Download Kỹ năng thực hành pháp luật and more Exercises Law in PDF only on Docsity! TỔNG HỢP BÀI TẬP THẢO LUẬN LẤY ĐIỂM 30% (GỒM 4 BÀI) MÔN KỸ NĂNG THỰC HÀNH PHÁP LUẬT Điểm 30% sẽ lấy trung bình 4 buổi làm bài tập thảo luận (điểm của nhóm mình lần lượt là 8, 7, 9, 8) Thi 70% sẽ có 2 phần lý thuyết và bài tập: (Thi xong cũng mấy tháng rồi nên mình cũng k nhớ rõ đề nhưng mình nhớ mình được 9 điểm. Lúc đầu mình học cũng lơ tơ mơ lắm, chả hiểu gì, cứ bám sát cấu trúc giảng viên đưa ra và ôn theo thôi. Nghĩ bụng chắc năm cuối nên thầy cô nương tay ấy mà hihi) + Phần lý thuyết có trong đề cương (lúc mình thi được mang slide nên k cần học thuộc) + Phần bài tập tình huống: Đề rất dài, lưu ý thời gian, làm ngắn gọn nhưng phải đủ các câu và cơ sở pháp lý. Đề của mình liên quan đến tình huống về Luật Hôn nhân và gia đình: Điều kiện kết hôn, ly hôn, chia tài sản chung, thỏa thuận về người nuôi con (Điều 81 Luật HNGĐ) Cấu trúc thi giảng viên sẽ thông báo vào buổi cuối cùng. Các bạn chỉ cần ôn theo cấu trúc giảng viên đưa ra là được. Không cần ôn quá nhiều, chỉ cần đúng trọng tâm. (Năm cuối nên các thầy cô cũng sẽ chấm điểm dễ hơn 1 chút để tạo điều kiện cho các bạn đi làm nên các bạn cũng k cần lo lắng quá nhiều) GOOD LUCK! Dưới đây là bài thảo luận của mình, các bạn tham khảo, làm tốt hơn và đạt được điểm cao hơn mình nhé! Những bạn xem tài liệu của mình chắc cũng năm cuối rồi nên chúc các bạn tìm được công việc phù hợp nhé. Mạnh dạn nộp CV càng sớm càng tốt nè. Thôi! Chính thức vào nội dung bài thảo luận. BUỔI 1 + 2 CHUYÊN ĐỀ KỸ NĂNG TÌM KIẾM TÀI LIỆU, NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH HỒ SƠ (Phần này làm ngay trên lớp nên điểm k cao lắm @_@) Lưu ý: Đọc hồ sơ thật kỹ trước khi học chuyên đề này, vì giảng viên sẽ cho làm bài ngay trên lớp mà k báo trước. Hồ sơ dân sự và hình sự gần 200 trang). HỒ SƠ DÂN SỰ 1. Các vấn đề pháp lý về vụ việc Quan hệ pháp luật: Tranh chấp về hợp đồng lao động - Lần 1: Về việc phương chấm dứt hợp đồng lao động. - Lần 2 sau khi sửa đổi bổ sung: về việc xử lý kỹ thuật lao động theo hình thức sa thải. 2. Xác định các tài liệu, chứng cứ mấu chốt để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng? - Văn bản ý kiến về việc cung cấp chứng cứ số 7112 ngày 23/9/2015: “công ty xác nhận không có hình vi đơn phương, không có hình thức sa thải tại công ty.” - Đơn yêu cầu cung cấp chứng cứ của Phạm Văn Tài (người đại diện theo ủy quyền của công ty) ngày 15/07/2015. - Phần trình bày của Bị đơn: ông Phạm Văn Tài đồng ý với ông Huỳnh Thanh Toàn về việc bà nguyệt tự ý nghỉ việc từ ngày 01/02/2015. - Đơn khởi kiện của bà Nguyệt và đơn bổ sung của bà Nguyệt. - Bản tự khai của công ty Park View ngày 15/7/2015: (nhận định bà nguyệt tự ý đơn phương nghỉ việc với công ty). - Bản tự khai của ông Lê Văn Quý (14/08/2015) có nội dung là 31/01/2015 được tổ trưởng giao thông báo là không cho chị nguyệt vào công ty làm việc. - Bản tự khai của ông Nguyễn Ngọc Cương (06/08/2015) có nội dung là 31/01/2015 được tổ trưởng giao thông báo là không cho chị nguyệt vào công ty làm việc. - Văn bản thay đổi ý kiến của công Huỳnh Thanh Toàn (08/07/2015) về việc thay đổi nội dung sự việc trong quan hệ lao động giữa công ty và bà Nguyệt. 