Download Tham khảo Triết học Mác Lênin and more Schemes and Mind Maps Philology in PDF only on Docsity! ĐỀ CƯƠNG TRIẾT HỌC Nội dung 1: Vấn đề cơ bản triết học: - Theo Angghen, vấn đề cơ bản lớn nhất của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại. Vấn đề này được gọi là vấn đề cơ bản của triết học bơi 2 lẽ : + Thứ nhất : nó nảy sinh cùng với sự ra đời của triết học và tồn tại trong tất cả các trường phái triết học cho tới tận ngày nay. + Thứ hai : giải quyết vấn đề này là cơ sở là cơ sở để giải quyết tất cả các vấn đề triết học khác còn lại và là mục tiêu để xác định lập trường thế giới quan của các nhà triết học cũng như các học thuyết của họ. - Vấn đề cơ bản triết học có 2 mặt : + Mặt thứ nhất (bản thể luận) : giữa ý thức và vật chất cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? + Mặt thứ hai ( nhận thức luận) : con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không ? Nội dung 2 : Những tích cực và hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác quan niệm về vật chất. Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận định nghĩa vật chất của Lênin. a) Những tích cực và hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác quan niệm về vật chất : + Tích cực : lấy chính bản thân vật chất giải quyết khái niệm vật chất + Hạn chế : đồng nhất vất chất với những vật cụ thể nên dễ dàng bị chủ nghĩa duy tâm tấn công bằng truy nguyên đưa thế giới quan vào phạm vi hẹp không thể định nghĩa vật chất vì thiếu logic b) Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận định nghĩa vật chất của Lênin : + Nội dung : ● Vật chất là cái khách quan, tồn tại bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy đã được con người nhận thức hay chưa. ● Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên giác quan con người ● Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất. + Ý nghĩa : ● Giải quyết triệt để hai mặt trong vấn đề cơ bản của triết học theo quan điểm của CNDVBC ● Khắc phục triệt để những sai lầm, hạn chế của CNDV trước Mác về phạm trù vật chất; bác bỏ, phủ nhận CNDT và tôn giáo về vấn đề vật chất ● Tạo cơ sở cho các nhà triết học DVBC xây dựng điểm vật chất trong đời sống xã Nội dung 3 : Quan điểm duy vật biện chứng về nguồn gốc bản chất kết cấu của ý thức. a) Nguồn gốc : Ý thức ra đời là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên và xã hội. - Nguồn gốc tự nhiên: + Ý thức là kết quả của quá trình tiến hóa của thuộc tính phản ánh có ở mọi dạng vật chất. + Ý thức là hình thức cao nhất của phản ánh thế giới hiện thực, ý thức là hình thức phản ánh chỉ có ở con người. Ý thức là đặc tính riêng của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người’. + Bộ não người và ý thức : bộ não người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên nó – đó chính là nguồn gốc tự nhiên của ý thức - Nguồn gốc xã hội : ý thức ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc con người nhờ lao động và ngôn ngữ : Nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội. b) Bản chất : + Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người một cách năng động và sáng tạo. Điều này được thể hiện ở chỗ : ● Ý thức cũng là “ hiện thực ”, nhưng đó là hiện thực trong tư tưởng. Đó là sự thống nhất giữa vật chất và ý thức. Trong đó, vật chất là cái được phản ánh, còn ý thức là cái phản ánh ● Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, bởi vì ý thức con người mang tính năng động, sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn ● Phản ánh ý thức là sự phản sáng tạo> Tính sáng tạo của của ý thức rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên đó là sự sáng tạo dựa trên sự phản ánh. c) Kết cấu : - Ý thức là một hiện tượng xã hội – tâm lý có kết cấu hết sức phức tạp. Tùy theo cách tiếp cận mà có nhiều cách phân chia khác nhau : + Theo chiều ngang : bao gồm các yếu tố như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí,… trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi. + Theo chiều dọc : bao gồm các yếu tố như tự ý thức, tiềm thức, vô thức. - Cần phải vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, lĩnh vực cụ thể. Nội dung 7 : Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù cái chung và cái riêng. Nguyên nhân và kết quả : a) Cái riêng và cái chung ● Nội dung: là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật Mác-Lenin[1][2][3] và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa Cái riêng tức phạm trù chỉ về một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định với Cái chung tức phạm trù chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác ● Mối quan hệ: Cái chung chỉ tồn tại và biểu hiện thông qua cái riêng Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung, sự vật, hiện tượng riêng nào cũng bao hàm cái chung. Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng. Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật ● Ý nghĩa phương pháp luận: Chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người bên ngoài cái riêng vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình, nên chỉ. Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng, nên nhận thức phải nhằm tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. Trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lý chung (không hiểu biết lý luận), sẽ không tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động một cách mò mẫm, mù quáng. Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định "cái đơn nhất" có thể biến thành "cái chung" và ngược lại "cái chung" có thể biến thành "cái đơn nhất", nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để "cái đơn nhất" có lợi cho con người trở thành "cái chung" và "cái chung" bất lợi trở thành "cái đơn nhất". b) Nguyên nhân và kết quả: ● Nội dung: Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lenin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng hai phạm trù giữa cái Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó Với: Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra, qua đó phản ánh mối quan hệ hình thành của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan ● Ví dụ: Sự tác động qua lại giữa chiếc dùi và mặt trống là nguyên nhân của tiếng trống kêu. Tiếng trống kêu là kết quả của sự tác động giữa chiếc dùi và mặt trống. ● Mối quan hệ Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân, Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hai hướng: Thúc đấy sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tích cực), hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tiêu cực). Ví dụ: Nhúng một thanh sắt vừa mới nung đỏ vào chậu nước nguội, thì nhiệt độ của nước trong chậu sẽ tang lên. Sau đó, nước trong chậu do tăng nhiệt độ sẽ kìm hãm tốc độ tỏa nhiệt của thanh sắt. Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau:Điều này có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại. ● Ý nghĩa phương pháp luận: Nếu bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó và do nguyên nhân quyết định, thì để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy, nhất thiết phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện của nó; muốn loại bỏ một sự vật hiện tượng nào đó không cần thiết thì phải loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó. Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải có cách nhìn mang tính toàn diện và lịch sử - cụ thể trong phân tích, giải quyết và vận dụng quan hệ nhân - quả. Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhưng không phải con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ trong đầu óc của con người, tách rời thế giới hiện thực. Nội dung 8 : Nội dung, ý nghĩa quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất : a) Nội dung : - LLSX quyết định QHSX: + LLSX là yếu tố động, QHSX là yếu tố tương đối ổn định. QHSX hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng quyết định của LLSX, phụ thuộc vào trình độ phát triển của LLSX. + Khi trình độ LLSX phát triển đến một mức độ nhất định nào đó sẽ mâu thuẫn với QHSX hiện có, đòi hỏi phải hình thành một QHSX mới phù hợp với LLSX phát triển. - QHSX tác động trở lại LLSX: + Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX sẽ tạo điều kiện cho LLSX phát triển, ngược lại, sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX.. + QHSX quy định mục đích sx, ảnh hưởng đến thái độ lao động của người sx ( LLSX). b) Ý nghĩa : - Phát triển lực lượng sản xuất: công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng lực lượng sản xuất tiên tiên. Coi trọng yếu tố con người trong lực lượng sản xuất. - Phát triển nên kinh tế thành phần, đảm bảo sự phù hợp của quạn hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất - Từng bược hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Phát huy vai trò chủ đạo thành phần kinh tế nhà nước. Nâng cao sự quản lý của Nhà nước đối với các thành phần kinh teesa; đảm bảo các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nội dung 9: Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội. Ý nghĩa phương pháp luận a) Quan hệ : Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ biện chứng, thể hiện ở những điểm sau - Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, cơ sở hạ tầng nào thì này sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy. + Cơ sở hạ tầng là cơ sở sản sinh ra kiến trúc thượng tầng tương ứng. Kiến trúc thượng tầng không thể khởi phát từ đâu ngoài cơ sở hạ tầng của nó. Cơ sở hạ tầng như thế nào thì kiến trúc thượng tầng như thế ấy. + Nếu cơ sở hạ tầng có sự thay đổi thì sớm muộn kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo. Quá trình thay đổi đó không chỉ diễn ra trong giai đoạn cách mạng từ hình thái kinh tế – xã hội này sang hình thái kinh tế – xã hội khác, mà còn diễn ra trong bản thân mỗi hình thái kinh tế – xã hội. - Kiến trúc thượng tầng có tính độc lập tương đối và có vai trò tác động trở lại lên cơ sở hạ tầng.