Download Phân tích về tình cảnh người công nhân ở thế kỷ 19, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân and more Study Guides, Projects, Research Philosophy in PDF only on Docsity! TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA MARKETING -------***------- BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Đề tài 1: Phân tích về tình cảnh người công nhân ở thế kỷ 19 trong cuốn sách “Tình cảnh giai cấp Công nhân Anh” của Ăngghen. Nêu suy nghĩ của anh chị về học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của Mác và ý nghĩa của nó ngày nay. Họ tên: XXX Mã sinh viên; ABC Lớp tín chỉ: D Hà Nội 2022 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................... 3 NỘI DUNG I. Tình cảnh người công nhân ở thế kỷ 19 trong cuốn sách “Tình cảnh giai cấp Công nhân Anh” của Ăngghen. 1.1. Khái niệm về giai cấp công nhân...............................................................,,,..4 1.2. Khái quát chung về tình cảnh công nhân thế kỷ 19........................................4 1.3. Phân tích tình cảnh của giai cấp công nhân ....................................................5 1.3.1. Tình cảnh thể chất........................................................................................5 1.3.2. Tình cảnh tinh thần......................................................................................6 1.3.3. Kết quả.........................................................................................................6 1.4.Những nguyên nhân dẫn đến tình cảnh trên.....................................................7 II. Liên hệ 2.1. Học thuyết về Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ................................9 2.2. Một vài luận điểm cần tiếp tục nghiên cứu và bổ sung phát triển từ học thuyết...................................................................................................................10 2.3. Liên hệ với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam...................12 KẾT LUẬN.........................................................................................................15 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................16 2 Từ khi áp dụng công nghệ kĩ thuật vào sản xuất, tình cảnh của những người công nhân có những thay đổi lớn. Phát minh đầu tiên làm thay đổi sâu sắc tình cảnh của người lao động Anh là máy Jenny của anh thợ dệt James Hargreaves ở Stanhill (năm 1764). Nhờ vậy, có thể sản xuất được rất nhiều sợi hơn trước. Điều đó làm cho năng suất tăng, chi phí giảm xuống, người ta cần nhiều thợ dệt hơn, và tiền công thợ dệt tăng lên, đời sống được cải thiện. Nhờ có những phát minh về sau mỗi năm một hoàn thiện ấy, lao động bằng máy móc đã thắng lao động bằng chân tay trong các ngành chủ yếu của công nghiệp Anh. Kết quả là: một mặt những hàng hóa công xưởng giảm giá nhanh chóng, thương nghiệp và công nghiệp phồn thịnh. mặt khác, giai cấp vô sản tăng lên còn nhanh hơn nhiều về số lượng. Cũng từ đó, giai cấp công nhân mất mọi tài sản, mất mọi niềm tin vào công ăn việc làm, phong tục đồi bại, chính trị rối ren. Nhưng cũng do đó mà sinh lòng phẫn nộ sâu sắc của toàn thể giai cấp công nhân, từ Glasgow đến London, đối với những kẻ giàu có đã bóc lột có hệ thống những người lao động, rồi sau đó lại nhẫn tâm bỏ mặc thây họ. “Lòng phẫn nộ ấy chẳng bao lâu nữa (người ta hầu như có thể tính trước được) sẽ bùng nổ thành một cuộc cách mạng, mà nếu đem so sánh với cuộc cách mạng đó thì cuộc cách mạng Pháp đầu tiên và năm 1794 chỉ là một trò chơi trẻ con”. 