3. Xác định chứng cứ có lợi và chứng cứ bất lợi đối với khách hàng? Có lợi: - Văn bản ý kiến về việc cung cấp chứng cứ số 7112 ngày 23/9/2015: “công ty xác nhận không có hình vi đơn phương, không có hình thức sa thải tại công ty. - Đơn yêu cầu cung cấp chứng cứ của Phạm Văn Tài (người đại diện theo ủy quyền của công ty) ngày 15/07/2015. HỒ SƠ HÌNH SỰ THỐNG KÊ BÚT LỤC TT Tên tài liệu Bút lục Phần cứng 1 Quyết định khởi tố vụ án hình sự 4 2 Quyết định phân công điều tra vụ án hình sự 5 3 Quyết định khởi tố bị can 6 4 Biên bản giao quyết định khởi tố bị can 7 5 Bản kết luận điều tra vụ án 8 - 9 6 Biên bản tống đạt bản kết luận 10 7 Cáo trạng 11-12 -13 8 Biên bản giao nhận cáo trạng 14 Phần mềm 1 15 9 Biên bản người phạm tội tự thú 16 10 Biên bản thu giữ tang vật 17 11 Biên bản giao nhận người phạm tội tự thú 18 12 Lệnh tạm giữ 19 13 Biên bản giao nhận người bị bắt 20 14 Đề nghị phê chuẩn lệnh tạm giam 21 15 Lệnh tạm giam 22 16 Thông báo về việc tạm giam bị can 23 17 Trích lục án hình sự 24 Phần mềm 2 25 18 Quyết định trưng cầu giám định 26 19 Biên bản giám định 27-28 20 Quyết định trưng cầu giám định về máu 29 21 Bản yêu cầu giám định (gửi Phân viên Giám định Bộ Công an) 30-31 22 Bản kết luận giám định 32 23 Quyết định khám nghiệm hiện trường 33 24 Biên bản khám nghiệm hiện trường 34-35 25 Biên bản khám nghiệm tử thi 36-37 - 38 26 Thông báo tàng thư nghiệp vụ cảnh sát 39 27 Lý lịch bị can 40 28 Biên bản xác minh quan hệ Hoàng - Thu 41 29 Biên bản xác minh tiền án, tiền sự 42 30 Tờ nhận tội 43 31 Biên bản ghi lời khai người bị tạm giữ Hoàng (ngày 2/9/X) 44-45 32 Biên bản ghi lời khai của bị can Hoàng (ngày 11/9/X) 46-47 33 Tờ tường trình ông Nghệ 1/9/X 48 34 Biên bản ghi lời khai của bà Thiệt (mẹ Lợi ngày 24/9/X). 49 35 Biên bản ghi lời khai của Lệ Thu (vợ Hoàng ng ày 01/9/X) 50-51 36 Biên bản ghi lời khai của Lệ Thu (vợ Hoàng ng ày 24/9/X) 52-53 37 Biên bản ghi lời khai của ông Nghệ (ngày 24/9/X) 54-55 38 Biên bản ghi lời khai của Phạm Văn Phường (ngày 1/9/X) 56 39 Biên bản ghi lời khai của Phạm Văn Phường (ngày 24/9/X) 57 40 Biên bản ghi lời khai của bà Kính (mẹ Hoàng) ngày 4/9/X 58 41 Biên bản ghi lời khai của Cẩm Lệ (vợ trước Hoàng ngày 25/9/X) 59 42 Biên bản ghi lời khai của Phạm Văn Nghệ (ngày 7/11/X) 60-61 43 Biên bản ghi lời khai của Nguyễn Hoàng Kiều (ngày 8/11/X) 62-63 44 Biên bản ghi lời khai của Huỳnh Thị Hiền (VKS ngày 8/11/X) 64 – 65 45 Biên bản ghi lời khai của bà NguyễnThịThiệt (VKS ngày 8/11/X) 66-67 46 Biên bản ghi lời khai của bị can Hoàng (VKS ngày 17/12/X) 68-69 - 70 Phần mềm 3 71 47 Đơn xin cứu xét 72-73 48 Lệnh tạm giam của TA tỉnh Sóc Trăng 74 49 Quyết định đưa vụ án ra xét xử 75 50 Biên bản bàn giao Quyết định đưa vụ án ra xét xử 76 (Phần hồ sơ rất dài 71 trang nên mình chỉ đăng phần tóm tắt bút lục) VIỆN KIẺM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO VIỆN KIỂM SÁT ND TỈNH SÓC TRĂNG Số 07/KSĐT -TA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Sóc Trăng ngày 09 tháng 01 năm X CÁO TRẠNG VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG Căn cứ Điều … Bộ luật tố tụng hình sự Căn cứ Điều … Bộ luật hình sự Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 36 và quyết định khởi tố bị can số 59 ngày 03 tháng 9 năm x của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc trăng đối với NGuyễn Thanh Hoàng về tội “Giết người” theo quy định tại Điều … Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trên cơ sở kết luận điều tra đã xác định được như sau: Sáng ngày 01 tháng 9 năm x, Nguyễn Thanh Hoàng ngụ tại ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tình Sóc Trăng đi đào đất ở phía sau nhà. Đến 10h Hoàng nghỉ đào đất vào nhà lấy chài cùng với con