Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, liên hệ thực tiễn học tập, Exercises of Philosophy

Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, liên hệ thực tiễn học tập và rèn luyện của sinh viên?

Typology: Exercises

2019/2020

Uploaded on 09/11/2023

le-thi-hung-thinh
le-thi-hung-thinh 🇻🇳

5

(2)

2 documents

1 / 4

Toggle sidebar

Often downloaded together


Related documents


Partial preview of the text

Download Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, liên hệ thực tiễn học tập and more Exercises Philosophy in PDF only on Docsity!

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH NHÓM HP TRIẾT HỌC MAC-LENIN

Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, liên hệ thực tiễn học tập và rèn luyện của sinh viên? Trả lời: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng. Thứ nhất: Vật chất quyết định ý thức

  • Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, nội dung này được hiểu theo hai ý sau đây:
  • Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau: Ý thức là ý thức của con người, không tách rời con người, nhưng sự ra đời của con người cũng có giới hạn còn thế giới vật chất thì tồn tại vĩnh viễn, vô hạn. Do đó có thể khẳng định rằng thế giới vật chất là cái có trước con người, vì vậy thế giới vật chất phải có trước ý thức. Con người xuất hiện trên trái đất này chỉ có lịch sử hơn 6 triệu năm, bản thân thế giới vật chất vĩ mô hơn con người có lịch sử 4,5 tỷ năm. Trong khi đó quan điểm về thế giới vật chất là vô cùng, vô tận không do ai sinh ra, cũng không ai làm mất đi thế giới khách quan, chúng ta không thể nào đếm được điểm khởi đầu của thế giới vật chất cũng như dự đoán được điểm kết thúc của thế giới vật chất. Vì những lý lẽ trên cho thấy thế giới vật chất phải có trước ý thức, vũ trụ phải có trước trái đất, trái đất phải có trước con người và có con người rồi mới có ý thức. Vì vậy, vai trò của vật chất với ý thức được thể hiện ở chỗ vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau.
  • Vật chất là nguồn gốc của ý thức: Nguồn gốc của ý thức bao gồm cả nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Trong đó nguồn gốc tự nhiên của ý thức gồm có bộ não người và thế giới khách quan cùng với

quá trình phản ánh năng động, sáng tạo giữa chúng, tác động qua lại giữa chúng. Nguồn gốc xã hội của ý thức đó chính là lao động và ngôn ngữ. Khi phân tích nguồn gốc của ý thức, chúng ta thấy bộ óc người thực ra là một dạng vật chất có tổ chức cao, chứa đựng trong nó hàng tỷ noron thần kinh có khả năng sao lại, chụp lại, chép lại và phản ánh thế giới khách quan bằng một cách năng động, sáng tạo. Như vậy, yếu tố tạo nên ý thức là bộ não người là một dạng vật chất. Thế giới khách quan thực chất là thế giới vật chất. Bản chất của ý thức chỉ là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người. Nếu không có thế giới khách quan, bộ óc con người sẽ không có đối tượng để phản ánh và do đó chắc chắn không có ý thức. Lao động chính là hoạt động vật chất, mang tính tất yếu nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người. Nhờ lao động mà con người có thể chủ động, tác động vào thế giới khách quan làm cho nó bộc lộ những thuộc tính, kết cấu bản chất, quy luật vận động qua đó phản ánh vào bộ óc người, hình thành những tri thức về tự nhiên, về xã hội. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất nhưng mang nội dung ý thức. Ngôn ngữ chính là lớp vỏ vật chất của tư duy.

  • Vật chất quyết định nội dung và mọi sự biến đổi của ý thức. Thứ hai: Vai trò của ý thức đối với vật chất Ý thức có tính độc lập tương đối và có thể tác động ngược trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức tác động vào vật chất theo hai hướng:
  • Hướng tích cực khi con người có tri thức đúng đắn, có nghị lực, ý chí và tình cảm tích cực thì con người có khả năng hành động hợp quy luật khách quan.
  • Hướng tiêu cực khi con người không có tri thức đúng đắn, thiếu tình cảm, ý chí cách mạng sẽ nhận thức sai lầm và hành động trái quy luật. Liên hệ thực tiễn học tập và rèn luyện của sinh viên:

Là một sinh viên năm nhất, em thấy bản thân mình cần phải xác định rõ các nhân tố vật chất như điều kiện vật chất, hoàn cảnh sống, quy luật khách quan. Trong học tập, nếu em được tiếp xúc với những cơ sở vật chất, phương pháp dạy tốt chúng ta sẽ cố gắng học tập tốt, chiếm lĩnh tri thức tốt hơn. Cụ thể hơn, một tiết học Triết của một giảng viên tâm huyết, truyền đạt bài thú vị, dễ hiểu sẽ khiến bản thân mình yêu môn Triết và không sợ nó, thúc đẩy mình tìm hiểu thêm về Triết, nhưng nếu như giảng viên môn Triết của mình thiếu tâm huyết, truyền đạt bài giảng không linh hoạt, khó hiểu thì mình sẽ sinh ra tâm lý chán nản, không thích học môn Triết. Đó chính là vật chất quyết định ý thức. Em đã vận dụng để nâng cao năng suất học tập của bản thân bằng cách tạo ra những cơ sở vật chất tốt để thúc đẩy tinh thần học như : tìm kiếm một phương pháp học tập phù hợp bản thân, trang trí sắp xếp góc học tập thật gọn gàng,… Bên cạnh đó em còn đặc biệt chú ý tôn trọng tính khách quan và hành động theo các quy luật mang tính khách quan, thể hiện qua một số hành động như không cúp tiết, tham gia đầy đủ các buổi học, làm theo giáo viên hướng dẫn,… Bên cạnh đó, em tự ý thức được rằng mình cần chống lại bệnh chủ quan cũng như bệnh bảo thủ trì trệ, cụ thể là cần tiếp thu những cái mới nhưng tiếp thu có chọn lọc, học hỏi và lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh. Ví dụ, trong làm việc nhóm để thuyết trình môn Triết em đã ngồi lại với bạn bè, bàn bạc để mỗi người đưa ra ý kiến cá nhân và sau đó tổng hợp lại để hoàn thiện bài thuyết trình đúng theo ý của tất cả các thành viên. Cuối cùng, khi giải thích các hiện tượng xã hội cần tính đến các điều kiện vật chất lẫn yếu tố tinh thần, điều kiện khách quan lẫn yếu tố khách quan. Trước đây khi em đăng kí nguyện vọng vào các trường đại học. Việc quan trọng nhất mà em xét đến chính là năng lực của bản thân và điều kiện tài chính của gia đình để sắp xếp nguyện vọng một cách thông minh và hợp lí nhất. Tránh trường hợp ngành học không phù hợp với bản

thân về cả năng lực lẫn tài chính. Và em đã có một lựa chọn đúng đắn là Trường đại học Nha Trang. Câu 2: “Thực trạng văn hóa truyền thống dân tộc đang ngày bị mai một, thay vào đó là văn hóa ngoại lại (phương Tây) ngày một phổ biến đã ảnh hưởng lớn đến đời sống giới trẻ Việt Nam”. Anh/Chị có nhận định gì? Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa Vật chất – Ý thức để giải quyết? Trả lời: