Download Mô hình swot trong công ty Mô hình swot trong công ty and more Schemes and Mind Maps English in PDF only on Docsity!
I. TRÁI PHIẾU
1. Khái niệm
- Trái phiếu là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. (khoản 3 điều 4 Luật Chứng Khoán 2019) Hình 1 :Trái Phiếu Chính Phủ 2. Đặc điểm, đặc trưng
- Trái phiếu là một loại chứng khoán nợ. Vì vậy trái phiếu có thời hạn và có quy định lãi suất. Vốn gốc của khoản nợ đó chính là mệnh giá của trái phiếu, lãi của trái phiếu còn gọi là trái tức.
- Trái phiếu có thể phát hành dưới hình thức chứng chỉ (giấy tờ có giá), bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Vì thị trường trái phiếu là một bộ phận của thị trường vốn, cho nên trái phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán thông thường có thời hạn từ 1 năm trở lên (trung và dài hạn).
- Trái phiếu có ba thuộc tính nổi trội của một tài sản tài chính: tính sinh lời, tính rủi ro và tính
thanh khoản. (Nguồn: Công ty Cổ phần chứng khoán Pinetree)
- Giá Trái Phiếu: Trái phiếu có nhiều loại giá khác nhau. Mệnh giá trái phiếu hay giá
trị danh nghĩa của trái phiếu được ghi trên trái phiếu, được coi là vốn gốc. Đây là căn
cứ xác định số tiền nhà phát hành phải trả cho trái chủ khi trái phiếu đến hạn.
- Tại Việt Nam, mệnh giá trái phiếu phát hành trong nước được quy định là 100.000đ
và bội số của 100.000đ. Nếu phát hành tại thị trường nước ngoài, mệnh giá sẽ được xác
định theo quy định của quốc gia đó.
- Giá phát hành là giá bán của trái phiếu, được xác định theo tỷ lệ % của mệnh giá.
Mức giá này có thể nhỏ hơn mệnh giá, bằng mệnh giá hoặc lớn hơn mệnh giá.
- Thời hạn trái phiếu: Thời hạn trái phiếu là khoảng thời gian tính từ ngày phát hành
cho đến ngày đáo hạn, tức là ngày nhà phát hành phải hoàn trả cả gốc và lãi cho trái
chủ.
Trái phiếu có thời hạn từ 1 – 5 năm gọi là trái phiếu ngắn hạn.
Trái phiếu có thời hạn từ 5 – 12 năm là trái phiếu trung hạn.
Trái phiếu có thời hạn từ 12 – 30 năm là trái phiếu dài hạn.
- Lợi tức trái phiếu: Lợi tức của trái phiếu là tiền lãi, là phần lợi nhuận người sở hữu
nhận được khi đầu tư trái phiếu. Vì trái phiếu là chứng khoán nợ nên trái chủ sẽ được
hoàn trả lợi tức trước khi chia cho cổ đông, không phụ thuộc vào kết quả hoạt động
kinh doanh của nhà phát hành. (Nguồn: Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Vina)
Với những đặc điểm trên, trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu.
Vì vậy, trái phiếu là loại chứng khoán được các nhà đầu tư ưu chuộng.
3. Phân loại: Dựa vào các tiêu chí khác nhau: Người phát hành, lợi tức, mức độ đảm bảo thanh toán, hình thức và tính chất trái phiếu. Trái phiếu được chia thành 3 loại. a) Phân loại theo chủ thể phát hành
- Trái phiếu Chính phủ: Là một loại chứng khoán do Chính phủ phát hành nhằm mục đích huy động vốn trung và dài hạn cho chính phủ. Nguồn thu từ trái phiếu có thể được sử dụng để bù đắp thiếu hụt tạm thời cho ngân sách nhà nước, dùng để thực hiện dự án công trình quốc gia hoặc tài trợ cho các mục đích khác của Chính phủ theo kế hoạch phân bổ ngân sách từng năm. (theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP).
- Trái phiếu Chính phủ Việt Nam có ba loại: Tín phiếu Kho bạc, Trái phiếu Kho bạc và Công trái xây dựng Tổ quốc.
- Trái phiếu Chính quyền địa phương: Là loại trái phiếu do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát hành nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương. (theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP).
- Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh: Là loại trái phiếu do danh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng chính sách của Nhà nước thuộc đối tượng được qui định tại Luật quản lí nợ công phát hành và được Chính phủ bảo lãnh thanh toán.