gái tên là Nguyễn Hoàng Kiều đi chài cá theo dọc kinh ở xóm. Đến khoảng 11 giờ Hoàng nghỉ chài đem cá về làm cơm. Khi về tới nhà Hoàng nghe Nguyễn Thị Lệ Thu là vợ kế (không hôn thú) do Hoàng rước về chung sống với Hoàng khoảng 02 tháng nói lại rằng trong lúc Hoàng đi chài cá ở nhà chỉ có một mình Thu thì Hồ Minh Lợi (Tràng) là người cùng ấp Chợ Cũ đã có uống rượu đến chọc nghẹo, đòi giao cấu với Thu nhưng Thu không đồng ý thì Lợi lôi Thu vào định giao cấu nên Thu la lên thì bà Kính (mẹ của Hoàng) đang làm công chuyện ở bên nhà ông Phạm Văn Nghệ nghe được mới về rầy và đuổi Lợi về. Khoảng 11 giờ 30 phút Hoàng Thu Kiều đang ăn cơm thì có anh Phan Văn Phường ở cùng xóm đến trả cái áo cho Hoàng và có đem theo 01 con chuột rủ Hoàng uống rượu. Anh Phường đưa 2.000đ cho Thu mua 1.500đ rượu và 500đ đã cục. Còn Hoàng làm thịt chuột nướng làm mồi uống rượu. Hoàng và Phường uống đến 12h30 hết 3 sị rượu thì nghỉ. Thu dọn chén bát cho Kiều rửa rồi pha trà cho Hoàng và Phường ngồi uống nói chuyện chơi đến 13h. Hồ Minh Lợi lại đến nhà Hoàng lẫn nữa, tại đây Lợi rủ Hoàng uống rượu nhưng Hoàng không uống và Hoàng mời Lợi uống nước trà thì thì Lợi không uống mà nằm xuống giường cho ánh Phường đang uống nước trà đưa chân qua giường cặp bên gác lên đùi của Thu và kêo Thu cho Lợi hôn một cái. Hoàng nói nó là vợ tao, mày làm gì mà kỳ vây? Sao hồi sáng mày đế dê nó, lôi nó vào buồng? Lợi hỏi Hoàng ai nói thì Hoàng nói Thu vừa nói cho Hàng nghe. Lợi hỏi Thu mày nói gì với Hoàng, đồng thời ngồi dậy dùng tay tát vào mặt Thu và dùng chân đá một cái vào bụng Thu. Hoàng can và nói rằng sao mày đến quậy. PHẦN BÀI TẬP 1. Xác định tài liệu quan trọng của vụ án trong các giai đoạn tố tụng. Những vấn đề cần lưu ý trong các tài liệu này: a) Khởi tố: − Quyết định khởi tố vụ án hình sự − Quyết định khởi tố bị can − Tờ nhận tội b) Điều tra: − Bản kết luận điều tra vụ án số 65 ngày 05/11/X − Biên bản về việc người phạm tội đến cơ quan công an tự thú. − Biên bản về việc thu giữ tang vật − Bản kết luận giám định − Quyết định khám nghiệm hiện trường − Biên bản khám nghiệm hình trường − Biên bản khám nghiệm tử thi − Tất cả các Biên bản lời khai. − Quyết định phân công điều tra vụ án hình sự c) Truy tố: − Bản kết luận điều tra vụ án số 65 ngày 05/11/X − Bản cáo trạng. d) Xét xử: − Quyết định đưa vụ án ra xét xử − Đơn xin cứu xét. 2. Xác định chứng cứ có lợi và chứng cứ bất lợi đối với khách hàng? a) Chứng cứ có lợi: − Lý lịch bị can − Tờ nhận tội − Bản cáo trạng. − Bản kết luận giám định − Tờ tường trình ông Nghệ 1/9/X − Biên bản xác minh tiền án, tiền sự b) Chứng cứ bất lợi: − Đơn xin cứu xét. − Biên bản ghi lời khai của Lệ Thu (vợ Hoàng ngày 24/9/X) − Biên bản ghi lời khai của ông Nghệ (ngày 24/9/X) − Biên bản ghi lời khai của Phạm Văn Phường (ngày 1/9/X) − Biên bản ghi lời khai của Phạm Văn Phường (ngày 24/9/X) − Biên bản ghi lời khai của bà Kính (mẹ Hoàng) ngày 4/9/X − Biên bản ghi lời khai của Cẩm Lệ (vợ trước Hoàng ngày 25/9/X) − Biên bản ghi lời khai của Phạm Văn Nghệ (ngày 7/11/X) − Biên bản ghi lời khai của Nguyễn Hoàng Kiều (ngày 8/11/X) − Biên bản ghi lời khai của Huỳnh Thị Hiền (VKS ngày 8/11/X) − Biên bản ghi lời khai của bị can Hoàng (VKS ngày 17/12/X) − Trích lục án hình sự 3. Định hướng xây dựng luận cứ bào chữa/ bảo vệ? − Căn cứ theo các chứng cứ ở trên Bị can bị phạm tội giết người theo điểm i, điểm n Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 thì bị phạt tù từ 12 – 20 năm chung