Download Ngành dược phẩm là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có chức năng sản xuất and more High school final essays Mathematics in PDF only on Docsity!
TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ TRIỂN VỌNG
PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM , KHU VỰC
MIỀN TRUNG VÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Mục 1 : Tình hình kinh tế và triển vọng phát triển
của việt nam
1. Tình hình kinh tế Việt Nam từ 2016 - 2020
_ Sau 30 năm đổi mới, thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều và có thêm kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội tăng lên. Với những thuận lợi về chính trị - xã hội ổn định, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và tiềm lực của đất nước được tăng cường, Quan hệ quốc tế được mở rộng, nước ta đã đạt được một số thành tựu nhất định: Tiềm lực kinh tế được nâng cao, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế khá, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển,đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và đã hoàn thành hầu hết mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ cam kết với quốc tế, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững; giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có bước chuyển biến tích cực; công tác bảo vệ môi trường được quan tâm hơn và có mặt được cải thiện; hiệu lực hiệu quả quản lý của Nhà nước được nâng lên; cải cách hành chính được đẩy mạnh; phòng chống tham nhũng, lãng phí có kết quả bước đầu; quốc phòng, an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế được nâng cao. _ Tuy nước ta đã đạt được những thành quả quan trọng, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nền kinh tế vẫn còn những tồn tại và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ tụt hậu còn lớn. _ Qua tình hình trên đây đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững. Thông qua Nghị quyết số142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 về Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2016-
2020, đưa ra các chỉ tiêu về kinh tế cần đạt đượctrong giai đoạn 2016-2020. Cụ thể :
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm 6,5 - 7%/năm. (2) GDP bình quân đầu người năm 2020 khoảng 3.20 0 - 3.500 USD. (3) Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP năm 2020 khoảng 85%. (4) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm khoảng 32-34% GDP. (5) Bội chi ngân sách nhà nước năm 2020 dưới 4% GDP. (6) Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 - 35%. (7) Năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm. (8) Tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1 - 1,5%/năm. (9) Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt 38 - 40%.
_ Kết quả đạt được :
a/Kinh tế tăng trưởng khá, từng bước chuyển dịch sang chiều sâu, quy mô ngày càng mở rộng, lạm phát được kiểm soát, đặc biệt năm 2020 nền kinh tế vẫn đạt tăng trưởng dương dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid- 19
- (GDP) năm 2016 đạt (6,21%) , thấp hơn (0,47%) so với năm 2015 (6,68%) Nguyên nhân : do ảnh hưởng của tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long _ Nhưng trong ba năm tiếp theo, nền kinh tế đã có sự bứt phá, tốc độ tăng GDP năm sau cao hơn năm trước và vượt mục tiêu đề ra.
- tốc độ tăng GDP năm 2017 đạt 6,81%
- năm 2018 tăng 7,08% là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008
- năm 2019 tăng 7,02%
Suy ra bình quân giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng GDP đạt 6,78%, cao hơn 0, điểm phần trăm so với mức tăng bình quân 5,91%/năm của giai đoạn 2011 - 2015, đồng thời đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5%-7%/năm của Kế hoạch 5 năm 2016- 2020
- Riêng năm 2020, tăng trưởng kinh tế đạt 2,91%, tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011- 2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới. Suy ra bình quân giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng GDP đạt 5,99%/năm, không đạt mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch đề ra (6,5-7%/năm). b) Cơ cấu lại nền kinh tế đã có bước chuyển biến tích cực, thực chất hơn trong các ngành, lĩnh vực:
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ trọng khu vực I (nông, lâm nghiệp và thủy sản) tăng tỉ trọng khu vực II (công nghiệp, xây dựng) và III (dịch vụ ) +Tỷ trọng khu vực I GDP đã giảm từ 16,32% năm 2016 xuống 15,34% năm 2017, năm 2019 còn 13,96% và ước tính năm 2020 là 14,85%
- khu vực II tăng từ 32 ,72% năm 2016 lên 33,4% năm 2017; 34,49% năm 2019 và ước tính năm 2020 là 33,72%
- khu vực III tăng từ 40,92% năm 2016 lên 41,26% năm 2017, 41,64% năm 2019 và ước tính năm 2020 là 41,63% Suy ra sau 5 năm, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 1,47%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1%; khu vực dịch vụ tăng 0,71%. c) Thương mại phát triển thông qua phát triển hạ tầng, đa dạng hóa các hình thức cung cấp dịch vụ; cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá được cải thiện rõ rệt, chuyển từ thâm hụt sang thặng dư, cơ cấu xuất, nhập khẩu chuyển dịch tích
cực, bền vững hơn.
