Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

PHÂN TÍCH QUAN NIỆM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC., High school final essays of Political Philosophy

Từ lý luận của chủ nghĩa Mác-lênin, Đảng ta đã rút ra bài học kinh nghiệm đường lối của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng các quy luật khách quan. Quốc gia chúng ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lý do sự phát triển kinh tế mạnh mẽ bắt nguồn từ mối quan hệ nào? Mối quan hệ giữa phép biện chứng duy vật nắm ý thức và vật chất tác động đến kinh tế như thế nào? Và sự thành bại, phát triển hay chậm phát triển của bất kỳ nền kinh tế nào có lập trường triết học đúng đắn. Là một sinh viên kinh tế để góp một phần nhỏ vào đổi mới toàn cầu, sớm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển xây dựng và thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Với nhận thức này và muốn biết thêm về hiện trạng nền kinh tế việt nam vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và tinh thần thức tỉnh.

Typology: High school final essays

2022/2023

Uploaded on 06/12/2024

minh-anh-nguyen-36
minh-anh-nguyen-36 🇺🇸

1 document

1 / 15

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download PHÂN TÍCH QUAN NIỆM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC. and more High school final essays Political Philosophy in PDF only on Docsity! TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -----0O0----- BÀI TẬP LỚN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN ĐỀ TÀI SỐ 3: PHÂN TÍCH QUAN NIỆM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC. LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN. Họ, tên SV: Trần Lan Anh Mã sinh viên: 11220607 Lớp: Triết học Mác – Lenin (122) – 30 Khóa: K64 GĐ: [D 204] Hà Nội – 11/2022 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………...3 NỘI DUNG………………………………………………………………………...4 1. Quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.4 1.1 Vật chất…………………………………………………………………4 1.1.1 Định nghĩa………………………………………………………..4 1.1.2 Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất………………...5 a) Phương thức tồn tại của vật chất……………………………5 b) Hình thức tồn tại của vật chất……………………………….6 c) Tính thống vật chất của thế giới……………………………..6 1.2 Ý thức…………………………………………………………………...7 1.2.1 Nguồn gốc của ý thức…………………………………………….7 1.2.2 Bản chất của ý thức………………………………………………8 1.2.3 Kết cấu của ý thức………………………………………………..9 1.3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức………………………………….9 1.3.1 Vật chất quyết định ý thức………………………………………9 a) Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức…………...……..9 b) Vật chất quyết định nội dung của ý thức……………………9 c) Vật chất quyết định bản chất của ý thức…………………..10 d) Vật chất quyết định đến sự vận động và phát triền của ý thức………………………………………………………..10 1.3.2 Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất..10 2. Ý nghĩa phương pháp luận……………………………………………….11 3. Liên hệ thực tiễn…………………………………………………………..12 KẾT LUẬN………………………………………………………………………14 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….15 2 - Thứ hai, vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan. Vật chất tồn tại khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức của con người. “Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vật chất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất. Con người có nhận thức được hay không nhận thức được vật chất thì vật chất vẫn tồn tại. - Thứ ba, vật chất được đem lại cho con người cảm giác, được cảm giác của chúng ta ghép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Có thể hiểu rằng vật chất là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh. 1.1.2 Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất a) Phương thức tồn tại của vật chất Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì vận động là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất; do đó, nó tồn tại vĩnh viễn, không thể tạo ra và không bị tiêu diệt. - Nguồn gốc của vận động nằm trong ngay bản thân sự vật, bản thân vật chất => Vận động của vật chất là tự vận động. Hình thức vận động của vật chất rất đa dạng. Dựa vào các thành tựu khoa học của thời đại mình, Ph. Ăngghen đã chia vận đọng của vật chất thành 5 hình thức cơ bản: - Vận động cơ giới là hình thức vận động đơn giản nhất, bao gồm những sự biến đổi về vị trí của các vật thể trong không gian. - Vận động vật lý là những sự biến đổi của nhiệt, điện, từ trường, các hạt cơ bản, ... - Vận động hoá là những sự biến đổi của các chất vô cơ, hữu cơ trong các quá trình phản ứng hoá hợp và phân giải của chúng. - Vận động sinh vật là các quá trình biến đổi của các chất đặc trưng cho sự sống. VD: Sự lớn lên của các cơ thể sống nhờ quá trình không ngừng trao đổi chất