Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Ky nang thuc hanh phap luat, Summaries of Law

de cuong ky nang thuc hanh phap luat 2024 chi tiet

Typology: Summaries

2023/2024

Uploaded on 04/11/2024

trang-le-53
trang-le-53 🇻🇳

1 document

1 / 32

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download Ky nang thuc hanh phap luat and more Summaries Law in PDF only on Docsity! 1 KỸ NĂNG THỰC HÀNH PHÁP LUẬT ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên môn học: Kỹ năng thực hành pháp luật 2. Mục tiêu của môn học: Về kiến thức: Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về đạo đức trong thực hành pháp luật; kiến thức cơ bản khi tiếp cận khách hàng, ghi nhận vụ việc, khai thác thông tin; kiến thức về tìm kiếm tài liệu, phân tích hồ sơ, tranh luận, đàm phán cũng như viết tư vấn và bài bào chữa. Về kỹ năng nghề nghiệp: Nâng cao kỹ năng thực hành pháp luật với các kỹ năng cụ thể như kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn, phân tích, đánh giá các vấn đề pháp lý; kỹ năng nghiên cứu hồ sơ; kỹ năng tư vấn, đàm phán và thương lượng. Thái độ: môn học giúp cho sinh viên thấm nhuần đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của người học luật đối với xã hội; giúp người học sự tự tin và tinh thần trách nhiệm và thái độ nghiêm túc đối với nghề nghiệp khi áp dụng pháp luật pháp lý. 3. Phương pháp giảng dạy - Giảng lý thuyết - Thảo luận tình huống, thực hành - Tự học có hướng dẫn 5. Phương pháp đánh giá: bao gồm đánh giá bộ phận và đánh giá kết thúc học phần. Hình thức đánh giá bộ phận bao gồm - Thảo luận - Bản thu hoạch - Kiểm tra thường xuyên Hình thức thi kết thúc học phần bao gồm: Thi viết 2 6. Nội dung học phần: Chương 1: ĐẠO ĐỨC TRONG THỰC HÀNH PHÁP LUẬT 1. Khái quát chung về đạo đức nghề nghiệp trong thực hành pháp luật 1.1. Khái niệm đạo đức nghề nghiệp trong thực hành pháp luật - Khái niệm đạo đức: - Khái niệm nghề nghiệp: - Khái niệm đạo đức nghề nghiệp: - Khái niệm đạo đức nghề nghiệp trong thực hành pháp luật: 1.2 Đặc trưng của nghề luật và các yếu tố cơ bản cấu thành đạo đức của người hành nghề luật 1.2.1. Đặc trưng của nghề luật - Nghề luật do những người có các chức danh tư pháp khác nhau thực hiện - Nghề luật hoạt động trong một khuôn khổ nhất định - Nghề luật đòi hỏi người hành nghề luật phải có những phẩm chất đặc thù 1.2.2. Các yếu tố cơ bản cấu thành đạo đức của người hành nghề luật - Trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng - Có bản lĩnh - Có tinh thần trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp 1.3. Sự cần thiết của đạo đức nghề nghiệp trong thực hành pháp luật - Vai trò quan trọng, nền tảng cơ bản - Mục tiêu phụng sự công lý, dựa trên công lý => đạo đức - Đạo đức => sống tốt với nghề, giữ vững lương tâm - Xây dựng niềm tin với người dân 2. Một số quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong thực hành pháp luật và các tiêu chí pháp luật quy định về đạo đức nghề luật áp dụng vào thực tiễn công việc 2.1 Một số quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong thực hành pháp luật 5 - Luật viết là gì? Phạm vi “luật viết” - Văn bản quy phạm pháp luật là gì? 1.2. Tầm quan trọng của luật viết và nhu cầu phân tích luật viết Luật viết đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội ở Việt Nam, đây là nguồn được thừa nhận rộng rãi và được xem như hình thức đáng tin cậy nhất của pháp luật. Đây là nguồn trực tiếp và được ưu tiên hàng đầu trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội. Không thể phủ nhận, ở mức độ nào đó, nguồn điều chỉnh các quan hệ pháp luật vô cùng đa dạng, tuy nhiên luật viết luôn chiếm ưu thế bởi các văn bản quy phạm pháp luật được ra đời theo trình tự, thủ tục luật định và vô cùng nghiêm ngặt. Để ra đời một văn bản, cơ quan có thẩm quyền đã mất nhiều thời gian, tiền của, sức lực để khảo cứu, tham chiếu đến bối cảnh đời sống xã hội, lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân, của những người am hiểu pháp luật để soạn thảo, xây dựng nên các quy định thành văn trình trước Quốc hội. Tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng hiểu biết, góc độ tiếp cận, nhiệm vụ, quyền hạn và các nhu cầu khác, việc phân tích luật viết của các chủ thể khác nhau là khác nhau. Biểu hiện của kết quả phân tích luật viết là phạm vi, độ sâu sắc, sự toàn diện về phân tích luật viết. - Với tư cách công dân - Ở góc độ của người học luật - Ở góc độ nhà lập pháp - Ở góc độ nghiên cứu, người nghiên cứu - Ở góc độ áp dụng pháp luật nói chung - Ở góc độ hành nghề luật (Luật sư, Công chứng viên, Thừa phát lại, Đấu giá viên) 1.3. Hạn chế của luật viết Thứ nhất, luật viết luôn tồn tại sự thiếu sót. Thứ hai, một số quy định của luật viết còn mập mờ, chưa rõ nghĩa. Thứ ba, một số quy định của luật viết chồng chéo, mâu thuẫn. 2. Nội dung và yêu cầu của kỹ năng phân tích luật viết 2.1. Nội dung phân tích luật viết Cấu trúc của quy phạm pháp luật: Phân tích luật viết là hoạt động tư duy sáng tạo nhằm xác định giá trị điều chỉnh của luật. Các mức độ phân tích luật viết (cơ bản, chung hoặc chuyên sâu), các phương diện phân tích luật viết (luật, quy phạm pháp luật, lịch sử, so sánh) phản ánh nhu cầu và khả năng của người nghiên cứu. Thông thường, quy định của 6 luật thể hiện bằng điều, khoản, điểm trong hệ thống các mục, chương. Đây là những quy tắc xử sự điều chỉnh một hoặc một số quan hệ xã hội nhất định. Cấu trúc của quy phạm pháp luật gồm 03 phần: giả định, quy định, chế tài. Quy phạm pháp luật thành văn – đối tượng của hoạt động nghiên cứu và phân tích luật viết: Ở góc độ phương pháp phân tích luật viết có thể phân theo 03 nhóm: Quy phạm định nghĩa, quy phạm điều chỉnh hành vi và quy phạm xác định hệ quả pháp lý của sự kiện. 2.2. Yêu cầu của kỹ năng phân tích luật viết Ở góc độ chung nhất, kỹ năng phân tích luật viết phụ thuộc vào các yếu tố: Hiểu biết về pháp luật, lịch sử pháp luật; so sánh pháp luật (văn bản quy phạm pháp luật, các nguồn khác của luật) và xác định được nội dung quy định của luật để sử dụng luật. Người nghiên cứu và phân tích luật viết phải có quan điểm chính trị vững vàng, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Người nghiên cứu và phân tích luật viết cần thông thạo ngữ pháp tiếng Việt. Đối với các chủ thể hành nghề Đối với các chủ thể nghiên cứu, lập pháp 3. Một số phương pháp phân tích luật viết 3.1. Phương pháp phân tích câu chữ - Mục đích: Nhận diện ý chí của nhà lập pháp, phát hiện các quy phạm pháp luật mà nhà lập pháp muốn xây dựng và được thể hiện trong văn bản. - Nguyên tắc cơ bản của phương pháp phân tích câu chữ: - Công cụ sơ cấp của phương pháp phân tích câu chữ - Quy trình suy lý tam đoạn luận - Các công cụ phân tích được sử dụng tùy theo trường hợp: + Trường hợp câu chữ của văn bản không rõ nghĩa: + Trường hợp nội dung văn bản không đầy đủ: 3.2. Phương pháp phân tích phát triển - Phương pháp này được dùng khi việc sử dụng các công cụ của phương pháp phân tích câu chữ không phát huy hiệu quả. 7 - Nguyên tắc cơ bản của phương pháp phân tích phát triển: Lưu ý: Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng. 3.3. Phương pháp phân tích lịch sử - Phương pháp phân tích lịch sử được sử dụng trong trường hợp phân tích các quy phạm pháp luật đã được ban hành từ khá lâu nhưng vẫn còn hiệu lực thi hành. - Tư tưởng chủ đạo của phương pháp phân tích lịch sử: 4. Sử dụng phương pháp phân tích luật viết - Trong lĩnh vực hình