- Trái phiếu doanh nghiệp: Là loại trái phiếu được phát hành bởi các công ty hoặc các định chế tài chính có nhu cầu huy động vốn cho hoạt động kinh doanh. b) Phân loại theo phương thức đảm bảo
- Trái phiếu có đảm bảo: Là loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần gốc, lãi khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba, hoặc bảo lãnh thanh toán của tổ chức tài chính, tín dụng có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán. (theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 155/2020/NĐ-CP).
- Trái phiếu không có đảm bảo: Là trái phiếu khi phát hành không có kèm tài sản đảm bảo hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba, mà chủ yếu dựa vào uy tín và thương hiệu của chủ thể phát hành. c) Phân loại theo các điều kiện kèm theo
- Trái phiếu chuyển đổi: Là loại trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, cho phép người sở hữu trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của doanh nghiệp phát hành theo những điều kiện đã được xác định trong phương án phát hành trái phiếu. (theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 155/2020/NĐ-CP).
- Trái phiếu có thể mua lại hay còn gọi là trái phiếu thu hồi: Là loại trái phiếu được phát hành với điều khoản cho phép người phát hành có thể mua lại toàn bộ hay một phần những trái phiếu đã phát hành trước ngày đáo hạn với một mức giá nhất định vào một ngày qui định. d) Phân loại theo lợi tức trái phiếu
- Trái phiếu lãi suất cố định là loại trái phiếu đã xác định lợi tức (%) và các đợt trả lãi
trong suốt kỳ hạn trái phiếu trên hợp đồng giao dịch trái phiếu.
- Trái phiếu lãi suất thả nổi là loại trái phiếu có một mức lợi tức xác định trước, cộng
thêm một khoản lợi tức biến động theo lãi suất tham chiếu. Các doanh nghiệp trong
nước thường chọn lãi suất tham chiếu là lãi suất trung bình kỳ hạn 12 tháng của 4 ngân
hàng nhà nước gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank.
- Trái phiếu có lãi suất bằng 0: là loại trái phiếu mà người sở hữu không nhận lợi tức,
nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái
phiếu đáo hạn.
1. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:
- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm;
- Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua;
- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;
- Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;
- Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
- Tổ chức phát hành hoặc trái phiếu đăng ký chào bán phải được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong các trường hợp sau:
- Tổng giá trị trái phiếu theo mệnh giá huy động trong mỗi 12 tháng lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận; hoặc
- Tổng dư nợ trái phiếu theo mệnh giá tính đến thời điểm đăng ký chào bán lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
- Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán;
- Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán. (Kho n 3 Đi u 15ả ề Lu t Chậ ứng khoán 2019 , Đi u 19ề Ngh đ nh 155/2020/NĐ-CPị ị ) II. CỔ PHIẾU : 1.Cổ phiếu là gì? Cổ phiếu là một loại chứng khoán được coi là tài sản xác nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành và được phát hành dưới dạng chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Chỉ công ty cổ phần mới có quyền phát hành cổ phiếu (theo (khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019), khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020).
Cổ phiếu là gì theo quy định mới nhất (Ảnh minh họa) 2.Các loại cổ phiếu: Có 02 loại cổ phiếu như sau: Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông): Dùng để xác định quyền sở hữu của các cổ đông. Người nắm giữ cổ phiếu này sẽ có quyền quản lý và kiểm soát công ty hay tham gia vào các cuộc họp HĐQT, cũng như bỏ phiếu quyết định vào các vấn đề lớn của công ty. Được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu đang nắm giữ Có quyền sở hữu tài sản của công ty theo tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu Quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội cổ đông Được tự do chuyển nhượng Trên cổ phiếu chỉ ghi mệnh giá, không ghi cổ tức Cổ phiếu ưu đãi: Người nắm giữ có thể nhận ưu đãi về cổ tức và quyền biểu quyết hay được hoàn lại phần vốn góp. Lợi tức ổn định Không có quyền được bầu cử, ứng cử Được nhận cổ tức đầu tiên. Khi công ty bị phá sản thì họ cũng là những người được công ty trả trước sau đó mới đến cổ đông thường
- Có ba loại cổ phiếu ưu đãi phổ biến: Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: được trả cổ tức cao hơn người nắm cổ phiếu phổ thông nhưng bị loại trừ quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông hay đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: người nắm giữ cổ phiếu này được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được thoả thuận trước.
