Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Bài tiểu luận làm rõ khái niệm pháp nhân và điều kiện để xác lập tư cách pháp nhân trong pháp luật Việt Nam hiện hành. Từ đó nêu lên những điểm tiến bộ và hạn chế của các quy định này, đồng thời đưa ra một số bình luận, nhận xét cá nhân về thực trạng thành lập doanh nghiệp theo điều kiện đã làm rõ. Cuối cùng đóng góp giải pháp, ý kiến khắc phục những tiêu cực về việc xác lập tư cách pháp nhân còn tồn đọng.
Typology: Essays (university)
1 / 11
1. Lý do chọn đề tài Sau quá trình học tập, nghiên cứu từ giáo trình và tài liệu cùng với sự hướng dẫn của giảng viên, em đã tiếp cận được với nhiều đề tài mang tính pháp lý cao và có tầm ảnh hưởng đối với hệ thống pháp luật nước nhà. Với mong muốn nhận được thêm những đánh giá, phê bình của giảng viên về thành quả học tập của mình, em quyết định chọn đề tài liên quan đến điều kiện xác lập tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam làm đề tài chính để viết bài tiểu luận kết thúc học kỳ. 2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành bài viết của mình em đã sử dụng cách phân tích diễn dịch, khái quát vấn đề sau đó đi đến cụ thể và chuyên sâu, kết hợp với những phương pháp so sánh, quy nạp, phân tích, tổng hợp làm rõ vấn đề ở từng mục. 3. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ khái niệm pháp nhân và điều kiện để xác lập tư cách pháp nhân trong pháp luật Việt Nam hiện hành. Từ đó nêu lên những điểm tiến bộ và hạn chế của các quy định này, đồng thời đưa ra một số bình luận, nhận xét cá nhân về thực trạng thành lập doanh nghiệp theo điều kiện đã làm rõ. Cuối cùng đóng góp giải pháp, ý kiến khắc phục những tiêu cực về việc xác lập tư cách pháp nhân còn tồn đọng. 4. Danh mục các kí hiệu viết tắt Kí hiệu Chữ viết đầy đủ PN Pháp nhân TCPN Tư cách pháp nhân DN Doanh nghiệp BLDS Bộ luật dân sự UBND Uỷ ban Nhân dân KH-ĐT Kế hoạch – đầu tư
Pháp nhân (PN) là một chủ thể pháp luật, là tổ chức thống nhất, hợp pháp, có tài sản riêng và có tư cách pháp lý độc lập, tự mình tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội….theo quy định pháp luật. Luật cổ Việt Nam không quy định về PN, chỉ đến thời cận đại thì “pháp nhân” mới được nhắc đến như một khái niệm vay mượn từ phương Tây. Cụ thể, BLDS Bắc,Trung thời kỳ thuộc địa đã có những quy định về tư cách chủ thể, quyền và nghĩa vụ đối với PN. Sau này, dù chưa quy định rõ nhưng pháp luật Việt Nam vẫn sử dụng thuật ngữ này trong các văn bản luật. Đó là một điểm rất tiến bộ. Mãi đến BLDS 1995, nước ta mới chính thức thừa nhận PN là một chủ thể của quan hệ pháp luật. Khái niệm này nhằm nhân hóa các đoàn thể và tập hợp tài sản của họ; công nhận cho họ một nhân cách pháp lý. BLDS 1995 định nghĩa PN là tổ chức “ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập ”^1.
2.1. Khái niệm Tư cách pháp nhân (TCPN) là tư cách pháp lý được nhà nước công nhận cho một tổ chức, một nhóm người có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của mình. Tổ chức đó phải được nhà nước công nhận là PN và điều chỉnh bằng các quy định của pháp luật về PN. (^1) Điều 94, Bộ luật dân sự 1995.