- Thương mại trong nước ngày càng được cải thiện, đặc biệt hệ thống bán buôn, bán lẻ. Sức mua và cầu tiêu dùng trong nước ngày càng tăng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng nhanh, bình quân mỗi năm
giai đoạn 2016-2020 đạt 4.377,4 nghìn tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với giai đoạn 2011 - 2015. Năm 2020, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các đơn vị bán lẻ đã chủ động và nhanh chóng thích ứng với tình hình mới, thay đổi phương thức kinh doanh để tăng doanh thu bán lẻ. Hệ thống kênh phân phối hàng hóa trên cả nước đã triển khai nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn, đồng thời kích cầu mua, bán hàng hóa trực tuyến và áp dụng chính sách giao hàng đảm bảo lợi ích người tiêu dùng.
- Về hoạt động xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng mạnh, từ 327,8 tỉ USD năm 2015 lên khoảng 517,96 tỉ USD năm 2019;riêng năm 2020 mặc dù ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 vẫn đạt khá, ước tính 545,36 tỉ USD, tương đương khoảng 200% GDP. Xuất khẩu hàng hoá tăng từ 162 tỉ USD năm 2015 lên khoảng 282,66 tỉ USD năm 2020, tăng bình quân 11,8%/năm giai đoạn 2016-2020, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. d) An sinh xã hội được bảo đảm góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân.
- Giai đoạn 2016-2019, đời sống của dân cư tiếp tục được cải thiện. Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng từ 0,684 năm 2015 lên 0,689 năm 2016 và 0,694 năm 2017, xếp hạng 116 trong tổng số 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2019 ước tính đạt 4,3 triệu đồng (tăng gần 1, triệu đồng so với năm 2016), bình quân giai đoạn 2016-2019 tăng 8,5%/năm. Chi tiêu bình quân đầu người một tháng tăng từ 1.888 nghìn đồng năm 2014 lên 2.157 nghìn đồng năm 2016 và 2.546 nghìn đồng năm 2018. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh năm 2019 là 96,3%, trong đó thành thị 99,4%, nông thôn 94,7% **2. Triển vọng phát triển của Việt Nam 2030 - 2045
- Mục tiêu của triển vọng :**
- Phấn đấu đến năm 203 0 để Việt Nam trở thành một nước đang phát triển và có công nghiệp hiện đại
- Thu nhập trung bình cao
- Có thể chế quản lí hiện đại
- Kinh tế phát triển năng động nhanh và hiệu quả
- Độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học công , đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế
- Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước và phát huy sức sáng tạo ý chí sức mạnh toàn dân tộc
- Không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân
- Xây dựng xã hội phồn vinh, dân chủ , công bằng ,văn mính..
- Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên thi trường quốc tế
- Phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển và thu nhập cao
- Các đột phá của chiến lươc phát triển triển vọng :
- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ.
- Tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắng liền với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hóa con người Việt Nam
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế thế xã hội đồng bộ hiện đại Trọng tâm là phát triển hạ tầngchủ yếu về giao thông năng lượng công nghệ thông tin đô thị lớn ứng phó với biến đổi khí hậu Mục 2 : Tình hình kinh tế và triển vọng phát triển của khu vực Miền Trung 1 .Tình hình kinh tế miền trung trong những năm gần đây
- Đặc điểm chung: Kinh tế miền Trung với sự tập trung là 5 tỉnh kinh tế trọng điểm, có nhiều lợi thế về vị trí chiến lược bao gồm nguồn nhân lực, 17 cảng biển, 15 khu kinh tế, 22 khu công nghiệp, 2 khu chế xuất, 8 sân bay, 2 xa lộ xuyên Việt, hành lang kinh tế Đông Tây và những dự án hàng chục tỷ USD.
