Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
kỹ năng thực hành pháp luật tại trường ĐH Luật TP.HCM
Typology: Slides
1 / 66
MÔN HỌC KỸ NĂNG THỰC HÀNH PHÁP LUẬT
2/14/2021 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
“Chức năng cao cả của luật sư là bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Để làm tròn trọng trách đó, mỗi luật sư phải không ngừng rèn luyện, nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức hành nghề luật sư cần được các luật sư đảm bảo trong suốt và toàn bộ hoạt động của mình trong quan hệ với khách hàng, với cơ quan tố tụng cũng như trong quan hệ với đồng nghiệp.” ( Luật sư Nguyễn Huy Thiệp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
Ví dụ về đạo đức nghề luật Luật sư A khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng và đã nhận tiền phí 20 triệu đồng. Sau khi vụ việc không tiến hành đúng cam kết, luật sư A không trả lại tiền cho khách hàng để họ phải đi lại nhiều lần. Luật sư A có vi phạm đạo đức nghề nghiệp không?
Luật sư Hoàng Cao Sang: Vào khoảng cuối năm 2004 , tôi được chỉ định bào chữa cho bị cáo H.T.M tại phiên toà phúc thẩm trong vụ án giết người, cướp tài sản. Sau khi nghiên cứu hồ sơ tôi nhận thấy còn nhiều vấn đề mà phiên toà sơ thẩm chưa làm rõ, chứng cứ buộc tội không rõ ràng... nhưng lại chỉ còn hai ngày nữa là đến ngày xét xử, nên tôi đã làm đơn xin hoãn phiên toà để tôi có thời gian nghiên cứu hồ sơ và làm rõ một số vấn đề.
Cứ chắc mẩm rằng đơn đề nghị hoãn phiên toà được chấp nhận, nào ngờ ba ngày sau một tờ báo nọ đưa tin “H.T.M đã bị toà phúc thẩm y án sơ thẩm với hình phạt cao nhất là tử hình”. Sau khi đọc được tin này, tôi đã gọi điện thoại cho luật sư V. là người trực tiếp tham gia bào chữa cho bị cáo H.T.M tại phiên toà hôm đó hỏi tại sao anh làm như vậy, thì vị luật sư này trả lời “Hôm qua tôi bào chữa cho bị cáo trong một vụ án khác, nhưng cùng hội đồng xét xử và cùng ngày với vụ án H.T.M nên toà nhờ tôi bào chữa dùm cho bị cáo H.T.M luôn, để toà xử cho xong!”.
Cam kết, hứa hẹn là vi phạm?
Tiết lộ thông tin? Luật sư A (thuộc nhóm luật sư M&A associate at Cravath, Swaine & Moore – Mỹ), tư vấn cho IBM trong giao dịch dự kiến mua công ty phần mềm SPSS. Luật sư A đã chia sẻ thông tin với người bạn B, chuyên gia phân tích tài chính, luật sư đã nói về về nghề nghiệp của mình và ý nghĩa của việc tham gia giao dịch nói trên. B sau đó đã tiết lộ cho 2 người môn giới chứng khoán để mua chứng khoán SPSS và thu lợi 1 triệu USD. (Associate's Failure to Keep Secrets a Cautionary Tale for Young Lawyers http://www.americanlawyer.com/id= 1202579966243 /Associates-Failure-to-Keep-Secrets-a- Cautionary-Tale-for-Young-Lawyers#ixzz 3 fLMraDAD)
Áp dụng pháp luật
“Người Việt Nam không kể nam hay nữ; có bằng cử nhân luật; có hạnh kiểm tốt; đã tập sự 3 năm ở một văn phòng luật sư”. ( Sắc Lệnh 46 /SL về Tổ chức đoàn thể luật sư ngày 10 / 10 / 1945 )
**1. Tại sao phải suy nghĩ về đạo đức và nghề nghiệp?
NỘI DUNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT
**1. Khái niệm đạo đức và đạo đức nghề luật
Đạo đức là những tiêu chuẩn, những chuẩn mực, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định và định hướng hành vi và quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội.
1. 2 Khái niệm đạo đức nghề luật
Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực của một tổ chức mà các thành viên của nó có cùng nghề nghiệp. Những chuẩn mực này chỉ áp dụng cho thành viên của một tổ chức nghề nghiệp cụ thể chứ không áp dụng cho tất cả mọi người trong xã hội.
2. Sự cần thiết của đạo đức trong hành nghề luật “Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; góp phần phát triển kinh tế, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của nghề luật sư. Luật sư phải có bổn phận tự mình nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn; nêu gương trong việc tôn trọng, chấp hành pháp luật; tự giác tuân thủ các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề, trong lối sống và giao tiếp xã hội”. Lời nói đầu Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 68 /QĐ-HĐLSTQ ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng luật sư toàn quốc)
Sự cần thiết:
3. Vai trò của đạo đức trong việc hành nghề luật