sự - Trong lĩnh vực dân sự Chương 4: KỸ NĂNG PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN BẢN ÁN 1. Kỹ năng phân tích bản án 1.1. Ý nghĩa của việc phân tích bản án Phân tích bản án là để hiểu bản án 1.2. Cách thức phân tích bản án Thứ nhất, xác định vấn đề pháp lý cần nghiên cứu. Thứ hai, xác định được quan điểm của các bên liên quan. Thứ ba, xác định được quan điểm của cơ quan tố tụng trước đó. Thứ tư, xác định được quan điểm của Tòa án trong bản án được nghiên cứu. Cuối cùng, cần hiểu quan điểm của cơ quan tài phán ban hành bản án được nghiên cứu. 2. Kỹ năng bình luận bản án 2.1. Ý nghĩa của việc bình luận bản án - Hiểu được giá trị của bản án để biết được cái hay, cái thuyết phục mà bản án có thể mang lại cho xã hội, cho việc giải quyết những vấn tương tự xảy ra trong cuộc sống - Biết những nhược điểm mà bản án có thể mạng lại cho đương sự hay cho xã hội nếu được nhân rộng để từ đó phản đối vận dụng cho các hoàn cảnh tương tự. 10 2.3. Tuân thủ các nguyên tắc trong quá trình giao tiếp với người cung cấp thông tin, tài liệu Một là, luôn lịch sự, tôn trọng người cung cấp thông tin, tài liệu. Hai là, xác định rõ mục đích giao tiếp. Ba là, luôn có thái độ tích cực để khuyến khích người cung cấp thông tin chuyển giao tối đa tài liệu có liên quan. 2.4. Kỹ năng giao tiếp và đặt câu hỏi để thu thập thông tin, tài liệu - Kỹ năng giao tiếp - Kỹ năng đặt câu hỏi - Kỹ năng lắng nghe - Kỹ năng ghi chú 3. Kỹ năng thu thập tài liệu, chứng cứ trong giải quyết vụ việc dân sự 3.1. Khái quát về thu thập tài liệu, chứng cứ trong vụ việc dân sự 3.1.1. Nguồn chứng cứ Nguồn chứng cứ là nơi gốc mà từ đó có thể hình thành chứng cứ, là nơi chứa đựng chứng cứ. Theo Điều 94 BLTTDS 2015, chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: - Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; - Vật chứng; - Lời khai của đương sự; - Lời khai của người làm chứng; - Kết luận giám định; - Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; - Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; - Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập; - Văn bản công chứng, chứng thực; 11 - Các nguồn khác mà pháp luật có quy định. 3.1.2. Chủ thể thu thập tài liệu, chứng cứ Thứ nhất, thu thập chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thứ hai, thu thập chứng cứ của đương sự. Thứ ba, thu thập chứng cứ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Thứ tư, thu thập chứng cứ của Tòa án. Thứ năm, thu thập chứng cứ của người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Thứ sáu, thu thập chứng cứ của Viện kiểm sát. Thứ bảy, thu thập chứng cứ của Thẩm tra viên. 3.1.3. Một số kỹ năng thu thập tài liệu, chứng cứ của Luật sư trong tố tụng dân sự Trong tố tụng dân sự, Luật sư có thể tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người đại diện theo ủy quyền. Nhìn chung, dù tham gia tố tụng với tư cách nào thì trong hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ, Luật sư đều có vai trò hỗ trợ cho đương sự. Thứ nhất, kỹ năng xác định chứng cứ. Thứ hai, kỹ năng sử dụng các phương thức thu thập chứng cứ. 4. Kỹ năng thu thập tài liệu, chứng cứ trong giải quyết vụ án hình sự Trong tố tụng hình sự, chủ thể thu thập tài liệu, chứng cứ gồm: - Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của BLTTHS 2015; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án. - Người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa. 12 - Những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án. Nguồn chứng cứ trong vụ án hình sự gồm: a) Vật chứng; b) Lời khai, lời trình bày; c) Dữ liệu điện tử; d) Kết luận giám định, định giá tài sản; đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; g) Các