- Thu nhập bình quân đầu người: +GDP bình quân đầu người của toàn bộ vùng Duyên hải miền Trung năm 2018 đạt 48,01 triều đồng/người/năm +GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 53,0 triệu đồng, tương đương 2.500 USD bằng khoảng 76% mức bình quân đầu người của cả nước, trong đó GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 của vùng KTTĐ miền Trung đạt khoảng 80 triệu đồng, tương đương 3.600 USD bằng khoảng 1,1 - 1,2 lần mức bình quân chung của cả nước.
- Tốc độ tăng trưởng GDRP bình quân mỗi năm (2016-2018): +Bình quân toàn vùng: 7,62% +Công nghiệp và xây dựng: 10,36% +Dịch vụ: 7,22% +Nông,lâm,ngư nghiệp: 3,62%
- Cơ cấu kinh tế vùng : +Năm 2018: công nghiệp 32,85%; dịch vụ 41,59%; nông nghiệp: 16,75%, các lĩnh vực còn lại: 8,81%.
- Đến năm 2019 cơ cấu kinh tế tăng lên: khu vực công nghiệp 39,28%; khu vực dịch vụ 46,61%; tỷ trọng nông nghiệp 14,12%; Đến năm 2020 đóng góp của vùng KTTĐ trong thu ngân sách của cả nước 7,5%.
- Khu vực kinh tế trọng điểm của miền Trung: Gồm 5 tỉnh/thành: thành phố Đà Nẵng (hạt nhân), tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Các khu vực kinh tế này không chỉ có vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế
xã hội của khu vực miền Trung và Tây Nguyên mà còn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước về địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa
và an ninh quốc phòng.
- Về hoạt động xuất nhập khẩu của Vùng cũng có những khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2021. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn vùng 6 tháng đầu năm 2021 đạt gần 7 tỷ USD, bằng 61,15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của năm 2020. Trong đó xuất khẩu đạt 3.463 triệu USD, nhập khẩu đạt 3.504 triệu USD, nhập siêu 42 triệu USD.
- Đến năm 2020, Vùng sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 150 nghìn lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 85%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45% vào năm 2015 và đạt 65% năm 2020. 2 .Triển vọng
- Chiến lược phát triển kinh tế 2021 - 2030:
- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7. USD/người.
- Tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP, kinh tế số đạt khoảng 30% GDP. +Tỉ lệ đô thị hoá đạt trên 50%.
- Tổng đầu tư xã hội bình quân đạt 33 - 35% GDP; nợ công không quá 60% GDP. +Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt 50%.
- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội đạt trên 6,5%/năm.
- Giảm tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị GDP ở mức 1 - 1,5% /năm.
- Phát triển nền kinh tế với các tiềm lực sẵn có: Các khu kinh tế Chu Lai, Dung
Quất, Chân Mây – Lăng Cô và Nhơn Hội là những hạt nhân, trung tâm phát triển lớn của Vùng. TP. Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn trở thành các trung tâm du lịch, thương mại và giao dịch quốc tế lớn của Vùng và cả nước.