của cơ thể sống và môi trường, sự biến đổi của cấu trúc gen, 5 sự phát sinh các giống loài mới trong quá trình phát triển của chúng,... - Vận động xã hội là tất thảy các quá trình biến đổi của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đạo đức... của đời sống xã hội loài người. * Đứng im: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đứng im là trạng thái ổn định về chất của sự vật, hiện tượng trong những mối quan hệ và sự kiện cụ thể, là hình thức biểu hiện sự tồn tại thực sự của các sự vật, hiện tượng và là điều kiện cho sự vận động chuyển hóa của vật chất. Đứng im chỉ có tính tạm thời và được bao hàm trong sự chuyển động không ngừng của vật chất. Vận động và đứng im tạo nên sự thống nhất biện chứng của các mặt đối lập trong sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng, nhưng vận động là tuyệt đối, còn đứng im là tương đối. b) Hình thức tồn tại của vật chất Trong thế giới của chúng ta, không gian thực tế có ba chiều, còn thời gian chỉ có một chiều từ quá khứ đến tương lai. Chúng mang tính khách quan, vĩnh cửu và vô tận. - Không gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động về mặt vị trí, quảng tính, kết cấu - Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động về mặt độ dài diễn biến, sự kế tiếp nhau của quá trình. V.I.Lenin viết: “ Trong thế giới không có gì ngoài vật chất đang vận động và vật chất đang vận động không thể vận động ở đâu ngoài không gian và thời gian ”. Không gian và thời gia là hai hình thức tồn tại khác nhau của vật chất nhưng thực chất là 1 thể thống nhất không gian – thời gian. c) Tính thống nhất vật chất của thế giới Dựa vào sự phát triển của hoạt động thực tiễn và khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng chứng minh rằng, bản chất của thế giới là vật chất và thế giới thống nhất ở tính vật chất. Điều này được thể hiện trong những điểm cơ bản sau: 6 - Một là, thế giới vật chất tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người. - Hai là, mọi sự vật hiện tượng đều có mối liên hệ vật chất thống nhất với nhau, cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan. - Ba là, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, không do ai sinh ra và cũng không tự mất đi. Mọi sự vật của thế giới luôn vận động và chuyển hóa lẫn nhau. Ph. Ăngghen kết luận: “Tính thống nhất thực sự của thế giới là tính vật chất của nó, và tính vật chất này được chứng minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà bằng sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên”. 1.2 Ý thức 1.2.1 Nguồn gốc của ý thức Theo quan điểm duy vật biện chứng, ta có thể thấy: Ý thức xuất hiện là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên và lịch sử loài người. - Nguồn gốc tự nhiên (điều kiện cần) được thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con người và hoạt động của bộ óc đó cùng với mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan; trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người tạo ra quá trình phản ánh sáng tạo, năng động. + Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc. Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc. Điều này lý giải tại sao quá trình tiến hóa của loài người cũng là quá trình phát triển năng lực của nhận thức, của tư duy và tại sao đời sống tinh thần của con người bị rối loạn khi sinh lý thần kinh của con người không bình thường do bị tổn thương bộ óc. + Tất cả các dạng vật chất đều có thuộc tính phản ánh. Các thuộc tính phản ánh này phát triển từ thấp đến cao tùy theo sự phát triển của thế giới vật chất. Nếu không có thuộc tính phản ánh này thì không thể có ý thức. 7 Phản ánh và sáng tạo là hai thuộc tính không tách rời trong bản chất của ý thức. Sự phản ánh của con người là phản ánh tích cực, tự giác, sáng tạo thông qua thực tiễn. Khác với chủ nghĩa duy vật cũ, xem xét thế giới vật chất như là những sự vật, hiện tượng cảm tính, chủ nghĩa duy vật biện chứng xem xét thế giới vật chất là thế giới của con người hoạt động thực tiễn. Chính thực tiễn là hoạt động vật chất có tính cải biến thế giới của con người - là cơ sở để hình thành, phát triển ý thức, trong đó ý thức của con người vừa phản ánh, vừa sáng tạo, phản ánh để sáng tạo và sáng tạo trong phản ánh. d) Vật chất quyết định đến sự vận động và phát triền của ý thức Như chúng ta thấy mọi sự tồn tại và phát triển của ý thức thì đều gắn liền với quá trình biến đổi của vật chất; vật chất thay đổi thì sớm hay muộn thì ý thức cũng phải thay đổi theo. 1.3.2 Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất Điều này được thể hiện ở những khía cạnh sau: - Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức: Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con người, do vật chát sinh ra, nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đời