thân hoặc tử hình. − Tình tiết tăng nặng: Bị can là công dân Việt Nam có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo nào khác làm mất khả năng điều khiển về mặt hành vi. Trước khi phạt tội bị can đã có nhiều tiền sự về hành vi gây rối trật tự tại địa phương và đã được giáo dục nhưng bị can không từ bỏ lại tiếp tục sai phạm Mặc dù nguyên nhân là do lỗi của bị hại đã đánh vợ của bị can trước nhưng hành vi của bị can thể hiện tính côn đồ quyết tâm cướp đoạt mạng sống của bị hại, cố ý trực tiếp xâm phạm đến tính mạng của bị hại được pháp luật hình sự bảo vệ. Trước khi thực hiện hành vi phạm tội, bị can có đầy đủ nhận thức và hiểu rằng đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật nhưng bị can vẫn ngang nhiên thực hiện hành vi đó. BÀI TẬP BUỔI 3 + 4 (ĐIỂM 30%) MÔN THỰC HÀNH PHÁP LUẬT CHUYÊN ĐỀ 5: KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU VIẾT BÀI TƯ VẤN, BÀI BÀO CHỮA NHÓM: STT HỌ VÀ TÊN MSSV Đánh giá hoàn thành 1. 2. 3. 4. 5. 6. quyết nêu trên để lựa chọn cách xử lý tối ưu, khả thi và ít tốn kém chi phí, có lợi cho công ty. Đối với trường hợp, sau thời gian tạm hoãn NLĐ vẫn quay lại công ty thì công ty nên xem xét tình hình kinh tế lúc này để thỏa thuận tiếp tục làm việc hoặc gia hạn thêm thời gian tạm hoãn hợp đồng với NLĐ. 3.2. Phương án 2: Trường hợp công ty vì lí do kinh tế mà nhận thấy không thể thương lượng được với NLĐ để thỏa thuận Tạm hoãn HĐLĐ. a) Đối tượng: 1.000 công nhân dôi dư, có tay nghề kém. b) Hướng giải quyết: Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 34 về Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau: “11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.” Và theo Khoản 2, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 42 BLLĐ 2019 về Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế quy địnhnhư sau: “….2. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế: a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế; b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế. … 4. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này. 5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này. 6. Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.” Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 về Trợ cấp mất việc làm quy định: “1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương. 2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. 3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm. 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.” Từ những căn cứ trên, công ty nên ưu tiên lọc ra những NLĐ có tay nghề yếu kém và có thâm niên làm việc tại công ty dưới 12 tháng để đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì lí do kinh tế. Điều này, sẽ giúp công ty tiết kiệm được phần chi phí để trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ. Sau đó, công ty sẽ ra quyết định chấm dứt HĐLĐ với NLĐ và phải có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ các khoản như: tiền lương, tiền thưởng, chốt sổ và trả sổ bảo hiểm và những giấy tờ khác mà công ty giữ của NLĐ tùy theo từng trường hợp cụ thể. c) Thủ tục: Thủ tục cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế như sau: Bước 1: Xây dựng phương án sử dụng lao động − Đối tượng áp dụng: Toàn thể NLĐ trong Công ty. Do phương án sử dụng lao động được dùng làm căn cứ để chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ nên trong phương án phải có danh sách và số lượng