Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Phân tích báo cáo tài chính Công ty lương thực thực phẩm Safaco, Study Guides, Projects, Research of Corporate Finance

Sơ lược về đối tượng nghiên cứu, so sánh, phân tích số liệu của các năm

Typology: Study Guides, Projects, Research

2022/2023

Uploaded on 06/20/2023

vy-trieu-1
vy-trieu-1 🇻🇳

3 documents

1 / 40

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download Phân tích báo cáo tài chính Công ty lương thực thực phẩm Safaco and more Study Guides, Projects, Research Corporate Finance in PDF only on Docsity! 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG BÁO CÁO THU HOẠCH CUỐI KỲ ~~~~~ oOo ~~~~~ LẬP KẾ HOẠCH VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM SAFACO 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG BÁO CÁO THU HOẠCH CUỐI KỲ ~~~~~ oOo ~~~~~ LẬP KẾ HOẠCH VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM SAFACO  Môn học : Mô phỏng tài chính doanh nghiệp  Sinh viên thực hiện : Triệu Khánh Vy  GVHD : Phạm Thị Hồng Vân  MSSV : 197TC20630 5 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 : MỤC TIÊU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHO BÀI BÁO CÁO ................... 7 1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 7 2. Cơ sở lý thuyết về lập kế hoạch tài chính .............................................................. 7 CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM SAFACO ........................................................................................................................... 10 1. Tổng quan về Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Safaco ......................... 10 1.1 Sơ lược về Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Safaco ................................. 10 1.2 Lịch sử hình thành ................................................................................................ 10 2. Nghành nghề kinh doanh và sản phẩm nổi bật ..................................................... 11 2.1 Nghành nghề kinh doanh ...................................................................................... 11 2.2 Sản phẩm nổi bật................................................................................................... 12 3. Vị thế công ty cổ phần Safaco............................................................................... 14 4. Đối thủ cạnh tranh ................................................................................................ 14 5. Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận Lấy số liệu 4 quý năm 2022 .............. 15 5.1 Doanh thu & lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ .................................... 15 5.2 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp .............................................. 17 CHƯƠNG 3 : LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦM LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM SAFACO ................................................................................................... 19 1. Xây dựng cơ sở dự toán năm 2023 ....................................................................... 19 2. Các kế hoạch tài chính ............................................................................................ 20 2.1 Kế hoạch doanh thu .............................................................................................. 20 2.2 Kế hoạch sản xuất ................................................................................................. 21 2.3 Kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu ........................................................................ 22 2.4 Kế hoạch mua nguyên vật liệu .............................................................................. 23 2.5 Kế hoạch về chi phí bộ phận sản xuất gián tiếp ................................................... 25 2.6 Kế hoạch chi phí nhân công .................................................................................. 