1.3. Phân tích tình cảnh của giai cấp công nhân Chúng ta hãy nghiên cứu kỹ hơn xem cuộc chiến tranh xã hội đã đặt giai cấp không có của vào tình cảnh như thế nào. Hãy xem rốt cuộc xã hội đã trả công cho người lao động bằng nhà ở, quần áo và ăn uống như thế nào để đền bù công việc họ đã làm; hãy xem xã hội đã đảm bảo cho những người đóng góp nhiều nhất vào sự sinh tồn của nó một cuộc sống như thế nào? 1.3.1. Tình cảnh thể chất Nơi ở của những người công nhân là những khu nhà ổ chuột- những căn nhà tồi tàn nhất trong khu tồi tàn nhất của thành phố. Đường phố bẩn thỉu, có nhiều ổ gà, đầy rác rưởi và xác sinh vật, không có cống rãnh thoát nước, nhiều vũng nước hôi thối, các cửa đều hỏng. Đồ đạc thường tồi tàn hoặc không có gì cả. Nhiều khi cả một gia đình chỉ có một ổ rơm để ngủ, đàn ông, đàn bà, già, trẻ ngủ lẫn lộn với nhau.Tạp chí "Artisan" đã nhận xét về thành phố đó như sau: "Ở đây, giai cấp công nhân chiếm chừng 78% tổng số cư dân (gần 300.000 người), họ ở những khu phố còn nghèo nàn và ghê tởm hơn cả những hang ổ tồi tệ nhất ở St. Giles và ở Whitechapel, những vùng ngoại ô ở Dublin và những wynds ở Edinburgh”. Đấy là nơi ăn chốn ở của những người nghèo nhất trong những người nghèo, những người lao động ít lương nhất, họ sống lẫn lộn với kẻ cắp, với bọn bịp bợm, với những nạn nhân của tệ bán dâm... 5 Cùng với nhà ở thì việc ăn mặc và ăn uống của công nhân nói chung cũng rất thảm thương, phần lớn quần áo của họ chỉ là những mớ giẻ rách. Quần áo bằng những mụn vải rách nát, cởi ra mặc vào là việc hết sức khó khăn, chỉ tiến hành trong những ngày lễ, hoặc những trường hợp đặc biệt long trọng. Thức ăn nói chung rất tồi, thường là hầu như không thể ăn được; nhiều khi, ít ra cũng là thỉnh thoảng, không đủ số lượng; và tệ nhất thì có cả người chết đói. Và từ đó, bệnh phổi là kết quả tất yếu của tình cảnh ấy. Trên thực tế, đó là bệnh thường gặp nhất trong công nhân vì không thể đáp ứng những điều kiện sống cơ bản để có một cơ thể khỏe mạnh. 1.3.2. Tình cảnh tinh thần Một đều đáng nói là sự thiếu giáo dục ở giai cấp công nhân. Nếu giai cấp tư sản chỉ chăm lo đến đời sống của công nhân, trong chừng mực những cái cần thiết nhất; thì cũng không nên lấy làm lạ là chúng chỉ thí cho công nhân chút ít giáo dục, vừa đủ để đáp ứng lợi ích của chúng. Các trường học ban ngày mà giai cấp công nhân có thể đến thì rất hiếm, chỉ rất ít người có thể lui tới, vả lại những trường ấy rất tồi tàn; giáo viên là những công nhân đã mất sức lao động, hoặc là những người chẳng làm được gì, phải đi dạy học để kiếm ăn, đa số họ còn thiếu cả những kiến thức cơ sở cần thiết nhất. Không nơi nào có phổ cập giáo dục; trong công xưởng, như ta sẽ thấy, phổ cập giáo dục chỉ có trên danh nghĩa, và trong kì họp năm 1843, khi chính phủ muốn hiện thực hóa việc phổ cập trên danh nghĩa ấy, thì giai cấp tư sản công nghiệp đã cực lực phản đối, dù công nhân ủng hộ mạnh mẽ việc bắt buộc đi học. Ngoài ra, có rất nhiều trẻ em làm việc cả tuần tại xưởng hoặc ở nhà, nên cũng không thể đi học. Còn các trường buổi tối dành cho những người bận làm việc ban ngày, thì hầu như chẳng ai học, và chẳng đem lại ích lợi gì. Đòi hỏi những công nhân trẻ, đã làm kiệt sức suốt mười hai giờ liền, tối đến lại đi học từ tám giờ đến mười giờ, thì thật quá đáng. Những ai đi học thì phần lớn đều ngủ ngay trong giờ, điều này được xác nhận qua hàng trăm chứng cớ trong "Báo cáo của tiểu ban điều tra về lao động trẻ em". Công nhân bị chèn ép, cạnh tranh cao: họ bị giai cấp tư sản đối xử như súc vật, chứ không còn là con người nữa. Thực ra, họ không được coi như là những con người, mà chỉ là những cái máy làm việc, phục vụ cho một số ít nhà quý tộc, là những kẻ cho đến bây giờ vẫn chi phối lịch sử. 1.3.3. Kết quả Sự suy đồi, lạc trụy trong đạo đức của những người công nhân diễn ra một cách nghiêm trọng. Có nhiều sự tiêu cực chúng ta có thể nhìn nhận: Tỉ lệ phạm tội tăng cao. Trong 37 năm (1805-1842), số vụ bắt giam đã tăng bẩy lần. Trong