- Tăng cường hội nhập quốc tế, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực với các địa phương ở nước ngoài, trong đó trọng tâm là hợp tác phát triển kinh tế; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, kêu gọi FDI, ODA và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài vào khu vực miền Trung. Mục 3 : Tình hình kinh tế và triển vọng phát triển của thành phố Đà Nẵng 1.Tình hình kinh tế đà nẵng năm 2019 _CHỈ TIÊU KINH TẾ SỤT GIẢM
- GRDP Đà Nẵng đạt mức tăng 6,47%. Đây là mức tăng thấp nhất trong 7 năm trở lại đây (từ 2013 đến 2019). Với mức tăng này, Đà Nẵng là địa phương có tốc độ tăng GRDP thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Tỷ lệ vốn đầu tư trên GRDP đang dần thu hẹp, năm 2019 đạt 36,4%, thấp nhất trong giai đoạn 2016 - 2019. +Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 95,7 triệu đồng/năm, +Cơ cấu giá trị tăng thêm suy ra có xu hướng dịch chuyển từ công nghiệp – xây dựng(chiếm 22,41% trong GRDP) sang khu vực dịch vụ(chiếm 64,35% trong GRDP) _ Du lịch tăng 22,2% so với 2018 _ Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng chậm, chỉ số IIP năm 2019 đạt mức thấp nhất giai đoạn 2016 - 2019. +Trong đó ngành công nghiệp chế biến được xem là chủ chốt nhưng cũng chỉ đạt 3,88% (2018 là 9,31%) +ngành khai khoáng đạt mức tăng trưởng âm (giảm 0,58%) +rác thải đạt 13,38% cao nhất toàn ngành công nghiệp _Khu vực nông - lâm - thủy sản gặp khó khăn do hạn hán(đặc biệt là do dịch tả lợn châu phi )
- chăn nuôi lợn giảm 1,27 so với 2018 , thủy sản tăng cao nhất
_ Kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2019 giảm nhẹ, ước đạt 2.988,4 triệu USD, tăng 0,94% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 1.623,1 triệu USD và nhập khẩu ước đạt 1.365 triệu USD. _ Gần 694 doanh nghiệp phải giải thể _ Vốn đầu tư và tổng thu chi :
- Vốn đầu tư thực hiện năm 2019 ước đạt 39.712 tỷ đồng tăng 2,84% so với 2018. +Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 28.170 tỷ đồng, tăng 3,5% so với 2018
- Tổng chi ngân sách đạt 24.372 tỷ đồng, tăng 30,25% so với 2018.
+ Đến cuối tháng 12, tổng nguồn vốn huy động ước đạt 131.500 tỷ đồng, tăng
4,6% so với cùng kỳ, tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế ước đạt
175.000 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ.
2.Triển vọng phát triển xây dựng thành phố từ 2020 - 2030 _ Đà Nẵng tập trung ưu tiên nguồn lực và chú trọng đầu tư 5 lĩnh vực mũi nhọn:
- Du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng
- Cảng biển, hành không gắn với dịch vụ logistics
- Công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp
- Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số
- Nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp. _ Trong đó mục tiêu lớn nhất từ giờ cho đến năm 2025 là đưa thành phố đà nẵng trở thành đô thị khởi nghiệp và sáng tạo là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước, là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng Vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung - Tây Nguyên.
_Cùng với đó, thành phố cũng chuẩn bị các điều kiện sẵn có, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, rà soát quỹ đất, đào tạo nguồn nhân lực đổi mới mô hình tăng trưởng, phát huy các động lực tăng trưởng mới; đẩy mạnh thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế… để sẵn sàng đón đầu làn sóng đầu tư ngay sau dịch Covid- 19 được khống chế, mở cửa giao thương quốc tế. _Với đường lối và định hướng rõ ràng, thành phố Đà Nẵng kì vọng công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế tại địa phương sẽ phát huy vai trò mở đường, khai thông, mở rộng và đưa quan hệ hợp tác của thành phố với các đối tác chiến lược
đi vào chiều sâu, đi tiên phong trong việc khai thác các thị trường mới, trọng điểm trong khu vực và trên thế giới, thu hút được nhiều nguồn lực, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố. _ Cùng sự quyết tâm của chính quyền và sự đồng lòng của nhân dân thành phố, đặc biệt là sự quan tâm, hợp tác chặt chẽ của các đối tác trong và ngoài nước, Đà Nẵng sẽ hiện thực hóa các mục tiêu theo đúng như kỳ vọng mà Bộ Chính Trị, Chính phủ đã đề ra cho thành phố; phấn đấu để ngày càng văn minh, hiện đại, là thành phố đáng sống và là điểm đến an toàn cho nhà đầu tư và du khách. Thành viên nhóm : Trần Minh Thảo Lê Trang Trần Lành Phan Lê Việt Như Ý