Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Một số điều căn bản về PTSD và ví dụ minh họa quá trình trị liệu 1 case lâm sàng, Summaries of Psychology

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) là những hồi tưởng mang tính thâm nhập, tái hiện của một sự kiện sang chấn quá mạnh; sự hồi tưởng kéo dài > 1 tháng và bắt đầu trong vòng 6 tháng sau sự kiện.

Typology: Summaries

2021/2022

Uploaded on 02/04/2023

akinomizu98
akinomizu98 🇻🇳

1 document

1 / 22

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download Một số điều căn bản về PTSD và ví dụ minh họa quá trình trị liệu 1 case lâm sàng and more Summaries Psychology in PDF only on Docsity!

Posttraumatic Stress

Disorder (PTSD)

Case study about

Nhóm 5.

Phan Thị Anh

Trần Thị Thu Thủy

Một số điều cần biết về PTSD Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (Posttraumatic stress disorder - PTSD), từng được gọi với cái tên là “ Sốc vỏ đạn ” (shell shock) hoặc “ Hội chứng mệt mỏi sau chiến tranh ” (Battle fatigue syndrome). Tên gọi này là do PTSD thường gặp ở rất nhiều trong cựu quân nhân sau thế chiến tranh. Đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể phát triển sau khi một người đã từng trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện sang chấn nghiêm trọng hoặc kinh hoàng, trong đó tổn thương thể chất nghiêm trọng xảy ra hoặc bị đe dọa tính mạng. PTSD là hậu quả lâu dài của các sự kiện đau thương gây ra nỗi sợ hãi, bất lực hoặc kinh hoàng, như tấn công tình dục hoặc thể xác, cái chết bất ngờ của người thân, tai nạn, chiến tranh hoặc thảm họa tự nhiên. Gia đình của các nạn nhân cũng có thể phát triển PTSD, cũng như nhân viên cấp cứu và nhân viên cứu hộ. Mỗi các nhân có cách phản ứng với các sự kiện sang chấn khác nhau. Khả năng đáp ứng với nỗi sợ hãi, căng thẳng và đối mặt với sự đe dọa gây ra bởi một sự kiện hoặc tình huống sang thương là khác nhau. Vì lý do đó, không phải ai trải qua hoặc chứng kiến sang chấn sẽ phát triển PTSD. Khoảng 3,5% người dân ở Hoa Kỳ bị rối loạn căng thẳng cấp tính hoặc sau chấn thương trong bất kỳ năm nào; 7% đến 9% mắc một trong những rối loạn này trong suốt cuộc đời của họ (Peterlin và cộng sự, 2011; Taylor, 2010; Kessler và cộng sự, 2009, 2005). PTSD có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, kể cả ở trẻ em. Phụ nữ có nhiều khả năng phát triển PTSD hơn nam giới. Điều này có thể là do thực tế là phụ nữ có nhiều khả năng trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình, lạm dụng và hãm hiếp.

Tóm tắt case

Thông tin chung Tên thân chủ: Elaine Tuổi: 65 Tình trạng quan hệ: Độc thân Nghề nghiệp: Giáo sư Công tác xã hội, giảng dạy trong trường đại học (đã nghỉ hưu) Các mối quan hệ khác: Cha mẹ đã mất, anh chị em ở xa Ngày gặp: 5 tháng sau khi Chấn thương ×ảy ra Thông tin khác: Bà là một phụ nữ người Mỹ gốc Phi lạc quan, luôn tích cực và tràn đầy năng lượng, hết mình vì công việc. Được học viên và bạn bè đồng nghiệp yêu quý. Từng tham gia phong trào dân quyền từ khi còn nhỏ cũng như nhiều lần chứng kiến người khác bị thiệt mạng trong phong trào...

Sự kiện gây sang chấn

Elaine gặp tai nạn tàu điện ngầm trong khi đang trên đường trở về nhà sau chuyến mua sắm. Bà bị thương

ở đầu gối, chảy máu và bất tỉnh do bị va đầu vào cột kim loại. Khi Elaine tỉnh lại, bà đang nằm trong đống

hành khách khác hầu hết đều bất tỉnh và chảy máu. Bà đã mất nửa giờ nằm đó, tê liệt vì sợ hãi, tự hỏi liệu

mình có thể sống sót cho đến khi sự trợ giúp đến hay không.