số vụ bắt giam năm 1842, riêng Lancashire có 4497 vụ, tức 6 là hơn 14%, và ở Middlesex (bao gồm cả London) có 4049 vụ, tức là hơn 13%. Vậy, ta thấy rằng chỉ riêng hai khu vực có những thành phố lớn, đông đảo dân vô sản, đã có tới trên 1/4 tổng số vụ phạm tội của cả nước, tuy rằng dân số ở đó còn xa mới bằng 1/4 tổng số dân cả nước. Tệ nghiện rượu, tính dâm đãng trong quan hệ nam nữ cũng là một vấn đề tiêu cực. Giai cấp tư sản bắt họ chịu đựng nhiều nặng nhọc và đau khổ, chỉ dành cho họ hai thú vui ấy. Vì vậy, công nhân dốc toàn bộ nhiệt tình vào hai thú vui ấy, để truy hoan vô độ và hỗn loạn, để ít ra cũng được hưởng chút gì của cuộc sống. Hoặc có người bán dâm để sống qua ngày bằng những đồng tiền của giai cấp tư sản. Những nhà chật hẹp ngày đêm lúc nào cũng chật ních người ấy không những có hại cho sức khoẻ mà còn có hại đến đạo đức của cư dân. Một bài báo viết:"Ở Leeds chúng tôi đã thấy nhiều anh chị em và những người thuê nhà xa lạ cả nam lẫn nữ, cùng ngủ chung trong một phòng với cha mẹ; do đó mà sinh ra những hậu quả hễ người ta nghĩ đến là rùng mình". Trong tình cảnh cùng cực ấy vẫn toát lên lòng nhân đạo của người công nhân thế kỉ 19, được thể hiện ở nhiều hình thức tốt đẹp và tích cực khác. Bản thân họ cũng từng phải chịu số phận ngặt nghèo, nên họ cảm thông với những người khổ cực. Công nhân ít thành kiến hơn nhiều, dễ tiếp thu hiện thực hơn nhiều, và không nhìn mọi thứ qua lăng kính lợi ích cá nhân. Họ nhân không hề có tư tưởng sùng bái đồng tiền, không tham lam như người tư sản. Sự thiếu giáo dục giúp công nhân tránh khỏi những thiên kiến tôn giáo; vì không hiểu gì về những vấn đề tôn giáo. Tóm lại, cư dân các thành phố lớn chủ yếu là công nhân. những công nhân đó bản thân không có chút tài sản gì đáng kể, chỉ sống bằng tiền lương và hầu hết là luôn chỉ vừa đủ ăn; cái xã hội gồm những nguyên tử rời rạc ấy hoàn toàn không quan tâm đến họ, mặc cho họ tự nuôi lấy mình và gia đình, nhưng lại không cấp cho họ phương tiện để có thể thường xuyên và thật sự giải quyết những nhu cầu ấy. Vậy, có thể hình dung tình cảnh của giai cấp công nhân ở các thành phố lớn như một cái thước đo. Nếu một đôi nơi có như vậy, nếu về đại thể, có một đôi ngành nào đó có ưu thế hơn so với các ngành khác, thì ở mọi ngành, tình cảnh của người lao động vẫn là hết sức bấp bênh; và mỗi người công nhân đều có thể phải trải qua toàn bộ các bậc thang ấy, từ mức tiện nghi tương đối dễ chịu đến mức cực kỳ nghèo khổ, thậm chí đến mức chết đói, hầu như mỗi người vô sản Anh đều có thể nói chuyện rất nhiều về những rủi ro của đời mình. Bây giờ chúng ta hãy xét tỉ mỉ hơn những nguyên nhân của tình trạng ấy. 1.4. Những nguyên nhân dẫn đến tình cảnh trên 7 cấp thống trị, chiếm lấy chính quyền nhà nước. Giai đoạn thứ hai: giai cấp vô sản dùng sự thống trị của mình để từng bước đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tiến hành cách mạng xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân lao động, tiếp thu lý luận khoa học cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin để thành lập nên chính đảng tiên phong của mình và sẵn sàng đấu tranh khi có thời cơ cách mạng. Để có một cái nhìn khách quan và khoa học, để có một sự nhận thức thống nhất về khái niệm giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó, tất yếu phải trở về với thế giới quan, phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin. Muốn nhận biết giai cấp cần phải dựa vào phương thức lao động của tập đoàn người trong một hệ thống sản xuất nhất định. C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (cũng như giai cấp tư sản trước kia) phụ thuộc vào tập đoàn người đó có đại diện cho một lực lượng tiến bộ nhất của thời đại hay không. Đây cũng là tiêu chí, là cơ sở để phân biệt giai