Nhưng người nắm cổ phiếu này cũng bị loại trừ quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông. Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết có các quyền khác như cổ đông phổ thông bao gồm quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, nhưng không được chuyển nhượng cổ phiếu đó cho người khác.
- Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư, khi đầu tư chứng khoán cũng sẽ thường gặp các loại cổ phiếu phổ biến khác
- Cổ phiếu thường là hình thức các cổ đông có nhiều đóng góp được chia cổ phiếu từ doanh nghiệp thay vì tiền mặt
- Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu được chính công ty phát hành mua lại từ các cổ đông đã góp vốn vào Công ty của mình trên thị trường
- Cổ phiếu OTC là cổ phiếu đã phát hà nhưng chưa được niêm yết trên sản giao dịch chứng khoán
- Cổ phiếu ESOP là cổ phiếu đặc biệt và công ty phát hành với một số lượng giới hạn để bán cho Người lao động của họ với mức giá rẻ hơn nhiều so với giá thị trường. Cổ phiếu này thường được dùng để ưu đãi cho các Lãnh đạo / nhân vật chủ chốt có đồng góp quan trọng cho công ty.
- Các hình thức phát hành:
- Phát hành nội bộ
- Phát hành ra công chúng Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) Phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng.
- Ưu và nhược điểm của cổ phiếu:
- Ưu điểm : Mức lợi nhuận hấp dẫn hơn so với gửi tiết kiệm hoặc mua trái phiếu.
Không cần vốn lớn. Khác với bất động sản, hay mua vàng, bạn có thể bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu với bất kỳ số tiền nào bạn muốn. Dễ dàng mua bán, tính thanh khoản cao. Nếu bạn cần tiền, bạn có thể bán cổ phiếu. Sau 2 ngày làm việc (T+2), bạn sẽ nhận được tiền vào tài khoản. Đến ngày T+3, bạn có thể sử dụng nguồn tiền này. Hưởng lợi từ sự phát triển của nền kinh tế trong dài hạn. Người sở hữu cổ phiếu có thể hưởng lợi từ 2 kênh: giá cổ phiếu tăng, và cổ tức khi công ty làm ăn có lãi. Bạn có thể làm giàu, rất giàu từ đầu tư cổ phiếu nếu có chiến lược hợp lý.
- Nhược điểm : Nhà đầu tư hưởng lợi từ việc tăng giá cổ phiếu và nhận cổ tức. Tuy nhiên không có ai đảm bảo cổ phiếu sẽ luôn tăng giá và công ty luôn làm ăn có lãi trong tương lai. Nếu công ty phá sản, công ty sẽ ưu tiên trả nợ cho ngân hàng, người sở hữu trái phiếu, rồi mới đến hoàn lại vốn cho người nắm giữ cổ phiếu. Thị trường thường xuyên biến động do chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố về kinh tế và chính trị. Nhà đầu tư cá nhân thường dễ bị chi phối bởi yếu tố tâm lý đám đông khi thị trường biến động từ đó kết quả không đạt được như kỳ vọng. Đầu tư chứng khoán dài hạn đòi hỏi nhà đầu tư phải bỏ nhiều thời gian để tìm hiểu và theo dõi thị trường. Để đạt được mức lợi nhuận lớn, cần nhiều thời gian. Rất hiếm trường hợp bạn có thể làm giàu qua đêm nhờ mua cổ phiếu, nếu không phải nhờ may mắn. III. PHÂN BIỆT CỔ PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU Để hiểu rõ hơn về sự khác nhau và giống nhau giữa cổ phiếu là gì , hãy theo dõi nội dung so sánh cổ phiếu và trái phiếu dưới đây! Điểm giống nhau Cả trái phiếu và cổ phiếu đều là tài sản có giá trị, chứng nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Cả hai loại chứng khoán đều được thể hiện dưới các hình thức như chứng chỉ, bút toán ghi sổ, hoặc dữ liệu điện tử. Cả trái phiếu và cổ phiếu đều có thể trao đổi mua bán, chuyển nhượng cầm cố, thế chấp, và có khả năng được thừa kế. Cả hai đều mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, thông qua cổ tức đối với cổ phiếu và trái tức (lãi suất) đối với trái phiếu. Cả hai đều là phương tiện để tổ chức huy động vốn từ công chúng. Điểm khác nhau