Khi được đưa đến phòng cấp cứu, bà trải qua 3 tiếng đồng hồ bị trói bởi dây đai trên ghế băng, chờ đợi

trong trạng thái lo lắng tột độ khi nhìn thấy những cảnh tượng khủng khiếp diễn ra trước mắt: những người

bị đưa đến do đâm, do bị bắn, do sử dụng ma túy quá liều ... Một nạn nhân bị đâm trông có vẻ thô kệch với

những vết thương ngoài da đang ngồi cạnh Elaine còn nháy mắt với bà. Bà lo sợ rằng sẽ bị cưỡng hiếp

hoặc thậm chí là bị giết. Cả khi quay lại khu vực chờ để đợi kết quả chụp X quang và CT, bà lại tiếp tục rơi

vào cơn lo lắng khi nghĩ rằng mình sẽ bị lây nhiễm bệnh lao bởi các bệnh nhân xung quanh liên tục ho và

khạc nhổ trên sàn. Tới khi Elaine nhận được kết quả kiểm tra bình thường và được ra về thì đã hết 6 tiếng,

suốt từ khi bà được đưa đến phòng cấp cứu. Lúc đó đã là 1h sáng và sẽ rất nguy hiểm để tự đi về một mình,

nên bà đành ở lại Khu vực chờ. Bà sợ hãi ngồi đó, giữa những bệnh nhân khác đang ho, run, nôn mửa và

chảy máu, chờ tới khi trời sáng để có thể bắt taxi về nhà.

Những thay đổi sau chấn thương Dễ mệt mỏi khi nói chuyện với mọi người Hoảng hốt với sự ồn ào của đường phố, không dám băng sang đường Không dám đi xe bus hay tàu điện ngầm Dễ giật mình, nhạy cảm với tiếng ồn và mất phương hướng Mất kết nối dần với bạn bè xung quanh Bị ám ảnh khi liên tục nhắc về vụ tai nạn trong các cuộc trò chuyện Khó ngủ và hay mơ thấy các hình ảnh trong vụ tai nạn và ở phòng cấp cứu Dễ cáu gắt, kích động, hay cảm thấy khó chịu và đổ lỗi cho người khác Thất vọng về sự thay đổi của bản thân

Tiêu chuẩn chẩn đoán PTSD theo DSM-

Tiêu chuẩn chẩn đoán PTSD theo DSM-

1. Trực tiếp trải qua những sự kiện sang chấn đó
2. Chứng kiến sự kiện sang chấn đó xảy ra với những người khác.
3. Biết được sự kiện sang chấn đó xảy ra với một thành viên trong gia đình hoặc
bạn bè thân thiết. Trong trường hợp sự kiện xảy ra liên quan đến cái chết thật sự
hay đe dọa cái chết của một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè thì sự kiện
phải xảy ra một cách mãnh liệt, đột ngột hoặc tình cờ.
4. Sự trải nghiệm lặp đi lặp lại hoặc tiếp xúc quá mức với chi tiết gây khó chịu
của sự kiện sang chấn (ví dụ, những người phản hồi đầu tiên - những người có
chuyên môn chính thức: nhân viên điều tra, thực thi pháp luật, kỹ thuật viên y tế
khẩn cấp hoặc lính cứu hỏa) đến và hỗ trợ tại hiện trường khẩn cấp thu thập
những gì còn lại của nạn nhân; nhân viên cảnh sát nhiều lần tiếp xúc với thông
tin chi tiết của lạm dụng trẻ em).

A.