cấp công nhân với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Hai ông còn khẳng định: khi đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển cùng với sự lớn lên của giai cấp tư sản là một đội quân lớn mạnh của những người vô sản (tức giai cấp vô sản). Giai cấp vô sản sinh ra trong nền đại công nghiệp, lớn lên cùng nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa và là lực lượng trực tiếp sử dụng công cụ sản xuất hiện đại, vận dụng các tri thức khoa học công nghệ của xã hội hiện đại. Quá trình xã hội hóa lực lượng sản xuất nhanh chóng mâu thuẫn với tính trì trệ bảo thủ của quan hệ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Một trong những điểm nhấn quan trọng của Tuyên ngôn là C.Mác và Ph.Ăngghen đã tiến hành luận chứng cho sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản. Theo các ông, trong thời đại ngày nay, với tư cách là “sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”, giai cấp vô sản không chỉ trở thành “giai cấp đang nắm tương lai trong tay”, mà còn là “giai cấp thực sự cách mạng” nhất và chính nền sản xuất TBCN đã đưa họ lên địa vị đó, lên vũ đài lịch sử với tư cách lực lượng cách mạng hùng hậu và không điều hòa với toàn bộ chế độ lao động làm thuê. Sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản phải do chính giai cấp vô sản thực hiện. Song, giai cấp vô sản tiến hành cách mạng nhằm lật đổ giai cấp tư sản và CNTB không chỉ vì sự nghiệp giải phóng mình, mà còn thực hiện một sứ mệnh cao cả nữa, mang đậm tính nhân văn cộng sản chủ nghĩa là giải phóng toàn thể nhân loại cần lao vĩnh viễn thoát khỏi mọi ách áp bức, bóc lột. 2.2. Một vài luận điểm cần tiếp tục nghiên cứu và bổ sung phát triển từ học thuyết 10 Chủ nghĩa Mác - Lênin và lý luận về giai cấp công nhân, sứ mệnh lịch sử cũng như nhiều ngành khoa học khác đều đứng trước thách thức của thời đại bùng nổ thành tựu của khoa học - công nghệ và chịu sự giám định, khảo nghiệm của thực tiễn. Tri thức luôn được xác định bởi hoàn cảnh lịch sử và luôn là những chân lý tương đối. Nhân loại coi đó là một trong những quy luật phát triển của khoa học. Theo đó cũng có một số luận điểm nhận định liên quan đến lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã bị thực tế vượt qua và cần phải điều chỉnh. Thời gian qua, có ba xu hướng phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Thứ nhất, gần đây, trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học - công nghệ (KHCN) hiện đại, các học giả của thuyết kỹ trị cho rằng, sự xuất hiện ngày càng nhiều “robot thông minh”, “trí tuệ nhân tạo” khiến người máy đang dần thay thế con người. Điều đó khiến người lao động vốn từ chỗ là chủ thể của quá trình sản xuất đang bị gạt ra bên lề quá trình sản xuất ấy, trở thành nhân tố đóng vai trò thứ yếu. Biểu hiện của sự thay đổi này là thay vì cần đến nhiều nhân công để lao động, sản xuất thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp chỉ cần ít nhân công. Thay vì trả lương cho nhân công, các doanh nghiệp đầu tư vào máy móc, công nghệ. Do đó, các nhà kỹ trị cho rằng đã đến lúc cần xem xét lại quan điểm của C.Mác về vai trò, vị trí trung tâm, có ý nghĩa quyết định của người lao động trong hoạt động sản xuất vật chất. Thứ hai, có một số luận điệu cho rằng, giai cấp công nhân đã hoàn thành sứ mệnh của mình trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc. Ngày nay, trong điều kiện hòa bình, hội nhập, thời kỳ của các cuộc cách mạng KHCN, vai trò đó phải thuộc về đội ngũ trí thức, những nhà khoa học. Chỉ có những nhà khoa học, trí thức mới có thể làm chủ được xã hội, đưa đất nước phát triển hiện đại, văn minh. Thứ ba, có quan điểm cho rằng, trong xã hội tư bản hiện đại, đời sống của giai cấp công nhân không còn cơ cực như trước. Ở nhiều công ty, người công nhân đã có cổ phần, cổ phiếu nên họ không còn là giai cấp vô sản nữa. Vì thế, mẫu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản cũng không còn mang tính chất đối kháng như trước đây. Vì thế, giai cấp công nhân cũng không còn cần đến sứ mệnh lịch sử của mình là “đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản” như C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng khẳng định trong Tuyên ngôn. Có thể nhận thấy, cả ba xu hướng trên đều căn cứ vào sự phát triển của xã hội hiện đại mà thời của C.Mác và Ph.