người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động: áp dụng với NLĐ do khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, không thể bố trí NLĐ tiếp tục làm việc, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động; Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án. − Thủ tục phải thực hiện: Xây dựng Dự thảo phương án sử dụng lao động; (ii) Lấy ý kiến của công đoàn cơ sở trước khi ban hành phương án sử dụng lao động. Bước 2: Sau khi xây dựng phương án sử dụng lao động − Đối tượng áp dụng: NLĐ dôi dư, tay nghề kém không thể sắp xếp, giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc. − Thủ tục phải thực hiện: (i) Tổ chức họp với công đoàn cơ sở để trao đổi về việc cho NLĐ thôi việc theo quy định tại khoản 1 Điều 45 và khoản 2 Điều 44 BLLĐ; (ii) Sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở, thì Công ty phải gửi thông báo bằng văn bản trước 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ với NLĐ cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. Bước 3: Thực hiện các thủ tục cho NLĐ thôi việc và thực hiện chi trả các khoản phụ cấp. Công ty ra quyết định chấm dứt hợp đồng với NLĐ và hoàn tất việc chi trả hết các khoản phụ cấp cho NLĐ 4. Đánh giá các phương án: 4.1. Phương án 1: a) Ưu điểm: − Có thể thỏa thuận về thời gian tạm hoãn, gia hạn thời gian tạm hoãn nếu trường hợp sau khi kết thúc thời hạn tạm hoãn mà công ty vẫn chưa khắc phục được tình hình tài chính (Căn cứ Điều 31 BLLĐ 2019). − Không phải chi trả tiền lương và các phúc lợi khác cho công nhân như thỏa thuận trong hợp đồng lao động (Căn cứ khoản 2 Điều 30 BLLĐ 2019). − Trường hợp sau khi kết thúc thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng, công nhân không có mặt ở công ty để trở lại làm việc thì công ty đương nhiên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước cho công nhân (căn cứ điểm d khoản 1, khoản 3 Điều 36 BLLĐ 2019). Trường hợp này, công ty không phải chi trả trợ cấp mất việc làm cho công nhân mà chỉ phải thanh toán tiền lương (nếu chưa chi trả đủ trước đó), hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN, trả lại bản chỉnh cho công nhân, không bị chi trả các trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho công nhân. Tốn ít chi phí và hạn chế tranh chấp phát sinh. b) Nhược điểm: − Có thể thỏa thuận không thành do công nhân không chấp nhận − Trường hợp sau khi kết thúc thời hạn tạm hoãn và công nhân trở lại làm việc đúng quy định thì mục đích đơn phương chấm dứt hợp đồng không đạt được. Khi đó công ty phải thỏa thuận với công nhân để gia hạn thêm thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng. 4.2. Phương án 2: a) Ưu điểm − Với phương án trên, công ty không thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Công ty dựa vào phương án trên chọn lọc ra những công nhân, người lao động có tay nghề kém và thời gian làm việc ở công ty dưới 12 tháng để chấm dứt hợp đồng sẽ giúp công ty làm việc hiệu quả hơn, và đặc biệt sẽ tiết kiệm được phần chi phí để chi trả trợ cấp thôi việc cho Ngoài ra, Tài cũng không hề hứa hẹn trước với Tấn để cùng thực hiện hành vi cướp giật tài sản. Đến khi Tấn hoàn thành xong hành vi cướp giật túi xách của người đi đường thì Tấn mới giao cho Tài cầm giữ, nghĩa là lúc đó hành vi cướp giật tài sản của Tấn đã thực hiện xong. Vả lại, tội cướp giật tài sản vốn được thực hiện do cố ý, còn ở đây trong suốt quá trình diễn biến tội phạm cướp giật Tài đã từ chối không tham gia. Hơn nữa việc Tài ngồi sau xe