26 2.7 Kế hoạch sử dụng máy móc thiết bị và khấu hao ................................................. 27 2.8 Kế hoạch chi phí sản xuất chung .......................................................................... 29 2.9 Kế hoạch chi phí bán hàng .................................................................................... 30 6 2.10 Kế hoạch chi phí quản lý doanh nghiệp.............................................................. 31 2.11 Bảng kế hoạch kinh doanh .................................................................................. 31 3. Dự toán bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo hoạt động kinh doanh .............. 32 3.1 Bảng cân đối kế toán ............................................................................................. 32 3.2 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022 .................................................... 33 3.3 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2023 ................................................ 34 CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM SAFACO ............................................................................................................... 34 1. Tình hình tài chính ................................................................................................ 34 2. Tình hình hoạt động .............................................................................................. 35 3. Sức khỏe dòng tiền ................................................................................................ 36 CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN ................................................................................................ 37 1. Nhận xét chung về công ty ...................................................................................... 37 2. Đánh giá sau khi lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp ....................................... 38 3. Đề xuất dự toán nào cần chú trọng ? Vì sao .......................................................... 38 7 CHƯƠNG 1 : MỤC TIÊU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHO BÀI BÁO CÁO 1. Mục tiêu nghiên cứu - Lập dự toán tài chính dựa trên số liệu có sẵn của doanh nghiệp để hoàn thiện bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính và tăng trưởng của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch năm 2023. Giúp các nhà quản trị kiểm tra, đánh giá lại các quyết định tài chính và điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp. Và phân tích tài chính doanh nghiệp trên các khía cạnh khác nhau nhằm đáp ứng thông tin cho các đối tượng quan tâm như nhà đầu tư, cơ quan thuế, nhà cung cấp tín dụng,... 2. Cơ sở lý thuyết về lập kế hoạch tài chính - Kế hoạch tài chính là quá trình chuyển hóa những chiến lược kinh doanh, những cơ hội và thách thức của Doanh nghiệp thành những con số, cụ thể các con số này được lập theo nguyên tắc giá gốc mục đích đưa ra là một bộ hồ sơ tổng hợp các dự kiến về tình hình tài chính của Doanh nghiệp trong tương lai.  Theo cơ cấu chi phí của nghành kinh doanh của Công ty Mục NHTM Nghành dịch vụ Nghành sản xuất Nghành xây dựng Bất động sản Doanh thu 100% 100% 100% 100% 100% GVHB 50% 60% 65% 68% 45% CPBH 15% 10% 12% 10% 20% CPQL 5% 5% 5% 5% 5% LN mong muốn 30% 25% 18% 17% 30% 10 CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM SAFACO 1. Tổng quan về Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Safaco 1.1 Sơ lược về Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Safaco - Tên công ty : Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Safaco - Địa chỉ : Số 7/13 – 7/25, đường Kha Vạn Cân, phường Linh Tây, thành phố Thủ Đức, TP.HCM - Điện thoại : 84–(8) 372 452 64 - Fax : 84–(8) 372 452 63 - Email : [email protected] - Website : http://www.safocofood.com - Vốn điều lệ : 120,465,900,000 đồng 1.2 Lịch sử hình thành - Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm SAFOCO tiền thân là Cửa hàng Lương thực - Thực phẩm Số 4 được thành lập năm 1995 theo Quyết định số 224/STM-QĐ ngày 