Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Thực hành nghề nghiệp 2 - Kế toán kiểm toán, Summaries of Econometrics and Mathematical Economics

Thực hành nghề nghiệp 2 - Kế toán kiểm toán

Typology: Summaries

2020/2021

Uploaded on 10/27/2024

nhi-nguyen-ngoc-5
nhi-nguyen-ngoc-5 🇻🇳

2 documents

1 / 49

Toggle sidebar

Related documents


Partial preview of the text

Download Thực hành nghề nghiệp 2 - Kế toán kiểm toán and more Summaries Econometrics and Mathematical Economics in PDF only on Docsity! BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHỆP 2 ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY DAI – ICHI LIFE VIỆT NAM GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Oanh SVTH: Nguyễn Ngọc Nhi LỚP: 21DAC01 MSSV: 2121009265 Mã LHP : 2411101044803 TP.HỒ CHÍ MINH THÁNG 3/2024 BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN THỰC HÀNH NGHỀ NGHỆP 2 ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY DAI – ICHI LIFE VIỆT NAM GVHD: ThS.Nguyễn Thị Ngọc Oanh SVTH: Nguyễn Ngọc Nhi LỚP: 21DAC01 MSSV: 2121009265 Mã LHP : 2411101044803 TP.HỒ CHÍ MINH THÁNG 3/2024 LỜI CẢM ƠN  Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Tài chính – Marketing đã tạo điều kiện và cơ sở vật chất, thư viện với đa dạng các tài liệu thuận lợi cung cấp thông tin cho em thuận lợi trong việc tìm kiếm và nghiên cứu thực hành tiểu luận Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Ngọc Oanh đã trực tiếp hướng dẫn, trang bị những kiến thức cần thiết để làm nền tảng giúp em có thể hoàn thiện được bài báo cáo này Và cuối cùng, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc công ty cùng với chị Lê Nguyễn Bảo Trâm và các anh, chị khác trong Công ty Dai – Ichi Life Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, cho em được tiếp xúc, làm việc và huấn luyện trong môi trường năng động, linh hoạt, giúp em giải đáp thắc mắc để nâng tầm hiểu biết, kiến thức thực tế và yêu cầu công việc trong tương lai. Do chưa có kinh nghiệm làm đề tài cũng như còn tồn tại nhiều hạn chế về mặt kiến thức cùng với thời gian thực tập ngắn hạn, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sẽ nhận được những nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ mọi người để em hoàn thiện hơn trong tương lai. Em xin chân thành cảm ơn! TP.HCM. ngày….tháng….năm Sinh viên thực tập Nguyễn Ngọc Nhi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG Từ viết tắt Nghĩa BTC Bộ Tài chính BHNT Bảo hiểm nhân thọ CP Chi phí CPBH, CP QLDN Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp DT Doanh thu ĐVT Đơn vị tính GTGT Giá trị gia tăng HĐKD Hoạt động kinh doanh HĐTC Hoạt động tài chính KT Kế toán LN Lợi nhuận LNKT Lợi nhuận kế toán LNST Lợi nhuận sau thuế LNTT Lợi nhuận trước thuế MTV Một thành viên TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNDN Thu nhập doanh nghiệp TT Thông tư TS Tài sản VCSH Vốn chủ sở hữu DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Biểu tượng công ty Dai – Ichi Life Việt Nam ................................................................ 11 Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động .................................................................................. 13 Hình 1.3: Các sản phẩm của công ty ........................................................................................... 16 Hình 1.4: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty ................................................................................ 18 Hình 1.5: Trình tự ghi sổ theo hình thức sổ nhật ký – sổ cái ......................................................... 24 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Doanh thu theo từng hoạt động giai đoạn 2020 -2022 ................................................... 25 Bảng 2.2: Chi phí theo từng hoạt động của công ty (2020 – 2022) ................................................. 