Ăngghen chưa có được để phủ nhận tính đúng đắn trong quan điểm về vai trò quyết định của người lao động trong hoạt động sản xuất vật chất cũng như sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Không thể phủ nhận được ngày nay những thành tựu của KHCN hiện đại với sự ra đời của người máy đã thay thế không chỉ những công việc nặng nhọc, những hoạt động cơ bắp, mà còn có thể thay thế cho cả những hoạt động tinh vi, phức tạp của con người. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người lao động trở thành 11 yếu tố thứ yếu, đứng bên ngoài quá trình sản xuất. Thực tế cho thấy, kỹ thuật, công nghệ hiện đại dù năng động và cách mạng đến mấy cũng chỉ là sản phẩm do bàn tay và khối óc của con người làm ra và chịu sự điều khiển, giám sát của con người. Vì vậy, trong bất cứ thời đại nào, kể cả thời đại của khoa học – công nghệ hiện đại, người lao động hay nói cụ thể hơn là giai cấp công nhân vẫn đóng vai trò quyết định hoạt động sản xuất vật chất. Ngoài ra, ngày nay, lao động trí tuệ ngày càng có vai trò to lớn trong lao động sống của công nhân hiện đại. Ph.Ăngghen trong Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh (1845) có đề cập đến những hiểu biết rộng rãi của những người vô sản, những quan niệm không bị ràng buộc bởi thiên kiến tôn giáo và dân tộc ở họ; những tri thức mà lớp “công nhân công xưởng” vận dụng khi sản xuất công nghiệp...Tuy vậy, xu thế “trí tuệ hóa” của giai cấp công nhân chỉ được bộc lộ rõ hơn trong những cuộc cách mạng công nghiệp gần đây. Mặc dù tầng lớp trí thức đang gia tăng nhanh chóng về số lượng, ngay cả bản thân giai cấp công nhân cũng diễn ra xu hướng trí thức hóa ngày càng mạnh mẽ nhưng điều đó không có nghĩa là tầng lớp trí thức thay thế sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. C.Mác, Ph.Ăngghen và cả V.I.Lênin sau này cũng nhận thấy vai trò to lớn của tầng lớp trí thức trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân nhưng do phương thức lao động quy định và vai trò trong hệ thống sản xuất xã hội, tầng lớp trí thức không có hệ tư tưởng nên không thể giữ vai trò lãnh đạo xã hội. V.I.Lênin cho rằng: “So với giai cấp công nhân thì giới trí thức bao giờ cũng có nhiều tính chất cá nhân chủ nghĩa hơn, ấy là do những điều kiện cơ bản của đời sống và công tác của họ không cho phép họ thống nhất lực lượng một cách trực tiếp và rộng rãi, không cho họ được giáo dục trực tiếp trong lao động tập thể có tổ chức”. Hơn nữa, trong lòng xã hội tư bản, đời sống của người lao động tuy có được cải thiện, nhưng số người bị “hất” ra hè phố, số người nghèo khổ vẫn ngày càng tăng. Ta khẳng định được rằng chủ nghĩa tư bản sẽ không bao giờ thay đổi bản chất của họ nên giai cấp công nhân cũng sẽ vẫn còn sứ mệnh lịch sử to lớn trong việc đấu tranh giải phóng giai cấp mình và tiến tới giải phóng toàn xã hội. Từ đó có thể thấy học thuyết vẫn có giá trị lớn lao hiện nay. Tuy nhiên tri thức cần thay đổi để phù hợp với thời thế. Những ý kiến trên cho thấy sự phát triển của xã hội hiện đại mà thời của C.Mác và Ph.Ăngghen chưa có được để phủ nhận tính đúng đắn trong quan điểm về vai trò quyết định của người lao động trong hoạt động sản xuất vật chất cũng như sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. 