29/04/1995 của Sở Thương mại Tp.HCM, là đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc và chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty Lương thực Tp.HCM. - Đến năm 1999 : Cửa hàng được đổi tên thành Xí nghiệp Lương thực - Thực phẩm SAFOCO theo Quyết định số 033/QĐ-HĐQT ngày 10/05/1999 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Lương thực Miền Nam. - Năm 2004: Xí nghiệp đã tiến hành cổ phần hóa và chuyển hình thức doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Quyết định số 4451/QĐ/BNN- TCCB ngày 09/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 11 - Năm 2005: Xí nghiệp chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần kể từ ngày 01/05/2005 theo Giấy phép kinh doanh Số 4103003305 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 14/04/2005 với Vốn Điều lệ là 22.000.000.000 đồng (Hai mươi hai tỷ đồng), trong đó Nhà nước nắm giữ 51%. Đây là một bước ngoặc quan trọng đánh dấu sự phát triển và vị thế của SAFOCO trong ngành chế biến lương thực - thực phẩm khi chuyển từ một đơn vị doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang hoạt động sản xuất - kinh doanh dưới hình thức Công ty cổ phần. - Năm 2006: để huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2006 đã thông qua Phương án phát hành thêm 5 tỷ đồng do Hội đồng quản trị Công ty đề xuất. Hiện nay Công ty đang hoạt động với Vốn Điều lệ là 27.060.000.000 đồng (Hai mươi bảy tỷ khơng trăm sáu mươi triệu đồng). 2. Nghành nghề kinh doanh và sản phẩm nổi bật 2.1 Nghành nghề kinh doanh - Mua bán, xay xát, chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm, lúa mì, bột mì, nông sản. Mua bán thủy sản, phân bón, máy móc phục vụ ngành nông nghiệp, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, vật tư, thiết bị máy móc ngành công - nông nghiệp, rượu, bia, thuốc lá điếu (sản xuất trong nước). - Kinh doanh bất động sản. Quản lý khai thác cảng biển, bến thủy nội bộ. Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển đường thủy. Sửa chữa phương tiện vận tải thủy bộ. Dịch vụ cho thuê kho bãi (chỉ thực hiện đối với những dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt). San lấp mặt bằng. Dịch vụ tư vấn kỹ thuật điện, cơ khí, xây dựng. Sản xuất, đóng mới các phương tiện vận tải thủy. - Sản xuất, mua bán thức ăn chăn nuôi. Nuôi, chế biến thủy hải sản. Đại lý kinh doanh xăng dầu. Khai thác, mua bán nước uống tinh khiết, nước khoáng. Dịch vụ hỗ trợ trồng trọt, cung cấp giống cây trồng, thu hoạch cây trồng. 12 - Quảng cáo thương mại, tiếp thị. Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế. Kinh doanh khách sạn, - Nhà hàng ăn uống (hoặc quán ăn uống bình dân). (Không sản xuất, khai thác, chế biến, sửa chữa tại trụ sở công ty) - Sản xuất đồ trang trí nội thất. 2.2 Sản phẩm nổi bật Nui Safaco - Đặc điểm nổi bật : Nui Safoco được làm từ thành phần bột mì, cung cấp nguồn năng lượng từ tinh bột cho cơ thể.Có thể chế biến thành các món xào hoặc nấu, thay đổi bữa ăn lạ miệng thay thế cơm, cho cảm giác ngon miệng và hấp dẫn cho gia đình. Nui Safoco có thành phần nguyên liệu an toàn, không sử dụng chất bảo quản. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đóng gói kín đáo, nhỏ gọn, dễ sử dụng và bảo quản. - Trọng lượng : 500g/bịch – 18 bịch/thùng - Thành phần : Bột gạo, bột mì, tinh bột khoai mì, trứng, chất ổn định - Hạn sử dụng : 12 tháng Nui Safaco Mì trứng Safaco Bún xào Safaco 15 Thương hiệu Sản phẩm nổi bật Nui, mì sợi, bún sợi Nui, mì sợi, bột thực phẩm Năm thành lập 1995 2015 Kênh phân phối Trong nước : hơn 4.500 điểm bán hàng thông qua các đại lý truyền thống như chợ, sạp đến các kênh phân phối hiện đại, cao cấp như siêu thị.. Trong nước : Ở kênh truyền thống, những sản phẩm chủ lực của MCC như: nui cao cấp, mì cao cấp, bột chiên giòn,..đã có mặt ở hầu hết các chợ, cửa hàng tạp hóa, hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Xuất khẩu : Mỹ, Úc, Pháp, Đức, Canada, Nga, Na Uy, Thủy Điển, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước thuộc khối Asian Xuất khẩu : tại các nước như: Campuchia, Hồng Kông, Lào, New Zealand, Srilanka, Trung Quốc. 5. Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận Lấy số liệu 4 quý năm 2022 5.1 Doanh thu & lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ Quý/ 2022 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 189,405 192,061 225,472 191,668 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 16,815 14,514 17,852 15,006 (Nguồn : Trích từ “BCTC năm 2022”) Bảng 1 : Doanh thu và lợi nhuận thuần năm 2022 16 Nhận xét : - Trước tác động từ làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư của năm 2021 sang đến năm 2022 kinh tế bắt đầu phục hồi nhưng ít nhiều cũng còn một vài ảnh hưởng đáng kể, là một trong những ngành kinh tế quan trọng, nghành thực phẩm cũng chịu những tác động không nhỏ. Doanh thu thuần qua 4 quý tăng trưởng không đồng đều, quý 1 mức doanh thu thuần là 189,405 tỷ và quý 2 là 192,061 tỷ tới quý 3 lại tăng 33,411 tỷ so với quý 2, nhưng tới quý 4 doanh thu thuần lại giảm xuống mốc thấp hơn quý 2 năm 2022. Nguyên nhân người tiêu dùng bắt đầu quản lý khẩu phần ăn chặt chẽ hơn sau đại dịch COVID, họ bắt đầu chuyển sang sử dụng các sản phẩm giúp nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch. Bên cạnh đó người tiêu dùng Việt Nam đang chuyển hướng sang các sản phẩm hữu cơ và có nguồn gốc từ thực vật, và số lượng người tiêu dùng nói trên đang tăng lên nhanh chóng đã ảnh hưởng lớn đến sản lượng bán ra của Công ty. - Lợi nhuận thuần quý 1 của Công ty đạt 16,815 tỷ, quý 2 là 14,514 tỷ, quý 3 là 17,852 tỷ và quý 4 là 15,006 tỷ qua các số liệu này ta thấy được doanh nghiệp chưa kiểm soát tốt chi phí. Nguyên nhân giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, chi phí vận chuyển tăng. Ngoài ra do biến động tỷ giá USD trong nước tăng, trong khi các khách hàng nhập khẩu mặt hàng của Safoco (như: Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Nhật, Philippines, Thái Lan…) nhưng tỷ giá trong nước nhập khẩu lại giảm, như vậy khách hàng cân đối giữa giá mua và bán (họ bị lỗ quá lớn) nên khách hàng không có nhu cầu đặt hàng, sản lượng xuất khẩu của Công ty cũng bị ảnh hưởng rất lớn (nhất là mặt hàng Bún ).Bên cạnh đó quý 4 năm 2022 công ty thực hiện tiết kiệm chi phí sau đại dịch COVID và có lượng nguyên liệu dự trữ ổn định trong sản xuất. 17 5.2 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Quý/ 2022 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Chi phí bàn hàng 21,733 15,622 17,167 17,473 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5,589 5,357 5,366 6,726 Chi phí tài chính 79 86 45 1,249 (Nguồn : Trích từ “BCTC năm 2022”) Bảng 2 : Chi phí hoạt động năm 2022 Nhận xét : - Nhìn chung chi phí hoạt động của 4 quý có xu hướng tăng. Chi phí bán hàng quý 1 cao cụ thể là 21,733 tỷ do giá vốn hàng đầu vào đang ở giai đoạn tăng, qua các quý sau giá đầu vào dần bình ổn lại. Chi phí quản lý doanh nghiệp biến động thất thường, quý 2 giảm 232 triệu so với quý 1 . Sang quý 3 và quý 4 có xu hướng tăng chủ yếu gia tăng chi phí nhân viên phân xưởng để kịp tiến độ sản xuất sản phẩm cung cấp cho hoạt động xuất khẩu. 20 2. Các kế hoạch tài chính 2.1 Kế hoạch doanh thu Bảng 4 : Kế hoạch doanh thu năm 2023 - Dự báo tình hình năm 2023 doanh thu có xu hướng tăng dần nhưng chưa ổn định. Vì sản lượng bán và doanh thu qua các quý tăng giảm không đáng kể, chênh lệch không nhiều. Cụ thể : Sản lượng nui tăng 5% mỗi quý Sản lượng mì trứng tăng 3% mỗi qúy Sản lượng bún xào giảm 1% mỗi quý - Giá bán của ba sản phẩm không đổi và với tỷ lệ 70% thu tiền trong kỳ và 30% trả vào kì sau các số liệu của ba quý được thể hiện trên bảng thu tiền dự kiến. Dù tình hình kinh tế còn đang khó khăn sau đại dịch nhưng công ty vẫn giữ mức chính sách ưu đãi nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới với tỷ lệ trả sau là 30%. - Sản phẩm nui đóng gói là sản phẩm được các khách hàng ưa chuộng nhất - Sản phẩm bún xào có xu hướng giảm vì hiện tại nghành hàng sản xuất bún cạnh tranh nhiều trên thị trường. 