sống” riêng, có quy luật vận động, phát triển riêng. Ý thức có thể thay đổi nhanh, chậm, đi song hành so với hiện thực, nhưng nhìn chung nó thường thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế giới vật chất. - Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người: Nhờ họat động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những đỉều kiện, hoàn cảnh vật chất, thậm chí còn tạo ra “thiên nhiên thứ hai” phục vụ cho cuộc sống của con người. Con người dựa trên nhũng tri thức về thế giới khách quan, hiểu biết những quy luật khách quan, từ đó đề ra mục tiêu, phương hướng, bỉện pháp và ý chí quyết tâm để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác định. Đặc biệt là ý thức tiến bộ, cách mạng một khi thâm nhập vào quần chúng nhân dân - lực lượng vật chất xã hội, thì có vai trò rất to lớn. “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý 10 luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”. - Thứ ba, vai trò của ý thức: Thể hiện qua việc chỉ đạo hoạt động, hành động của con người; nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại. Khi phản ánh đúng hiện thực, ỷ thức có thể dự báo, tiên đoán một cách chính xác cho hiện thực, có thể hình thành nên nhũng lý luận định hướng đúng đắn và được đưa vào quần chúng sẽ góp phần động viên, cổ vũ, khai thác mọi tiềm năng sáng tạo, từ đó sức mạnh vật chất được nhân lên gấp bội. Ngược lại, ý thức có thể tác động tiêu cực khi nó phản ánh sai lạc, xuyên tạc hiện thực. - Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức càng to lớn, nhất là trong thời đại thông tin, kinh tế tri thức, thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của tri thức khoa học, tư tưởng chính trị, nhân văn là hết sức quan trọng. Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn, nhưng nó không thể vượt quá tính quy định của những tiền đề vật chất đã xác định, phải dựa vào các điều kiện khách quan và năng lực chủ quan của các chủ thể hoạt động. 2. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN Trên cơ sở quan điểm mối quan hệ biện chứng giữa vật chất với ý thức, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã xây dựng nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, chung nhất đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Nguyên tắc đó là: Tất cả các hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan. Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan là xuất phát và có thái độ tôn trọng đối với hiện thực khách quan. Về căn bản, con người phải tôn trọng, nhận thức và hành động theo quy luật, cần tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần của con người, xã hội. Để thực hiện được, việc này đòi hỏi trong suy nghĩ và hành động, con người phải bắt nguồn từ hiện thực khách quan để định rõ mục đích, đưa ra đường lối chiến lược, chủ trương, 11 chính sách, phương pháp một cách đúng đắn; phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở; phải tìm ra tổ chức và xây dựng những nhân tố vật chất thành lực lượng vật chất để hành động. Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động, sáng tạo ấy. Điều này đòi hỏi con người phải tôn trọng kiến thức khoa học, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, tích cực học tập, nghiên cứu để làm chủ tri thức. 3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong cuộc sống học tập của sinh viên: - Thứ nhất, vì vật chất quyết định ý thức nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan. Đầu tiên bản thân mỗi ngày phải xác định được các điều kiện khách quan ảnh hưởng đến cuộc sống học tập của bản thân. Là một sinh viên Việt Nam, em nhận thấy rằng điều kiện của đất nước còn khó khăn, cơ sở vật chất vẫn chưa hoàn thiện và hiện đại để đáp ứng nhu cầu của sinh viên, do thiếu thốn về trang thiết bị nên quá trình giảng dạy của giảng viên và quá trình học tập của sinh viên đều bị ảnh hưởng. Mặt khác, mỗi người cần tôn trọng tính khách quan và hành động theo các quy luật mang tính khách quan, thể hiện qua một số hành động như: tuân thủ theo thời khóa biểu của mỗi khóa đã giao cho sinh viên để đi học đúng giờ, tham gia các tiết học đầy đủ đồng thời làm theo những điều giảng viên đã hướng dẫn. Ngoài ra cần phải tuân thủ theo đúng nội quy của nhà trường, chấp hành đúng kỷ luật, đặc biệt là những quy chế về việc cấm thi hộ, học lại. - Thứ hai, vì ý thức có sự tác động trở lại đối với vật chất nên cần phải phát huy tính năng động chủ quan tức là phải phát huy tính tích cực, năng động và sáng tạo của ý thức. Trong kết cấu của ý thức thì tri thức là yêu tố quan trọng nhất. Tri thức là phương thức vận động và tồn tại của ý thức. Chính vì vậy sinh viên phải tích cực trong học tập, chủ động tìm hiểu và khai thác vấn đề, khi học bài không có phụ thuộc vào giảng 12