Tấn thì Tài cũng không thể biết được việc Tấn sẽ làm. Do đó, tôi cho rằng Tài không phạm tội cướp giật tài sản với tư cách đồng phạm giúp sức với Tấn. Thứ hai, trong nhất thời Tài không có sự lựa chọn hoàn hảo, đúng đắn. Mặc dù Tài có hành vi tiếp tay cho Tấn, không phản ứng, không ngăn cản quyết liệt hành vi phạm tội của Tấn nhưng vai trò của Tài trong vụ án hết sức mờ nhạt. Bởi lẽ Tài và Tấn là anh em ruột, khi Tấn hành động quá bất ngờ và nhanh chóng (giật túi xách) thì Tài không biết phản ứng như thế nào. Hơn nữa, lần đầu Tài trực tiếp chứng kiến hành vi phạm tội diễn ra trước mắt cộng với việc đang ngồi sau xe của Tấn (người phạm tội) thì Tài cũng lo sợ bị bắt, bị đánh... Chính vì vậy, trong nhất thời Tài không có sự lựa chọn nào khác mới dẫn tới có hành vi sai trái. Vậy Tài có dấu hiệu phạm tội gì? Sau khi thực hiện xong hành vi cướp giật tài sản, Tấn định đoạt tài sản ấy bằng cách giao cho Tài giữ giùm. Tài biết rõ túi xách đó vừa do Tấn phạm tội cướp giật mà có và đồng ý giữ giùm Tấn, rồi sau đó cùng Tấn mở ra xem… Hành vi của Tài đã có dấu hiệu phạm tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có (khoản 1 Điều 250 BLHS). Tuy nhiên, cũng như phân tích ở trên vai trò tham gia của Tài hết sức mờ nhạt, không thật sự đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Nhận định về hành vi, thái độ của Tài. Thứ nhất, khi Tài biết Tấn có hành vi cướp giật tài sản, ngay từ đầu Tài đã bày tỏ thái độ không đồng ý một cách rõ ràng, có thể thấy Tài không cùng với Tấn thực hiện hành vi cướp giật tài sản. Đây cũng chính là một tình tiết giảm nhẹ cho Tài. Thứ hai, không thể nói hành vi giữ giùm túi xách của Tài đã tạo điều kiện cho việc chiếm đoạt của Tấn vì việc chiếm đoạt túi xách của Tấn đã hoàn thành trước đó. Còn hành vi giữ giùm túi xách mà Tấn vừa cướp được cũng không phải là tiếp sức cho Tấn tẩu thoát vì việc cầm túi không có ý nghĩa gì cho việc tiếp sức cho Tấn tẩu thoát cả. Hơn nữa, tẩu thoát với hành vi phạm tội là hoàn toàn khác nhau. Nếu theo cách lý luận Tài là đồng phạm cướp giật tài sản, thì ai rơi vào tình cảnh như Tài, muốn thoát tội chỉ còn cách nhảy xuống khỏi xe trước khi Tấn thực hiện hành vi cướp giật. Đây là một cách lý luận mang tính áp đặt cao, dễ xa rời sự thật khách quan và công lý. III. Đề nghị hướng xử lý Thông qua những xem xét và nhận định nêu trên, tôi đề nghị Hội đồng xét xử xem xét chuyển tội danh từ đồng phạm giúp sức cướp giật tài sản (khoản 1 Điều 136) thành Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250 BLHS) và cho bị cáo hưởng án treo, vì lý do sau đây: Hành vi của Tài đã có dấu hiệu phạm tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có. Theo khoản 1 Điều 250 BLHS quy định như sau: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”. Mức phạt cao nhất bị cáo phải chịu là phạt tù 3 năm. Và theo khoản 1 Điều 60 BLHS quy định: “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.”. Xét thấy, trong vụ án trên, ngay từ đầu Tài đã không đồng ý với hành vi phạm tội của Tấn và trong nhất thời Tài không có sự lựa chọn hoàn hảo, đúng đắn, không biết phản ứng thế nào. Bị cáo cũng đã nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật. Đây là một tình tiết giảm nhẹ cho Tài. Do đó, có căn cứ để cho bị cáo Tài hưởng mức án treo. Kính mong Hội đồng xét xử xem xét, cân nhắc đưa ra bản án hợp tình, hợp lý, thể hiện tính nhân đạo, khoan hồng trong pháp luật hình sự Việt Nam đối với Tài. Xin chân thành cảm ơn HĐXX.