2.2. Ý nghĩa TCPN không chỉ là tư cách pháp lý của một tổ chức, doanh nghiệp (DN) mà nó ảnh hưởng rất nhiều đến cách chọn loại hình DN cũng như vấn đề chịu trách nhiệm của DN đó. Đối với doanh nghiệp có tư cách pháp nhân: Các DN này có tài sản riêng do các thành viên góp vốn vào. Tài sản đó được chuyển quyền sở hữu cho DN vì vậy các thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn với số vốn mình góp (trừ các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh). Khi DN không có khả năng chi trả các khoản nợ thì các thành viên này cũng không phải thanh toán khoản còn thiếu bằng tài sản cá nhân mình. Đối với doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân: Điển hình của loại DN này là DN tư nhân. DN tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản, bao gồm cả tài sản cá nhân của chủ điều hành DN đó. Vì thế, khi thành lập DN tư nhân, chủ DN sẽ chịu mức rủi ro tương đối cao, song cũng sẽ có được sự tin tưởng lớn hơn từ khách hàng. II. ĐIỀU KIỆN XÁC LẬP TƯ CÁCH PHÁP NHÂN
Điều kiện để một tổ chức hay một nhóm người có thể xác lập TCPN được quy định rõ tại điều 74 BLDS 2015 như sau: “ 1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác .” Theo đó, quy định cụ thể về từng mục nêu trên được làm rõ như sau: 1.1. Pháp nhân được thành lập một cách hợp pháp Một tổ chức được công nhận là có TCPN từ ngày tổ chức đó được cấp giấy chứng nhận thành lập. Việc thành lập PN cần tuân theo ý chí của các chủ thể hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền ( theo Điều 82 BLDS 2015 ). Ví dụ: các PN trong lĩnh vực công được thành lập nhằm xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, các PN trong lĩnh vực kinh tế lại được thành lập nhằm mục đích hoạt động kinh doanh,... Quy định này loại bỏ được việc công nhận TCPN cho các tổ chức bất hợp pháp như: tổ chức phản động, chống phá chính quyền,...Ngoài ra, cũng tại điều này, luật quy định việc đăng ký PN, đăng ký thành lập, thay đổi hay những đăng ký khác liên quan đều phải công bố một cách công khai. 1.2. Pháp nhân có cơ cấu tổ chức chặt chẽ Pháp nhân trước hết là một tập thể người, một nhóm người hoạt động trong cùng một lĩnh vực, một tổ chức. Vậy nên PN cần có cơ cấu tổ chức chặt chẽ để biến nhóm người đó thành một thể thống nhất, thực hiện hiệu quả các hoạt động của PN. Theo đó, PN cần có điều lệ hoạt động rõ ràng, cơ cấu phải cụ thể, phải có người đại diện theo pháp luật để nhân danh mình thực hiện các giao dịch cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của PN. Điều lệ của PN do các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên xây dựng và thông qua. PN được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước thì điều lệ đó do cơ quan nhà nước thành lập. Thêm vào đó, PN phải có các cơ quan, phòng ban, bộ phận được phân chia rõ ràng. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, phòng ban được nêu cụ thể trong điều lệ hoặc quyết định thành lập. PN phải có con dấu riêng do người đại diện của PN quản lý và sử dụng.
1.3. Pháp nhân phải có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm với các tài sản đó Tài sản của PN hình thành từ nguồn tiền Nhà nước giao để thực hiện các nhiệm vụ hoặc từ nguồn vốn đóng góp của các thành viên, từ hoạt động kinh doanh hợp pháp của PN,… Theo quy định của pháp luật, PN phải sở hữu một lượng tài sản nhất định để sử dụng trong các giao dịch và hoàn toàn chịu trách nhiệm với tài sản đó. Tài sản này được pháp luật công nhận thuộc quyền sở hữu của PN vì thế PN có toàn quyền sử dụng mà không chịu sự chi phối của bất cứ ai. Đồng thời, tài sản của PN phải mang tính độc lập với tài sản của các thành viên, các tổ chức khác. Khi PN đã có tài sản để duy trì hoạt động và tự mình tham gia vào các giao dịch thì PN phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản ấy. Cụ thể như sau: khi có vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của PN thì các cơ quan cấp trên, các tổ chức khác không phải chịu trách nhiệm thay hay chịu trách nhiệm bổ sung cho PN. Ngược lại, PN cũng không phải chịu trách nhiệm thay cho các cơ quan cấp trên, các tổ chức khác hoặc thành viên của mình. Các thành viên của PN không phải dùng tài sản cá nhân để giải quyết bất cứ vấn đề nào của PN (trừ trường hợp là thành viên hợp danh). 1.4. Pháp nhân nhân danh mình tham gia vào các quan hệ xã hội một cách độc lập Vì PN được coi là chủ thể độc lập trong pháp luật vậy nên khi xác lập thực hiện các giao dịch thì PN phải nhân danh chính mình mà không phụ thuộc vào một cá nhân hay PN nào khác. Bên cạnh đó, PN vẫn có quyền thông qua người đại diện theo pháp luật của mình để tham gia vào các giao dịch ấy vì đây là cá nhân duy nhất có quyền thực hiện mọi giao dịch trong quá trình hoạt động của PN. Trong trường hợp người đại diện mất, bị bỏ tù hay mất tích,… thì PN có quyền bầu ra người đại diện theo pháp luật mới. Điều này nhằm đảm bảo tính độc lập, không bị phụ thuộc hay chi phối bởi bất kỳ ai của PN.