Tiếp xúc trực tiếp với cái chết

thực sự hoặc mối đe dọa chết,

chấn thương nghiêm trọng hoặc

bạo lực tình dục... theo một

trong các cách sau:

Mã số: 09.81 (F43.10)

Tiêu chuẩn chẩn đoán PTSD theo DSM-

1. Những ký ức đau khổ về (các) sự kiện sang chấn thường xuyên tái diễn, không chủ
đích gợi nhớ và xâm nhập, gây khó chịu.
2. Tái diễn những giấc mơ khó chịu, đau khổ có nội dung và/hoặc ảnh hưởng của giấc
mơ có liên quan đến sự kiện sang chấn.
3. Phản ứng phân ly (ví dụ, hồi tưởng) trong đó bệnh nhân cảm thấy hoặc hành xử
như thể (các) sự kiện sang chấn đang được tái hiện. (Phản ứng này có thể xảy ra liên
tục, với biểu hiện nặng nhất là bệnh nhân mất hoàn toàn nhận thức về môi trường
xung quanh ở hiện tại.)
4. Đau khổ tâm lý dữ dội hoặc kéo dài khi tiếp xúc với các tín hiệu bên trong hoặc bên
ngoài tượng trưng hoặc giống với một khía cạnh của (các) sự kiện sang chấn.
5. Phản ứng sinh lý rõ rệt với các tín hiệu bên ngoài hoặc bên trong mà tượng trưng
hoặc giống với một khía cạnh của sự kiện sang chấn.

B.

Sự có mặt của một (hoặc

nhiều hơn) các triệu chứng

sau đây liên quan đến các

sự kiện sang chấn, bắt đầu

từ sau khi cá nhân bị

sang chấn xảy ra:

Mã số: 09.81 (F43.10)

Tiêu chuẩn chẩn đoán PTSD theo DSM-

1. Tránh hoặc nỗ lực để tránh những ký ức đau buồn, những suy nghĩ,
cảm xúc liên quan chặt chẽ với sự kiện sang chấn.
2. Tránh hoặc nỗ lực để tránh gợi nhớ lại (người, địa điểm, các cuộc hội
thoại, các hoạt động, các đối tượng, tình huống) đã khơi dậy những ký
ức đau buồn, suy nghĩ, hay cảm xúc liên quan chặt chẽ với (các) sự
kiện sang chấn.

C.

Sự né tránh liên tục với những

kích thích liên quan tới các sự

kiện sang chấn, bắt đầu sau khi

các sự kiện sang chấn xảy ra, có

1 hoặc cả hai biểu hiện dưới đây:

Mã số: 09.81 (F43.10)

Tiêu chuẩn chẩn đoán PTSD theo DSM-

1. Không có khả năng nhớ một khía cạnh quan trọng của sự kiện sang chấn (thường do mất trí nhớ
phân ly và không do yếu tố khác như CTSN – chấn thương sọ não, rượu hoặc ma túy).
2. Những niềm tin tiêu cực dai dẳng và quá mức hoặc những kỳ vọng về bản thân, về người khác,
hoặc về thế giới (ví dụ, "Tôi xấu", "Không ai có thể tin được," "Thế giới là hoàn toàn nguy hiểm"...)
3. Nhận thức sai lệch, dai dẳng về nguyên nhân, hậu quả của các sự kiện sang chấn khiến cá nhân
tự đổ lỗi cho mình hoặc người khác.
4. Trạng thái cảm xúc tiêu cực, dai dẳng (ví dụ, sợ hãi, kinh hoàng, giận dữ, tội lỗi, hay xấu hổ).
5. Suy giảm rõ rệt quan tâm thích thú hoặc tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa.
6. Cảm giác xa lánh hay lạnh nhạt từ những người xung quanh.
7. Mất khả năng trải nghiệm cảm xúc tích cực liên tục (ví dụ, không có khả năng để trải nghiệm
hạnh phúc, sự hài lòng, hoặc cảm xúc yêu thương).

D.