tài liệu, đồ vật khác (Điều 97 BLTTHS 2015). Tài liệu, chứng cứ trong vụ án hình sự có thể chia thành hai loại: Thứ nhất, đó là nguồn tài liệu mà luật sư không thể tự mình thu thập được, chính là hồ sơ vụ án hình sự, thường có được trên cơ sở sự chuyển giao của các cơ quan cơ quan tiến hành tố tụng cho luật sư; Thứ hai, đó là nguồn tài liệu mà luật sư phải tự mình thu thập. 5. Kỹ năng thu thập tài liệu, chứng cứ trong giải quyết vụ án hành chính Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; Vật chứng; Lời khai của đương sự; Lời khai của người làm chứng; Kết luận giám định; Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; Kết quả định giá, thẩm định giá tài sản; Văn bản xác nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập; Văn bản công chứng, chứng thực; Các nguồn khác theo quy định của pháp luật (Điều 81 Luật TTHC 2015). Trong tố tụng hành chính, các chủ thể sau đây tham gia vào hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ: Thứ nhất, đương sự có quyền tự mình thu thập chứng cứ bằng những biện pháp sau đây: a) Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, thông điệp dữ liệu điện tử; b) Thu thập vật chứng; c) Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng; d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ án mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý; đ) Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng; e) Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ; g) Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản; h) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc khác theo quy định của pháp luật. 15 lĩnh vực mà mình đang cần giải quyết. Do đó, khi nghiên cứu hồ sơ, người nghiên cứu trước tiên cần phải đọc các quy định pháp luật của vấn đề mình đang cần tìm giải pháp hoặc đang cần giải quyết, từ đó mới có cơ sở để có thể nghiên cứu hồ sơ đạt kết quả một cách tốt nhất. 5.3. Kỹ năng ghi chép, tổng hợp kết quả Về việc ghi chép, tổng hợp kết quả, người nghiên cứu cần lưu ý phải ghi lại đầy đủ những thông tin quan trọng được phát hiện trong quá trình đọc và đánh giá tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ. Các kết quả nghiên cứu phải được tổng hợp lại để từ đó tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho công việc của người nghiên cứu. Người nghiên cứu nên ghi chép các vấn đề phát hiện theo từng nhóm hồ sơ phân loại, có ghi chú lại các chỗ quan trọng trong hồ sơ và các tài liệu có liên quan đến kết quả phát hiện. Chương 7: KỸ NĂNG TRANH LUẬN, ĐÀM PHÁN 1. Kỹ năng đàm phán 1.1. Những vấn đề chung về đàm phán 1.1.1. Khái niệm đàm phán 1.1.2. Đặc điểm đàm phán - Xác định rõ mục tiêu đàm phán - Kết hợp hài hoà giữa bảo vệ lợi ích của chính mình với việc duy trì và phát triển mối quan hệ với các đối tác - Đảm bảo nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi” - Sử dụng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp - Đàm phán là khoa học, đồng thời là một nghệ thuật. 1.1.3. Nguyên tắc đàm phán - Đàm phán là quá trình đấu trí có mục đích - Khi đàm phán phải xác định rõ được mục đích - Khi đàm phán cần kiên định mục đích, song nên mềm dẻo về các phương pháp có thể sử dụng để đạt được mục đích đó 1.2. Phương pháp, kỹ thuật và thủ thuật đàm phán 16 1.2.1. Các phương pháp đàm phán - Phương pháp đàm phán mang tính hợp tác và xây dựng - Phương pháp đưa ra giải pháp hợp lý - Phương pháp áp đặt - Phương pháp hỗn hợp - Căn cứ lựa chọn phương pháp đàm phán 1.2.2. Các kỹ thuật đàm phán - Tách biệt các vấn đề cần giải quyết - Tập hợp những vấn đề có thể xử lý bằng một giải pháp toàn bộ - Giấu đi vấn đề quan trọng - Sử dụng tốt yếu tố thời gian 1.2.3. Các thủ thuật đàm phán - Làm cho đối phương đánh giá sai thực lực của mình - Lập luận bất ngờ - Nguỵ trang - Giả vờ không biết - Sử dụng điểm yếu - Tổng kết - Doạ rút khỏi đàm phán - Đến muộn - Đe doạ - Nổi giận 1.3. Quy trình đàm phán 1.3.1. Giai đoạn chuẩn bị - Hiểu giao dịch và thoả thuận thương mại giữa các bên 17 - Hiểu các vấn đề pháp lý có liên quan đến giao dịch và các câu trả lời cho các vấn đề đó - Biết cái mình cần và cái mà phía đối tác cần khi đàm phán - Hiểu luật sư đối phương - Chuẩn bị tâm lý của mình 1.3.2. Giai đoạn đàm phán - Tận dụng chi tiết khi luật sư đối phương và đối tác không đọc kĩ hợp đồng - Sử dụng kỹ thuật “luật sư tốt/luật sư xấu” hoặc “người tốt/người xấu” - Đòi hỏi nhiều hơn những gì luật sư cần đạt được khi đàm phán - Sắp xếp luật sư tham gia đàm phán có trình độ tương đương với luật sư đối phương - Chuẩn bị đủ nhân lực để “áp đảo” luật sư đối phương 1.4. Một số lưu ý khi đàm phán 1.4.1. Xác định quan điểm ban đầu và cách thức nhượng bộ - Xác định quan điểm có tính thực thi, có thể thương lượng được và căn cứ vào tính chất của vụ việc, thái độ của đối phương - Việc nhượng bộ trong quá trình đàm phán nhằm hai mục đích: + Thể hiện với phe đối phương rằng mình sẵn sàng lắng nghe và chấp nhận một số lý lẽ của họ, tạo không khí đàm phán thuận lợi; + Để phe đối phương cũng có những nhượng bộ trở lại đối với mình. 1.4.2. Kết thúc quá trình đàm phán - Khi kết thúc quá trình đàm phán, các bên phải cùng nhau quyết định những việc cần làm tiếp theo. Trong một số trường hợp, nếu đàm phán chưa giải quyết hết các vấn đề, các bên phải cùng nhau thỏa thuận về lần đàm phán tiếp theo. - Kết thúc đàm phán bằng dự thảo thoả thuận. 1.4.3. Các ứng xử trong quá trình đàm phán Đặt mình vào vị trí của đối phương Đàm phán ngay tình, mềm dẻo 20 1.3. Các nguyên tắc cơ bản khi soạn thảo bài viết pháp lý 1.3.1. Cách thức thể hiện ý tưởng - Không rào đón - Luôn ghi nhớ chủ thể nào là đối tượng hướng đến - Luôn tập trung làm sáng rõ các câu hỏi: chủ thể, hành vi, đối tượng của hành vi 1.3.2. Sử dụng từ ngữ, cách thức diễn đạt - Sử dụng động từ mạnh - Lựa chọn từ ngữ phù hợp - Sử dụng từ ngữ rõ ràng và đơn giản nhất có thể 1.3.3. Hình thức, kỹ thuật trình bày văn bản - Chia đoạn và xuống dòng theo từng ý - Tập trung vào các vấn đề chính - Tuân thủ các yêu cầu về thể thức trình bày văn bản 1.4. Quy trình viết vấn đề pháp lý 1.4.1. Chuẩn bị viết vấn đề pháp lý - Xác định đối tượng cần truyền đạt - Xác định mục đích của bài viết pháp lý - Xây dựng ý tưởng cụ thể - Nghiên cứu trước khi triển khai viết vấn đề pháp lý 1.4.2. Kỹ năng viết vấn đề pháp lý - Kỹ năng viết phần mở đầu: - Kỹ năng viết phần thân bài: - Kỹ năng viết phần kết luận: 1.4.3. Chỉnh sửa và hiệu đính bài viết pháp lý - Đọc lại để phát hiện nhanh những điểm gợn trong bài viết 21 - Đọc kỹ lại những đoạn có điểm gợn và đánh dấu cụ thể những điểm đó, phác thảo ý dự kiến chỉnh sửa - Chỉnh sửa bài viết dựa trên ý đã phác thảo - Kiểm tra lại tính chính xác trong việc trích dẫn các văn bản pháp luật - Kiểm tra lần cuối các lỗi hình thức 2. Kỹ năng trình bày vấn đề pháp lý 2.1. Khái niệm kỹ năng trình bày vấn đề pháp lý 2.2. Kỹ năng trình bày vấn đề pháp lý 2.2.1. Chuẩn bị trình bày vấn đề pháp lý - Xác định đối tượng người nghe - Kiểm soát cảm xúc - Chuẩn bị nội dung trình bày: - Bài trình bày có chuẩn bị trước: - Bài trình bày ứng khẩu: 2.2.2. Thực hiện việc trình bày - Trang phục, diện mạo, thái độ phù hợp - Trình bày vấn đề pháp lý: - Lựa chọn từ ngữ, cách nói - Chủ động với giọng nói, sử dụng hợp lý ngôn ngữ cơ thể - Giao tiếp với người nghe: Giao tiếp bằng ánh mắt; Giao tiếp thông qua hỏi đáp, trao đổi 2.2.3. Tự đánh giá việc trình bày Tiêu chí đánh giá: - Nội dung trình bày - Bố cục