21 2.2 Kế hoạch sản xuất Bảng 5 : Kế hoạch sản xuất năm 2023 - Dựa vào nhu cầu sản xuất cuả từng nguyên vật liệu từ ngân sách sử dụng nguyên vật liệu năm 2023 ta tính được nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong từng quý và cả năm 2023 với công thức : Tồn đầu kỳ + Mua trong kỳ = Tồn cuối kỳ + Xuất bán Mua trong kỳ = Tồn cuối kỳ + Xuất bán – Tồn đầu kỳ - Công ty luôn giữ chính sách tồn kho hợp lí vừa để kịp cung cấp cho thị trường vừa bảo đảm nguyên liệu không tồn đọng nhiều. Giá cả nguyên vật liệu duy trì ở mức ổn định là nhờ công ty có mối quan hệ hợp tác tốt với các nhà cung cấp nguyên vật liệu nhưng công ty cổ phần Safaco vẫn luôn đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào phải an toàn, chất lượng đồng đều để đảm bảo sự uy tín và an toàn cho khách hàng. 22 2.3 Kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu Bảng 6 : Kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu năm 2023 - Ngân sách sử dụng nguyên vật liệu qua các quý có sự tăng trưởng nhẹ, tuy nhiên sản phẩm bún xào của công ty bán ra chậm do nhu cầu của khách hàng có sự thay đổi chính vì vậy công ty đã quyết định giảm bớt sản xuất sản phẩm bún xào để tránh trường hợp cung nhiều hơn cầu khiến lượng hàng tồn của công ty ứ đọng. 25 2.5 Kế hoạch về chi phí bộ phận sản xuất gián tiếp Bảng 8 : Ngân sách lương cho bộ phận gián tiếp 2023 - Lương tối thiểu người lao động tại vùng 1 từ ngày 1/1/2021 là 4,420,000 vnđ. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 90, mức lương tối thiểu đối với NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức 26 lương tối thiểu vùng.) Lương cơ bản đối với lao động đã đào tạo và chưa qua đào tạo là khác nhau. Đối với Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng, Nhân viên và Quản đốc được áp dụng mức lương cơ bản đã qua đào tạo: 5,350 triệu đồng; riêng công nhân trực tiếp được áp dụng mức lương cơ bản chưa qua đào tạo: 5,000 triệu đồng. Tiền phụ cấp do ban lãnh đạo công ty cùng phòng kế toán xem xét, ra quyết định dựa trên tình hình tài chính của công ty, tiền phụ cấp có thể thay đổi tùy theo năm. Các khoản trích theo lương công ty chịu được tính 22.5% trên tổng quỹ lương của toàn thể nhân viên, trong đó: BHXH 17.5%, BHYT 3%, BHTN 1%, KPCĐ 1%. Tiền phụ cấp do ban lãnh đạo công ty cùng phòng kế toán xem xét, ra quyết định dựa trên tình hình tài chính của công ty, tiền phụ cấp có thể thay đổi tùy theo năm. 2.6 Kế hoạch chi phí nhân công Bảng 9 : Ngân sách lao động trực tiếp 2023 27 - Để đảm bảo nâng cao chất lượng các dịch vụ cơ bản, đáp ứng nhu cầu dịch vụ, công ty xây dựng kế hoạch làm việc phù hợp với lượng nhân công trực tiếp và kế hoạch chi phí nhân công trong kỳ. Tăng cường chất lượng dịch vụ, quản lý công nợ chặt chẽ, tăng cường hoạt động giữ khách hàng qua các chương trình ưu đãi và sản phẩm dịch vụ hoàn thiện tốt hơn. Dự kiến đơn giá 1 giờ làm việc của công nhân không đổi là 61.364 đồng. Tổng chi phí lao động trực tiếp = Tổng số giờ nhân công cần sử dụng * đơn giá 1h làm việc. 2.7 Kế hoạch sử dụng máy móc thiết bị và khấu hao Bảng 10 : Ngân sách sử dụng máy móc thiết bị 2023 - Dựa vào bảng số liệu ngân sách sử dụng máy móc thiết bị tổng số giờ làm việc trong năm 2023 dự kiến là 32.662 giờ, thời gian này đã bao gồm khoản tăng ca nếu năng suất làm việc có vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành máy móc. Tổng thời gian sản xuất nui Safaco chiếm 63% trong tổng số giờ máy, tổng thời gian sản xuất mì trứng chiếm 36% trong tổng số giờ máy và bún xào chỉ chiếm 1% . 30 2.9 Kế hoạch chi phí bán hàng Bảng 13 : Chi phí bán hàng 2023 - Chi phí bán hàng dự toán năm 2023 được lập từ số liệu của quý trước. Tuy nhiên do kế hoạch doanh thu có sự tăng trưởng về sản lượng bán ra nên các chi phí như dịch vụ mua ngoài, bao bì, hoa hồng đại lý, quảng cáo cũng tăng theo, tăng sức cạnh tranh của thị trường. Tổng chi phí bán hàng quý 4 là 2.486 triệu đồng tăng 0,012 lần so với quý 3. 