4.2. Tiến hành đàm phán/ Tranh luận 4.2.1. Mở đầu cuộc đàm phán / tranh luận ấn tượng. 4.2.2. Kết thúc cuộc đàm phán/ tranh luận 4.2.3. Những rào cản khi đàm phán/ tranh luận PHẦN 5: MỘT SỐ LƯU Ý ĐỂ VIỆC ÁP DỤNG KỸ NĂNG GIẢNG CÁC MÔN KỸ NĂNG THÀNH CÔNG CHUYÊN ĐỀ 8: KỸ NĂNG VIẾT VÀ TRÌNH BÀY VẤN ĐỀ PHÁP LÝ PHẦN 1: MỤC TIÊU PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1. Kỹ năng viết vấn đề pháp lý 2.2. Các yêu cầu đối với việc soạn thảo văn bản pháp lý 2.2.1. Hiểu/ Nắm được mục đích của đối tượng và chủ thể soạn thảo 2.2.2. Hiểu rõ đối tượng cần truyền đạt 2.2.3. Thực hiện nghiên cứu 2.2.4. Hình thành đề cương bài viết 2.1.5. Bắt tay vào việc viết 2.2.6. Luôn bám sát cấu trúc nội dung bài viết 96 2.2.7. Bài viết phải mạch lạc, rõ nghĩa 2.2.8. Chỉ sử dụng thuật ngữ pháp lý/ thuật ngữ đặc biệt khi thích hợp 2.2.9. Chỉnh sửa và hiệu đính 2.3. Kỹ năng trình bày vấn đề pháp lý 2.3.1 Khái quát chung về việc trình bày vấn đề pháp lý 2.3.2 Các yếu tố của việc trình bày 2.3.3 Các bước trình bày vấn đề pháp lý 97 3. YÊU CẦU VIẾT SÁCH Về hình thức bài viết: - Font chữ: Times New Roman; cỡ chữ: 13 - Font style: bình thường (regular) - Tỷ lệ chữ (scale): 100% - Khoảng cách chữ (spacing): bình thường (nomal) - Khoảng cách dòng (line spacing): 1.3 - Lề (margins): Lề trên: 2 cm, Lề dưới: 2 cm, Lề trái: 3 cm, Lề phải: 2 cm - Khổ giấy: A4 - Số trang: Tối thiểu mỗi bài 15 trang A5