bài trình bày - Giọng nói, tác phong, thái độ, ngôn ngữ cơ thể 22 - Việc hỏi, đáp trong quá trình trình bày - Sử dụng công cụ hỗ trợ - Việc xử lý các tình huống phát sinh trong buổi trình bày 25 15. Anh (chị) hãy trình bày mục đích và các yêu cầu của việc nghiên cứu hồ sơ hình sự? 16. Việc xác định mục đích khi đàm phán có ý nghĩa như thế nào? 17. Công thức PDCA (Plan – Do – Check – Adjust) đóng vai trò thế nào trong thực hành Kỹ năng Đàm phán, tranh luận? 18. Vai trò của yếu tố “Biết – know” trong thực hành kỹ năng đàm phán, tranh luận? 19. Sinh viên chọn một nội dung mà SV cho rằng quan trọng khi thực hành Kỹ năng đàm phán, tranh luận? 20. Sinh viên chọn một nội dung mà SV cho rằng quan trọng khi thực hành Kỹ năng đàm phán, tranh luận? 21. Vai trò của Kỹ năng Đàm phán, tranh luận đối với hoạt động thực hành Pháp luật? 22. Anh (chị) hãy xác định các vấn đề cần lưu ý khi thu thập thông tin, tài liệu để tiếp nhận và thực hiện yêu cầu tư vấn? 23. Hãy xác định các nội dung cơ bản của một thư tư vấn? 24. Hãy xác định các vấn đề cần chuẩn bị cho việc viết bài bào chữa? 25. Phân tích ý nghĩa của việc xác định vấn đề pháp lý đối với tư vấn pháp luật? 26. Anh/chị hãy xác định các bước để tiến hành tư vấn pháp luật? Theo anh chị, bước nào là quan trọng nhất? Vì sao? 27. Phân tích vai trò của việc xác định vấn đề pháp lý? 28. Phân tích ý nghĩa của việc giữ bí mật thông tin khách hàng trong hoạt động của luật sư? 29. Anh/chị hãy xác định những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp? Cho ví dụ và phân tích? 30. Khi thu thập thông tin, tài liệu, luật sư cần lưu ý những vấn đề gì? BÀI TẬP: Bài tập 1: Tình huống về đạo đức nghề luật sư Luật sư A và luật sư B cùng được một khách hàng nhờ phối hợp tham gia bào chữa cho con của họ bị truy tố trong một vụ án “cố ý gây thương tích”. Trong quá trình làm việc, luật sư A nhận thấy luật sư B thua kém mình về trình độ chuyên môn và thiếu kinh nghiệm, nhưng lại được trả thù lao như nhau. Do vậy luật sư A yêu cầu khách hàng huỷ hợp đồng với luật sư B để chỉ một mình luật sư A bào chữa, hoặc phải trả thù lao cho 26 luật sư A cao gấp đôi luật sư B. Nếu không, luật sư A sẽ chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng. 1. Theo anh/chị, luật sư A có vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề luật sư Việt Nam hay không? Vì sao? 2. Nếu anh/chị là luật sư A, anh/chị sẽ xử lý như thế nào? Vì sao? Bài tập 2: Thực hành phần tiếp cận, khai thác thông tin từ khách hàng Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh COVID-19, Công ty SD với quy mô 550 người lao động, có trụ sở tại quận 3 -Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu cắt giảm 200 người lao động. Công ty yêu cầu tư vấn về việc chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết quyền lợi cho 200 người lao động nêu trên. 1. Anh/chị hãy xác định các thông tin, tài liệu cần thu thập từ khách hàng? 2. Khi thu thập các thông tin, anh/chị cần lưu ý vấn đề gì? Bài tập 3: Thực hành phần tư vấn pháp luật Công ty TNHH M&N và ông Nguyễn S ký hợp đồng lao động và hợp đồng đào tạo số 08/HĐLĐ/2017 có thời hạn từ ngày 03.9.2017 đến ngày 02.9.2020. Theo hợp đồng này, công ty M&N sẽ đào tạo ông S trở thành nghệ sĩ nổi tiếng. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, ông S được trả lương và đảm bảo các quyền lợi về bảo hiểm xã hội. Ông S cam kết sẽ làm việc cho công ty M&N ít nhất 3 năm sau khi được đào tạo xong. Trong trường hợp ông S không hoàn thành khóa học hoặc không thực hiện đúng thời gian làm việc theo cam kết thì phải hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo cho công ty M&N. Cùng ngày, hai bên ký Hợp đồng quản lý độc quyền số 20/HĐQLĐQ/2017, theo đó trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động, mọi sản phẩm nghệ thuật do ông S làm ra đều thuộc quyền sở hữu của công ty M&N và công ty M&N được toàn quyền quyết định đối với các sản phẩm này. Ngày 01.10.2019, hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết. Tuy nhiên công ty cho rằng anh S đã vi phạm cam kết trong hợp đồng đào tạo nên phải hoàn trả lại toàn bộ chi phí đào tạo cho công ty. Ông S cho rằng công ty đã xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi sử dụng hình ảnh biểu diễn của ông S nên tìm đến anh/chị để nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông S. 1. Anh/chị hãy xác định các thông tin, tài liệu cần khách hàng cung cấp? 2. Xác định vấn đề pháp lý và nội dung tư vấn cho khách hàng? 27 Bài tập 4: Tình huống về kỹ năng nghiên cứu, phân tích hồ sơ của luật sư trong vụ án Hôn nhân và gia đình Theo lời trình bày của chị Lương Thanh Lan ngày 20/5/2021: Chị và anh Lê Văn Minh kết hôn từ tháng 3 năm 2005. Năm 2010, anh Minh đi làm ăn tại Hàn Quốc, đến năm 2016 thì anh Minh trở về Việt Nam. Vợ chồng chung sống với nhau một thời gian thì phát sinh mâu thuẫn. Anh Minh nghi ngờ chị Lan ngoại tình nên nhiều lần đánh đập chị. Trong quá trình chung sống, vợ chồng chị Lan có hai con là Lê Hùng Thanh và Lê Thanh Hiệp. Về tài sản, hai vợ chồng chị chỉ có 1 căn nhà diện tích 72 m2 và hai xe gắn máy đều đang đứng tên anh Minh. Nay chị thấy tình cảm vợ chồng không còn nên chị muốn ly hôn. Chị Lan tìm đến nhờ anh/chị tư vấn và bảo vệ quyền lợi cho chị. 1. Anh/chị hãy xác định các vấn đề cần làm rõ khi trao đổi với chị Lan? 2. Xác định xác vấn đề pháp lý của vụ việc và các tài liệu cần yêu cầu khách hàng cung cấp? 3. Khi nghiên cứu, phân tích hồ sơ vụ việc nêu trên, anh/chị cần lưu ý những vấn đề nào? Vì sao? Bài tập 5: Tình huống về kỹ năng nghiên cứu, phân tích hồ sơ của luật sư trong vụ án Dân sự Theo bà M trình bày: Bà Trần Thị M1 và bà Trần Thị Thanh M có quan hệ là cô cháu. Trong năm 2012, bà M1 có vay của bà M 02 lần tiền, cụ thể: Ngày 12/12/2011 âm lịch (tức ngày 05/12/2012 DL) bà M1 vay của bà M số tiền 95.000.000 đồng. Ngày 15/12/2011 âm lịch (tức ngày 08/01/2012 DL) vay số 2 tiền 50.000.000 đồng. Khi vay hai bên có viết giấy tay, không có công chứng chứng thực, không xác định thời hạn trả nợ. Mức lãi suất hai bên thỏa thuận là 2000/1triệu/1ngày nhưng không ghi vào giấy nợ và không xác định thời hạn trả nợ. Trong đơn khởi kiện bà Trần Thị Thanh M yêu cầu Tòa án giải quyết buộc bà Trần Thị M1 phải trả cho bà M tổng số tiền nợ gốc là 145.000.000 đồng và tiền lãi phát sinh theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên quá trình giải quyết vụ án, bà M xác định: Ngày 14/3/2013 ÂL (tức ngày 16/4/2013 DL) bà M1 có trả cho bà M số tiền 29.000.000 đồng, trong đó khấu trừ số tiền lãi phát sinh từ ngày 30 19. Trọng Bằng (2008), “Đôi điều suy nghĩ về đạo đức nghề nghiệp của Luật sư”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề về Tổ chức và hoạt động luật sư; 20. Nguyễn Hà Trang (2008), “Xây dựng quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề về Tổ chức và hoạt động luật sư; 21. Nguyễn Văn Hải, Đoàn Thị Thu (2018), “Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát, số 5/2018, tr. 3-15; SÁCH 22. Jo Condrill, Bennie Bough (Bạch Trà dịch) (2021), Giao tiếp bất kỳ ai :101 cách nâng cao kỹ năng giao tiếp, Nxb. Công thương; 23. Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật, Nxb. Tư pháp; 24. Học viện Tư pháp (2018), Giáo trình Kỹ năng cơ bản của Luật sư tham gia giải quyết các vụ việc dân sự, Nxb. Tư pháp; 25. Học viện Tư pháp (2018), Giáo trình Kỹ năng chuyên sâu của Luật sư trong việc giải quyết các vụ án dân sự, Nxb. Tư pháp; 26. Học viện Tư pháp (2020), Giáo trình Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án hình sự (Phần đào tạo bắt buộc), Nxb. Tư pháp; 27. Học viện Tư pháp (2019), Giáo trình Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án hình sự (Phần đào tạo tự chọn), Nxb. Tư pháp; 28. Học viện Tư pháp (2017), Giáo trình Kỹ năng của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trong giải quyết vụ, việc dân sự. Tập 1, Phần cơ bản, Nxb. Tư pháp; 29. Học viện Tư pháp (2017), Giáo trình Kỹ năng của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trong giải quyết vụ, việc dân sự. Tập 2, Phần chuyên sâu, Nxb. Tư pháp; 30. Học viện Tư pháp (2018), Giáo trình Kỹ năng của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trong giải quyết vụ án hình sự. Tập 1, Phần cơ bản, Nxb. Tư pháp; 31. Học viện Tư pháp (2019) Giáo trình Kỹ năng của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trong giải quyết các vụ án hình sự (Phần đào tạo tự chọn), Nxb. Tư pháp; 32. Học viện Tư pháp (2017) Giáo trình Kỹ năng của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trong giải quyết vụ án hành chính. Tập 1, Phần cơ bản, Nxb. Tư pháp; 31 33. Học viện Tư pháp (2017) Giáo trình Kỹ năng của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trong giải quyết vụ án hành chính. Tập 2, Phần chuyên sâu, Nxb. Tư pháp; 34. Học viện Tư pháp (2018), Giáo trình Kỹ năng hành nghề công chứng, Tập 1, Nxb. Tư pháp; 35. Học viện Tư pháp (2018), Giáo trình Kỹ năng hành nghề công chứng, Tập 2, Nxb. Tư pháp; 36. Học viện Tư pháp (2018), Giáo trình Kỹ năng hành nghề công chứng, Tập 3, Nxb. Tư pháp; 37. Lê Huỳnh Tấn Duy, Võ Thị Kim Oanh (Đồng chủ biên) (2022), Kỹ năng tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam: Sách dành cho sinh viên, Nxb. Hồng Đức; 38. Hoàng Thị Thanh Hoa, Hồ Quân Chính, Nguyễn Văn Nghĩa (2022), Kỹ năng nghề nghiệp Chấp hành viên thi hành án dân sự. Quyển 1, Nxb. Tư pháp; 39. Trần Thị Quang Hồng (2021), Kỹ năng viết cho người hành nghề luật, Nxb. Hồng Đức; 40. Kazuyuki Inoue (2019), Kỹ năng quản lý nhân sự của người Nhật, Minh Châu dịch, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân; 41. Jutta Portner (2019), Giao tiếp không chỉ bằng ngôn từ: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong kinh doanh, Quỳnh Mai dịch, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân; 42. Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Minh Huệ (2018), Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết tranh chấp ngoài toà án của luật sư, Nxb. Tư pháp; 43. Nguyễn Văn Hùng (chủ biên) (2018), Kỹ năng giao tiếp kinh doanh. Tập 1, Kỹ năng giao tiếp cơ bản, Nxb. Kinh tế. 44. Shibamoto Hidenori (2018), Kỹ năng tư duy logic, Hoàng Thanh Hương dịch, Nxb. Lao động; 45. Hiraki Noriko (2016), Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp, Nguyễn Thị Thu Thủy dịch, Nxb. Lao động xã hội. 46. Nguyễn Ngọc Duy (2013), Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự và chỉ dẫn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, Nxb. Văn hoá – Thông tin; 47. Trương Nhật Quang (2013), Kỹ năng hành nghề luật sư tư vấn, Nxb. Lao động; 48. Nguyễn Ngọc Bích (2010), Tài ba của Luật sư, Nxb. Trẻ; 49. Bộ Tư pháp (2009), Hoạt động tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, Tập II: Kỹ năng tư vấn pháp luật, Nxb. Tư pháp; 32 50. Fisher và Ury (1994), Để đạt được thoả thuận – Thương lượng thành công mà không bị thua thiệt, (Đặng Xuân Dũng, Nguyễn Hồng Thạch dịch), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh; 51. Phan Trung Hoài (2009), Hành nghề luật sư trong vụ án hình sự, Nxb. Tư pháp; 52. Học viện Tư pháp (2003), Sổ Tay Luật sư, Nxb. Công an Nhân dân.