31 2.10 Kế hoạch chi phí quản lý doanh nghiệp Bảng 14 : Chi phí quản lý doanh nghiệp 2023 - Các chỉ tiêu chi phí nhân viên quản lý, tiền lương phải trả , các khoản trích lương và chi phí dịch vụ mua ngoài không có phát sinh thêm, chi phí vẫn cố định qua 4 quý. - Chi phí khác có thêm mục chi phí tiếp khách dựa vào kế hoạch doanh thu trong năm 2023 nên số liệu có sự tằng trưởng. Nhìn chung chi phí quản lý doanh nghiệp biến động không nhiều, quý 4 chi phí quản lý của công ty là 2,107 triệu đồng tăng 0.011 lần so với quý 3. 2.11 Bảng kế hoạch kinh doanh Bảng 15 : Kế hoạch kinh doanh 2023 - Theo kết quả kế hoạch kinh doanh cả năm 2023 mà công ty dự toán có giá vốn hàng bán là 68%, chi phí bán hàng 10%, chi phí quản lý doanh nghiệp 8%, lợi nhuận 16% . Với các tỷ lệ này đã tương đối đáp ứng được chỉ tiêu mà hội đồng quản trị mong muốn 32 3. Dự toán bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo hoạt động kinh doanh 3.1 Bảng cân đối kế toán Bảng 16 : Bảng cân đối kế toán - Tiền và tương đương tiền có sự biến động nhẹ. Cụ thể quý 1 năm 2023 là 8.160 triệu đổng, quý 4 năm 2022 là 9.228 triệu đồng giảm 1.068 triệu đồng nguyên nhân do nguyên vật liệu đầu vào tăng, tỷ giá biến động dẫn đến dòng thu bị giảm. Tuy nhiên qua quý 2 đến quý 4 năm 2023 tình hình kinh doanh của công ty dần ổn định hơn, dòng thu chủ yếu dựa vào việc bán hàng của công ty tổng nguồn thu của quý 4 là 23.291 triệu đồng tăng gấp 2 lần so với quý 1 năm 2023 . - Đầu tư tải chính ngắn hạn giảm qua các quý do công ty ít đầu tư thêm tài sản để tiết kiệm chi phí sau đại dịch COVID . 35 - Tỷ số thanh toán của công ty tốt do tài sản hiện tại của công ty cao hơn nợ hiện tại và hàng tồn kho, cho thấy khả năng thanh toán của công ty vẫn đang tốt, công ty không cần phải lo lắng phải thanh lý hàng tồn kho, để kịp thời thanh toán kịp các khoản nợ đến hạn.  Tỷ số tài chính Bảng 20 : Phân tích tỷ số tài chính - Nhìn chung công ty Safaco vẫn đang kiểm soát tốt cơ cấu nợ thấp hơn vốn chủ sở hữu để duy trì cấu trúc tài chính ổn định, hạn chế rủi ro về tài chính. 2. Tình hình hoạt động Bảng 21 : Tỷ số hoạt động 36 - Vòng quay hàng tồn kho của công ty là 16.9 lần/năm cho thấy lượng hàng công ty bán ra nhiều, lượng hàng tồn không bị ứ đọng. Về vòng quay khoản phải thu của công ty cho thấy chính sách thu hồi nợ của công ty đạt hiệu quả. - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định không quá thấp nhìn chung công ty sử dụng tối đa hóa công suất các tài sản cố định để phục vụ cho công tấc sản xuất và các hoạt động khác của công ty. 3. Sức khỏe dòng tiền Bảng 22 : Báo cáo dòng tiền 2023 - Qua bảng báo cáo dòng tiền ta thấy tổng dòng thu tăng trưởng nhẹ qua các quý. Tổng dòng chi cũng tăng qua các quý, việc tăng dòng chi vào quý 4 nhằm thúc đẩy tăng trưởng dòng thu qua các quý của công ty để có thể theo đúng kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất của công ty. Nhưng doanh nghiệp vẫn đảm bảo dòng thu lớn hơn dòng chi để tránh phát sinh thêm các rủi ro về tài chính. 37 Bảng 23 : Tỷ số khả năng sinh lời - Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra được 21.90 đồng lợi nhuận - Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi đối với vốn chủ sở hữu. Chỉ số này bằng 18.96% chỉ ra rằng cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 18.96 lợi nhuận ròng. - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra được 12.69 đồng lợi nhuận sau thuế.  Tổng kết năm 2023, nhìn chung SAFACO là một công ty an toàn, có các chính sách quản trị tốt, hạn chế vay vốn ngân hàng, không có công nợ khó đòi. Sự tăng trưởng lợi nhuận cho thấy công ty đang sử dụng đòn bẩy nợ rất tốt. Các chỉ số ROE, ROA cao cho thấy công ty đang sử dụng tài sản hiệu quả, bảo toàn nguồn vốn, tối ưu được các nguồn lực sẵn có. CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN 1. Nhận xét chung về công ty - Năm 2023 dường như là một năm kinh tế đang dần phục hồi sau đại dịch COVID. Ban điều hành công ty đã đưa ra những chính sách đúng đắn trong chỉ đạo phòng chống dịch, tổ chức tiêm phòng cho người lao động giúp, đoàn kết, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu của hội đồng quản trị công ty đưa xuống để đảm bảo thu nhập cho người lao động ổn định và lợi ích của cổ đông được đảm bảo.