Trái phiếu Cổ phiếu Bản chất Là chứng khoán nợ, không làm tăng vốn của chủ sở hữu công ty. Là chứng khoán vốn, làm tăng vốn của chủ sở hữu công ty. Lợi tức thu được Người sở hữu trái phiếu nhận được trái tức, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Người sở hữu cổ phiếu nhận được cổ tức, phụ thuộc vào lợi nhuận sản xuất kinh doanh của công ty. Nguồn trả lãi của doanh nghiệp Chi phí lãi từ trái phiếu là chi phí trước thuế, được khấu trừ khi tính thuế. Nguồn trả cổ tức là phần trích từ lợi nhuận sau thuế. Thời hạn Có thời hạn xác định, có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn. Không có thời hạn xác định, không có tính hoàn trả trực tiếp. Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu Trái chủ không có quyền biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông và không tham gia vào các hoạt động của công ty. Cổ đông có quyền biểu quyết tại ĐHĐCĐ và tham gia vào hoạt động của công ty. Thanh toán khi công ty phá sản hoặc giải thể Khi công ty phá sản, giải thể, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước cổ phiếu. Phần vốn góp của cổ đông được thanh toán sau cùng sau khi đã thanh toán hết các nghĩa vụ khác. Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu Dựa trên các quy định hiện hành của pháp luật, có thể phân biệt cổ phiếu và trái phiếu qua các tiêu chí sau: Tiêu chí Trái phiếu Cổ phiếu Chủ thể phát hành
- Bộ Tài chính, doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của nhà nước và tổ chức tài chính, tín dụng thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ (Điều 2 Nghị định 01/2011).
- Công ty cổ phần, Công ty TNHH (khoản 1 Điều 2 Nghị định 153/2020/NĐ-CP). Công ty cổ phần Quyền của chủ sở hữu
- Người sở hữu trái phiếu được trả lãi định kì, lãi suất ổn định.
- Người sở hữu cổ phiếu của công ty cổ phần trở thành cổ đông và tùy thuộc vào loại cổ phần họ nắm giữ, có những
quyền khác nhau trong công ty.
- Được chia lợi nhuận (hay còn gọi là cổ tức), tuy nhiên lợi nhuận này không ổn định mà phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.
- Có quyền tham gia vào việc quản lý và điều hành hoạt động của công ty, tham gia biểu quyết các vấn đề của công ty (Trừ cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại không được dự họp Đại hội đồng cổ đông và biểu quyết các vấn đề của công ty) Người sở hữu trái phiếu là chủ nợ của công ty. Thời gian sở hữu Thời hạn được ghi cụ thể trong trái phiếu Không có thời hạn cụ thể Thứ tự ưu tiên thanh toán khi công ty giải thể, phá sản Khi công ty phá sản, giải thể, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước cổ phiếu. Khi công ty phá sản, giải thể, phần vốn góp của cổ đông được thanh toán sau cùng khi đã thanh toán hết các nghĩa vụ khác.
IV. NÊN ĐẦU TƯ VÀO CỔ PHIẾU HAY TRÁI PHIẾU?
Có thể thấy, đầu tư vào cổ phiếu, bạn có thể thu về khoản lợi nhuận cao hơn so với
việc đầu tư vào trái phiếu. Vì là người đang nắm giữ cổ phần của công ty, nên nếu công
ty có kết quả hoạt động kinh doanh tốt, tăng trưởng thì lúc này giá trị cổ phiếu của bạn
cũng sẽ tăng cao, khoản lãi bạn có thể nhận được cũng sẽ nhiều hơn so với khi đầu tư vào
trái phiếu. Tuy nhiên, về bản chất cổ phiếu không mang lại mức lãi suất đảm bảo như trái
phiếu, mà chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động của công ty, nên mức độ rủi ro cũng phần
nào cao hơn. Trong trường hợp công ty hoạt động kém, sa sút, kéo theo đó là cổ phiếu
bạn nắm giữ cũng rớt giá và bạn sẽ chịu cảnh thua lỗ.
Vì vậy, nếu như bạn lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu, thì việc bạn cần làm là phải tìm
hiểu kỹ về công ty, doanh nghiệp bạn dự định đầu tư. Đồng thời, bạn cũng cần theo dõi,
cập nhật các tin tức thị trường, thực hiện nghiên cứu, phân tích để có thể đưa ra quyết
định phù hợp tùy vào từng thời điểm khác nhau để đem lại hiệu quả trong quá trình đầu
tư
Với lựa chọn đầu tư vào trái phiếu. Bản chất là nhà đầu tư sẽ nhận được mức lãi
suất cố định và thu vốn về sau thời điểm khi đáo hạn, nên hình thức đầu tư này tương đối
ổn định và tiềm ẩn ít rủi ro hơn. Tuy nhiên, mức lãi suất chỉ dừng lại theo thỏa thuận ban
đầu mặc cho thị trường có thay đổi như thế nào gây rủi ro về vốn cho nhà đầu tư. Ngoài
ra trong trường hợp doanh nghiệp bạn lựa chọn mua trái phiếu bị phá sản thì lúc này khả
năng bạn sẽ mất khoản đầu tư hoàn toàn có thể xảy ra.