Các loại hình DN có TCPN mang lại lợi ích rất lớn cho các nhà đầu tư. Chình vì vậy khi tiến hành các thủ tục đăng ký DN, bước quan trọng là lựa chọn loại hình DN. Hiện nay,
pháp luật nước ta quy định chỉ không công nhận TCPN đối với DN tư nhân bởi theo khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 “ Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp ”. Như vậy, DN tư nhân đã không đáp ứng được điều kiện độc lập về tài sản. Ngoài DN tư nhân, các DN còn lại đều được công nhận TCPN. Riêng đối với công ty hợp danh theo quy định tại Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020, loại công ty này phải có ít nhất hai người cùng là chủ sở hữu và kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh), ngoài ra có thể có các thành viên góp vốn. Các thành viên hợp danh phải là cá nhân, phải chịu trách nhiệm với công ty bằng toàn bộ tài sản của mình; những thành viên góp vốn còn lại có thể là tổ chức hoặc cá nhân và chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với số vốn đã góp. III. NHỮNG TIẾN BỘ VÀ HẠN CHẾ TRONG ĐIỀU KIỆN XÁC LẬP TƯ CÁCH PHÁP NHÂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
Nhìn chung TCPN đem lại rất nhiều lợi ích cho các tổ chức, chủ thể. Điều đó đồng nghĩa với việc các quy định về xác lập TCPN phải thật chặt chẽ, đầy đủ để tránh những đối tượng lợi dụng ưu điểm đó thực hiện các hành vi bất hợp pháp. Đối với pháp luật Việt Nam hiện hành, các điều kiện để xác lập TCPN đã tương đối chặt chẽ tuy nhiên vẫn có khá phần thoải mái và cởi mở theo tiêu chí tự do kinh doanh của Hiến pháp. Đây được coi như con dao hai lưỡi khiến cho các nhà chức trách phải đau đầu. Theo thống kê nửa đầu năm 2020, đã có đến 60.000 DN đăng ký thành lập và 17.000 DN quay trở lại hoạt động sau thời gian tạm ngừng. Đó là dấu hiệu tốt trên đà tăng trưởng kinh tế của đất nước, thúc đẩy GDP, thu hút vốn đầu tư, tạo công ăn vệc làm cho người lao động,… Tuy nhiên thực trạng thành lập DN một cách ồ ạt như vậy cũng làm phát sinh một số vấn đề: nhiều công ty, DN thành lập tự phát mà chưa được đăng ký; công tác hỗ trợ, quản lý DN của nhà nước gặp khó khăn vì quá tải; tình trạng công ty “ma” được thành lập ngày một nhiều,…Trước những tiêu cực ấy, ta thấy được một số điểm chưa hoàn thiện trong quy định thành lập DN pháp luật.