Có 2 (hoặc nhiều hơn)

những biểu hiện dưới đây

về những thay đổi tiêu

cực trong nhận thức và

cảm xúc liên quan đến

(các) sự kiện sang chấn,

bắt đầu hoặc xấu đi

sau khi (các) sự kiện

sang chấn xảy ra:

Mã số: 09.81 (F43.10)

Tiêu chuẩn chẩn đoán PTSD theo DSM-

1. Hành vi cáu kỉnh, bùng nổ giận dữ (với rất ít hoặc không có sự khiêu
khích nào) thường biểu hiện bằng sự gây hấn bằng lời nói hoặc hành động
với người hoặc đối tượng khác.
2. Hành vi liều lĩnh hoặc hành vi tự hủy hoại.
3. Tăng cảnh giác.
4. Phản ứng quá mức.
5. Có vấn đề với sự tập trung chú ý.
6. Rối loạn giấc ngủ (khó vào giấc ngủ, khó ngủ lại, ngủ không yên)

E.

Có hai hay nhiều hơn các biểu

hiện dưới đây liên quan tới phản

ứng của cơ thể, bắt đầu hoặc trở

nên xấu đi sau khi sự kiện

sang chấn xảy ra.

Mã số: 09.81 (F43.10)

Tiêu chuẩn chẩn đoán PTSD theo DSM-

F.

Thời gian các rối loạn trên (Tiêu

chuẩn B, C, D, và E) kéo dài

hơn 1 tháng.

Mã số: 09.81 (F43.10)

H.

Các rối loạn này không phải do

tác động sinh lý của một chất

(ví dụ, thuốc, rượu) hoặc một

bệnh lý khác.

G.

Rối loạn gây ra sự đau khổ hoặc

làm giảm đáng kể về mặt lâm

sàng trong xã hội, nghề nghiệp

hoặc các lĩnh vực hoạt động

quan trọng khác.

"Nếu các triệu chứng căng thẳng bắt đầu trong vòng 4 tuần sau sự kiện đau buồn và kéo dài dưới một tháng, người đó bị rối loạn căng thẳng cấp tính. Nếu các triệu chứng tiếp tục kéo dài hơn một tháng, chẩn đoán rối loạn căng thẳng sau chấn thương là thích hợp."

Đối chiếu các triệu chứng với DSM - 5 Elaine đã tiếp xúc với một sự kiện đau thương dẫn đến nguy cơ tử vong hoặc bị thương nặng; hơn nữa, phản ứng của bà ấy đối với sự kiện này kéo theo nỗi sợ hãi dữ dội (Tiêu chuẩn A.1). 01 Sự kiện đau thương kéo theo nhiều tháng với các triệu chứng xâm nhập - trong trường hợp của Elaine là dưới dạng những hồi ức và tâm lý đau buồn dữ dội để phản ứng lại những dấu hiệu kích thích giống như chấn thương ban đầu (tàu điện ngầm, xe buýt, giao thông và những người lạ trên đường phố). (B.1, 2) 02 Elaine kiên quyết né tránh những kích thích liên quan đến chấn thương và trải qua cảm giác tê liệt (dưới dạng giảm hứng thú hoặc tham gia vào các hoạt động và cảnh giác về một tương lai được dự cảm trước) (C.1, C.2 ). 03 04 05 Elaine bộc lộ những cảm xúc tiêu cực dai dẳng và có sự thay đổi đáng kể trong suy nghĩ về bản thân và những mối nguy hiểm của thế giới (D. 4,5,6,7) Elaine có biểu hiện gia tăng kích động, bao gồm khó ngủ, tăng cảnh giác và phản ứng giật mình quá mức (E.1,3,4,6). Điều này đã diễn ra 5 tháng nay (F) và kết quả là các chức năng cơ thể của bà ấy đã bị suy giảm rất nhiều (G).

Tiến trình điều trị PTSD Liệu pháp sử dụng: Liệu pháp nhận thức Liệu pháp hành vi Liệu pháp tiếp xúc (phơi nhiễm) Tổng số phiên làm việc: 19 phiên Chuyên gia: Dr. Martin Fehrman

Chiến lược điều trị Khảo sát lại toàn bộ những thay đổi trong cuộc sống của Elainebao gồm cả những nỗi lo lắng, sợ hãi và các hoạt động bị hạn chế Sắp xếp các hoạt động theo mức độ từ ít đe dọa đến đe dọa nhất. Cùng x ây dựng các bài tập hàng tuần mà Elaine sẽ thực hiện - để bộc lộ bản thân - trong những tình huống mà bà ấy đang né tránh, theo các quy trình được chỉ định cẩn thận. Chẳng hạn như tập làm quen lại với việc sử dụng tàu điện để đi mua sắm trong khu phố khi điều kiện sức khỏe cho phép. ( Tiến trình điều trị PTSD