Biểu đồ lãi suất trung bình của trái phiếu từ thời điểm tháng 4/2021 đến tháng
7/
(Nguồn: CTCP Chứng khoán kỹ thương (TCBS))
Lãi suất dần trở lại bình thường (quanh mức 10% như năm 2021), không còn
hoảng loạn như thời điểm năm 2022 khi lãi suất trái phiếu có khi lên đến hơn 20%.
PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế cho rằng, trong thời gian tới, thị trường
trái phiếu sẽ dần trở thành thị trường hợp lệ và an toàn hơn, bền vững hơn, từ đó đem lại
cơ hội để nền kinh tế có nguồn huy động vốn tốt hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn đầu tư
vào trái phiếu doanh nghiệp giai đoạn hiện nay sẽ không còn dễ dàng như thời điểm trước
2021. Nhà đầu tư phải cân nhắc, chọn lọc kỹ càng các tổ chức phát hành minh bạch,
chiến lược kinh doanh ổn định, thậm chí lựa chọn tổ chức phân phối uy tín cao trên thị
trường.
Việc lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao
gồm mục tiêu tài chính, khả năng chấp nhận rủi ro và thời gian đầu tư:
- Mục tiêu tài chính: Nếu mục tiêu của bạn là tăng trưởng vốn, thì cổ phiếu chính là
lựa chọn tốt nhất vì chúng có tiềm năng tăng giá cao. Tuy nhiên, nếu mục tiêu của
bạn là tạo ra một nguồn thu nhập ổn định, thì trái phiếu có thể phù hợp hơn vì
chúng có khoản thanh toán lãi suất cố định.
- Khả năng chấp nhận rủi ro: Nếu bạn có thể chấp nhận mức độ rủi ro cao để có cơ
hội nhận được lợi nhuận cao thì nên đầu tư vào cổ phiếu. Nếu bạn lo sợ rủi ro, thì
đầu tư vào trái phiếu sẽ là một lựa chọn tốt hơn.
- Thời gian đầu tư: Nếu bạn có kế hoạch đầu tư dài hạn, cổ phiếu thường mang lại
lợi nhuận tốt hơn so với trái phiếu. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sinh lời trong một
thời gian ngắn, hãy chọn trái phiếu vì chúng thường ít biến động hơn so với cổ
phiếu.
Tóm lại, nên đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao
gồm: mục tiêu tài chính, khả năng chấp nhận rủi ro và thời gian đầu tư của mỗi nhà đầu
tư. Để đầu tư hiệu quả, bạn cần trang bị kiến thức tài chính vững chắc, lựa chọn đơn vị
phát hành uy tín, xem xét khả năng chấp nhận rủi ro của bản thân, tìm hiểu kỹ về chính
sách trả cổ tức và các chi phí liên quan khác.
Tài liệu tham khảo https://www.vietcap.com.vn/kien-thuc/nen-dau-tu-co-phieu-hay-trai-phieu-nhung-dieu-nha- dau-tu-can-biet https://tuoitre.vn/dau-tu-trai-phieu-doanh-nghiep-dung-ham-lai-suat-cao- 20230921205411938.htm https://vnexpress.net/co-phieu-la-gi-4292355.html https://www.ssi.com.vn/khach-hang-ca-nhan/tong-quan-ve-co-phieu https://www.anfin.vn/blog/co-phieu-la-gi https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Chung-khoan/Luat-Chung-khoan-nam-2019-399763.aspx https://baochinhphu.vn/them-3-loai-giay-to-co-gia-duoc-luu-ky-tai-ngan-hang-nha-nuoc- 102221206105113643.htm https://www.vnsc.vn/trai-phieu/#gia-trai-phieu https://stockinsight.hsc.com.vn/co-phieu-la-gi https://luatvietnam.vn/doanh-nghiep/trai-phieu-la-gi-trai-phieu-va-co-phieu-khac-nhau-the- nao-561-29050-article.html#google_vignett