27 Bảng 2.3: Lợi nhuận công ty theo từng hoạt động giai đoạn 2020 - 2022 ....................................... 29 Bảng 2.4: Khả năng thanh toán hiện hành của công ty giai đoạn 2020 - 2022 ................................ 30 Bảng 2.5: Khả năng thanh toán nhanh của công ty giai đoạn 2020 - 2022 ..................................... 30 Bảng 2.6: Các tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản ............................................................................ 31 Bảng 2.7: Các tỷ số lợi nhuận trên doanh thu thuần .................................................................... 31 Bảng 2.8: Các tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty .................................................... 32 Bảng 2.9: Các tỷ số nợ trên tổng tài sản ...................................................................................... 34 Bảng 2.10: Các tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu ............................................................................... 34 Bảng 2.11: Vòng quay tổng tài sản năm 2020 - 2022 ..................................................................... 35 Bảng 2.12: Tỷ suất đòn bẩy giai đoạn 2020 - 2022 ........................................................................ 37 Bảng 2.13: Bảng thể hiện khả năng sinh lời của Dai – Ichi và trung bình ngành năm 2022 ............ 39 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Doanh thu theo từng hoạt động giai đoạn 2020 - 2022 ............................................... 26 Biểu đồ 2.2: Chi phí theo từng hoạt động của công ty (2020 – 2022) ............................................. 28 Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận công ty theo từng hoạt động giai đoạn 2020 - 2022 ................................... 29 Biểu đồ 2.4: Các tỷ số chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2020 – 2022 ...................................................... 33 10 4. Các phương pháp nghiên cứu • Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu: Thu thập trực tiếp các bản báo cáo tại đơn vị thực tập, xử lý có chọn lọc các số liệu cần thiết • Phương pháp so sánh: Kiểm tra về tình hình kết quả kinh doanh của công ty có chuyển biến qua các năm hay không. Từ đó đề xuất các phương án cải thiện kết quả kinh doanh • Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phân tích nội dung thành nhiều mặt, bộ phận theo mối quan hệ, thời gian để nhận thức, khai thác và liên kết các khía cạnh khác nhau từ đó chọn lọc và tổng hợp thông tin mới thích hợp hơn với đề tài kết quả hoạt động kinh doanh • Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, thu thập thông tin từ các nhân viên về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 5. Kết cấu đề tài ❖ Gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Công Ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ Dai-Ichi Chương 2: Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Dai – Ichi Chương 3: Nhận xét và kiến nghị 11 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ DAI – ICHI VIỆT NAM 1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH Dai-ichi Life Việt Nam được thành lập ngày 18 tháng 01 năm 2007 với 100% vốn từ Nhật Bản và là thành viên của The Dai-ichi Life Insurance Company, Limited (“Dai-ichi Life”) - Nhật Bản, một trong những công ty BHNT hàng đầu trên thế giới. Với tiềm lực tài chính vững mạnh và gần 120 năm kinh nghiệm trong ngành bảo hiểm nhân thọ và giá trị nền tảng “khách hàng là trên hết”, Dai – ichi Life luôn nỗ lực cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính tốt nhất, đáp ứng nhu cầu tài chính đa dạng và sự tin tưởng của khách hàng Việt Nam Tuân thủ triết lý kinh doanh mang đậm tính nhân văn từ Nhật Bản “Tất cả vì con người”, bên cạnh hoạt động kinh doanh hiệu quả, Dai-ichi