2.3. Liên hệ với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam Vận dụng học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của C.Mác và Ph. Ăngghen vào Việt Nam là chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã đề xuất bổ sung cho “chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông...”. Người khẳng định, cùng với động lực đấu tranh giai 12 chất và là đại biểu cho xu thế tiến bộ, văn minh mà nhân loại hướng tới. Vì thế, học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của C.Mác vẫn còn nguyên giá trị. Việc nghiên cứu đầy đủ những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và vận dụng ở Việt Nam sẽ khẳng định sức sống của học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của C.Mác và bổ sung, phát triển học thuyết này ở Việt Nam hiện nay. Cùng với xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, bảo vệ giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nhằm góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra. với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. KẾT LUẬN Từ các phân tích trên về Tình cảnh giai cấp công nhân thế kỉ XIX và sứ mệnh của giai cấp công nhân ngày nay cho ta thấy: Tình cảnh của người công nhân thế kỉ trước vô cùng khổ cực và nó cũng là tiền đề để giai cấp công nhân đấu tranh giành lại quyền lợi cho chính mình, tìm ra sứ mệnh của họ; và cho thấy ý nghĩa của sứ mệnh đối với ngày nay. Nhìn lại tình cảnh của họ thế kỉ XIX ta thấy thấu hiểu và trân trọng những người công nhân hơn nữa. Đây là môt giai cấp tiên tiến, có vai trò to lớn trong lịch sử phát triển xã hội, là một lực lượng tiên phong trong công cuộc cải tạo khoa học công nghệ vào sản xuất của xã hội. Mỗi cá nhân trong xã hội cần không ngừng bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm về giai cấp, về nhận thức xã hội để nâng cao tri thức văn hoá của mình, giúp cho giai cấp công nhân luôn là giai cấp nòng cốt cho sự phát triển của xã hội. Cho đến nay, học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của C.Mác vẫn có giá trị lớn lao. Nó không chỉ là vũ khí lý luận sắc bén cho giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để giải phóng giai cấp mình và toàn xã hội, mà hiện nay, nó còn là cơ sở lý luận quan trọng để chúng ta đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận giá trị chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhìn lại những quan điểm của các nhà kinh điển để chúng ta càng thêm vững tin vào con đường đã chọn, vững tin vào giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin - cấu phần quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta. 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS. TS Hoàng Chí Bảo chủ biên và các tác giả (2019), Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa học, NXB Chính trị Quốc gia Sự Thật. 2. F. Engels, 1844-1845, Tình cảnh giai cấp công nhân Anh, C. Mác - Ph. Ăng-ghen Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 1995, t.2, có tham khảo một số tài liệu khác. 3. PGS, TS Nguyễn An Ninh, 15/03/2021,Tư tưởng Ph.Ăngghen về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân - Giá trị và những vấn đề cần bổ sung, phát triển hiện nay. http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/3506- tu-tuong-phangghen-ve-su-menh-lich-su-cua-giai-cap-cong-nhan-gia-tri- va-nhung-van-de-can-bo-sung-phat-trien-hien-nay.html 4. TS. Lê Thị Chiên, (23/07/2021), Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” và ý nghĩa thời đại, Trang thông tin điện tử Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Trị. http://congdoan.quangtri.gov.vn/Tuyen-truyen-giao-duc/su-menh-lich-su- cua-giai-cap-cong-nhan-trong-tuyen-ngon-cua-dang-cong-san-va-y-nghia- thoi-dai-2403.html 16