Giải thích về rối loạn và vạch ra Chiến lược điều trị, yêu cầu TC theo dõi tất cả cảm xúc, hành vi và các trường hợp có thể gây ra nỗi sợ. Giải quyết sự phân vân về việc có nên phẫu thuật và khuyến khích TC thực hiện một vài chuyến đi ngắn trong thành phố nếu sức khoẻ cho phép. Yêu cầu TC kể lại chi tiết sự kiện chấn thương và ghi âm lại (45p). Chấm điểm cảm xúc sau khi hoàn thành câu chuyện. Sự lo lắng đã giảm từ 8/10 xuống 5. Tiến trình điều trị PTSD Phiên 1 Phiên 2 Phiên 3

Tiến trình điều trị PTSD Để TC tự nghe lại file ghi âm mỗi ngày trong suốt 4 tuần và Sự lo lắng đã giảm đi đáng kể ở cuối tuần thứ 4. Nỗi sợ về người đi đường cũng giảm. Bắt đầu lên kế hoạch tăng tần suất sử dụng tàu điện thành mỗi ngày. Cùng TC nghe lại đoạn ghi âm hồi tưởng để TC rút ra những bài học, nhận xét về trải nghiệm trong quá khứ. Phiên 4 Phiên 5 đến 8

Tiến trình điều trị PTSD Tiếp tục khuyến khích TC tập các bài tập giả định nhưng là về quá trình tự hồi phục tại nhà sau phẫu thuật Bắt đầu Chuyển hướng các bài tập tiếp xúc sang trải nghiệm liên quan tới bệnh viện khi TC Có dấu hiệu giảm sút về sức khỏe do trì hoãn phẫu thuật. Khuyến khích thân chủ luyện tập các trường hợp giả định như đặt lịch hẹn với bác sĩ để hỏi về quy trình phẫu thuật (xét nghiệm, thời gian phẫu thuật, thời gian nằm viện và hồi phục...) Phiên 9 đến 13 Phiên 14 và 15

Tiến trình điều trị PTSD Elaine thảo luận về cuộc điện thoại của bà ấy đến văn phòng của bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình. Trên thực tế, bà ấy đã lên lịch trước cho cuộc phẫu thuật, tự nhắc nhở bản thân rằng bà ấy luôn có thể hủy hoặc lên lịch lại. Đến Phiên 19, ngày phẫu thuật chỉ còn một tuần nữa, và bà chỉ còn cảm thấy hơi do dự về việc tiến hành. Phiên 16 đến 19

Elaine đã phẫu thuật và báo cáo với TS. Fehrman rằng nó đã diễn ra một cách “kỳ diệu”. Từ đầu đến cuối, bà ấn
tượng với sự chuyên nghiệp và tận tình của nhân viên y tế. Nhiệm vụ còn lại duy nhất của bà là hồi phục thể chất,
điều mà bà dự đoán sẽ mất vài tuần. Từ khía cạnh tâm lý, bà ấy cảm thấy mình giờ đã được chữa lành. Chỉ
khoảng một năm kể từ khi bà bị tai nạn, và bà ở đây, một lần nữa xuất hiện tại bệnh viện, nhưng lần này với tinh
thần tốt và tràn đầy lạc quan, lần này ôm lấy bạn bè và những lời đề nghị giúp đỡ của họ thay vì đẩy họ ra xa.
TS. Fehrman đã liên lạc với Elaine qua điện thoại 3 tháng sau đó và được biết bà đã bình phục hoàn toàn sau ca
phẫu thuật. Bà cho biết hiện tại bà cảm thấy đã được phục hồi hoàn toàn, cả về thể chất và tinh thần. Tai nạn đau
thương của bà ấy cuối cùng đã kết thúc.

Phần kết

Thank you for listening!