Trước hết , điều kiện PN phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ ( theo điều 83 BLDS 2015 ) chưa thật sự chính xác và có lẽ vẫn cần sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với một số trường hợp như công ty TNHH một thành viên khi tổ chức này không đáp ứng được điều kiện mà vẫn được coi là PN. Thứ hai , một số quy định được nới lỏng nhằm đảm bảo tiêu chí tự do kinh doanh đồng thời tạo điều kiện cho các DN đẩy nhanh quá trình đăng ký. Điển hình là yêu cầu về hồ sơ chứng minh địa chỉ đăng ký đáng lẽ nên có trong thủ tục thành lập DN thì nội dung này lại được kiểm tra sau khi DN đã đi vào hoạt động. Công tác chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” này nhằm tạo điều kiện cho DN sớm được hoạt động. Cũng chính vì thế mà có trường hợp các DN không hoạt động tại trụ sở đã đăng ký hoặc thành lập nhiều DN tại cùng một địa chỉ đăng ký để thực hiện hành vi bất chính. Đáng chú ý là cơ quan hậu kiểm của nhà nước không đủ nguồn lực để kiểm tra và xử phạt kịp thời những DN này khiến cho tình trạng phạm tội kéo dài, để lại nhiều hậu quả khó lường. Thậm chí ngay cả thủ tục sao y công chứng CMND để xác định người đại diện theo pháp luật của DN cũng rất lỏng lẻo. Những lỗ hổng này đã được phóng viên của báo Thanh niên làm rõ trong phóng sự về việc đăng ký thành lập một công ty “ma” ( tháng 7 năm 2020 ). Kết quả, CMND không chính chủ của phóng viên vẫn được sao y công chứng và địa chỉ ảo dùng để đăng ký DN hoàn toàn lọt lưới hệ thống đăng ký. Như vậy, rất nhiều kẻ xấu có thể lợi dụng việc nới lỏng thủ tục để thuê người, mua, mượn CMND để thành lập DN và thực hiện hành vi phạm tội dễ dàng. Việc không biết địa chỉ chính xác, không xác định được chủ DN sẽ khiến công tác điều tra, xử lý tội phạm của cơ quan chức năng về sau gặp nhiều khó khăn, thậm chí bỏ lọt tội phạm ngoài vòng pháp luật.
Đứng trước nhiều vấn đề trong việc thành lập DN, xác lập TCPN ở nước ta, cần phải đưa ra các giải pháp giúp hạn chế tình trạng tiêu cực. Việc nhà nước tạo điều kiện trong quá trình đăng ký DN là một việc làm đúng đắn, tuân thủ Hiến pháp và các luật khác có liên quan nhưng cần thiết phải tiến hành các biện pháp kiểm soát đầu vào. Ví dụ sở KH-ĐT sau khi nhận được đăng ký có thể gửi dữ liệu về UBND quận, huyện địa phương nhờ xác minh
địa chỉ. Hay vấn đề sao y CMND - một thủ tục vô cùng quan trọng giúp xác định người chủ, người đại diện DN thì cần phải thắt chặt hơn nữa bằng các biện pháp kiểm tra danh tính: người làm sao y phải là người sở hữu CMND và các giấy tờ khác liên quan, đồng thời nâng cao cảnh giác với những chủ thể là người đại diện theo pháp luật của nhiều hơn một DN. Cùng với khâu tiền kiểm là phải thắt chặt hậu kiểm, việc tăng cường kiểm soát những DN có dấu hiệu đáng nghi và giải quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại liên quan đến các DN lừa đảo, buôn lậu, làm ăn phi pháp,…sẽ giúp ngân sách Nhà nước giảm thiểu tối đa thất thu thuế. Bên cạnh thắt chặt các khâu kiểm tra vẫn cần phải đưa ra các chế tài xử phạt cụ thể đối với DN hoạt động phi pháp, lợi dụng lỗ hổng trong các quy định pháp luật để trục lợi từ ngân sách, trốn nợ, trốn thuế,…
Trong thời đại công nghệ ngày càng hiện đại và đất nước đang trên đà phát triển cần đẩy mạnh hoạt động kinh tế như ngày nay, việc khuyến khích thành lập doanh nghiệp, cổ vũ tự do kinh doanh, mở rộng về các lĩnh vực xuất – nhập khẩu, dịch vụ, thương mại,…trong nước và quốc tế là vô cùng cần thiết thế nhưng cùng với sự phát triển của xã hội thì pháp luật cũng phải cải tiến, thay đổi không ngừng. Cần thiết phải bắt kịp theo các xu hướng tội phạm mới ngày nay, kịp thời ngăn chặn, và loại bỏ triệt để, “diệt cỏ tận gốc” để từ đó giúp Nhà nước không phải chịu nhiều tổn thất về kinh tế cũng như bảo vệ môi trường hoạt động, uy tín của các doanh nghiệp làm ăn chân chính; thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài. Việc nâng cao pháp luật là một biểu hiện vô cùng tích cực cho thấy sự phát triển ngày một vượt trội của đất nước về mọi mặt đời sống xã hội.