Life Việt Nam còn tích cực khởi xướng và triển khai nhiều dự án, hoạt động từ thiện, thực hiện các hoạt động xã hội ý nghĩa, đóng góp thiết thực vào việc nâng cao chất lượng đóng góp cho cộng đồng và thể hiện cam kết “Gắn bó dài lâu” với đất nước và con người Việt Nam. Ngày 18/01/2017, nhân kỷ niệm 10 năm thành lập, Dai-ichi Life Việt Nam được Bộ Tài chính cấp giấy phép cho tăng vốn hóa lên 117 triệu USD, trở thành một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ có mức vốn hoá lớn nhất thị trường như một minh chứng cho cam kết “Gắn bó dài lâu” với khách hàng Việt Nam. Chỉ sau 15 năm hoạt động, Dai-ichi Life Việt Nam đã xây dựng được nền tảng vững chắc khi đạt 18.650 tỷ đồng tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2021 (tăng 19,4% so với năm 2020) và giữ vững vị trí thứ 3 trong các công ty BHNT hàng đầu tại Việt Nam về thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm. Tính đến ngày 31/12/2021, tổng tài sản do Dai-ichi Life Việt Nam quản lý đạt gần 46.400 tỷ đồng. Dai-ichi đã phục vụ hơn 4 triệu khách hàng thông qua đội ngũ hơn 1.800 nhân viên và 120.000 tư vấn tài chính chuyên nghiệp. Dai-ichi Life Việt Nam tự hào giữ vị trí thứ 3 về mạng lưới phục vụ khách hàng với hệ thống gần 290 văn phòng và tổng đại lý “phủ sóng” rộng khắp 63 tỉnh thành trên toàn quốc (tính đến ngày 31/12/2021). Công ty TNHH MTV An Phát Thịnh Vượng là một văn phòng tổng đại lý thuộc Dai-ichi Life Việt Nam • Một số thông tin cần thiết về công ty như sau: Hình 1.1: Biểu tượng công ty Dai – Ichi Life Việt Nam 12 o Tên đơn vị: Công ty TNHH MTV An Phát Thịnh Vượng o Địa chỉ: 19 Cao Thắng, Phường 2, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh o Giấy phép kinh doanh: 0313449548 – ngày cấp 21/09/2015 o Ngày hoạt động: 22/09/2015 o Mã số thuế: 0313449548 o Số tài khoản: 16910000060067 – Ngân hàng BIDV o Quy mô: Từ 80-120 nhân viên o Giám đốc: Trần Thị Tưởng o Website: www.dai-ichi-life.com.vn o Điện thoại: 02.838.461.886 o Ext: 126 o Fax: 08.38461.986 (Nguồn: Phòng hành chính, 2022) 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động 1.1.2.1. Chức năng • Bảo vệ tài chính trước rủi ro bất ngờ, tiết kiệm và tạo nguồn vốn đầu tư cho tương lai • Hỗ trợ tài chính cho người già về hưu • Tăng sự gắn kết giữa doanh nghiệp với nhân viên • Tạo công ăn việc làm, giảm tình trạng thất nghiệp • Huy động nguồn vốn nhàn rỗi, giúp tăng trưởng kinh tế đất nước 1.1.2.2. Nhiệm vụ • Đạt được niềm tin từ cộng đồng và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng thông qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ • Mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng thông qua việc cung cấp những sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt nhất. • Xây dựng một môi trường làm việc mà ở đó các thành viên trong công ty có điều kiện phát huy mọi khả năng và thể hiện sự độc đáo của riêng mình 1.1.2.3. Lĩnh vực hoạt động Công ty TNHH MTV An Phát Thịnh Vượng chuyên kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ về tài chính và BHNT 15 1.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh • Sản phẩm và Dịch vụ: Daiichi Life Việt Nam cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đa dạng như bảo hiểm nhân thọ cá nhân, bảo hiểm nhóm cho doanh nghiệp và các sản phẩm tiết kiệm đầu tư. • Mạng lưới phân phối: Công ty này có một mạng lưới phân phối rộng khắp toàn quốc bao gồm các điểm bán hàng, đại lý bảo hiểm, và các kênh trực tuyến để tiếp cận khách hàng. • Chất lượng dịch vụ: Daiichi Life Việt Nam chú trọng vào việc cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng cao, bao gồm cả quá trình tư vấn và hỗ trợ sau khi bán hàng. • Công nghệ và số hóa: Công ty này có thể đang chú trọng vào việc áp dụng công nghệ và số hóa để cải thiện trải nghiệm của khách hàng, bao gồm việc cung cấp các ứng dụng di động và các nền tảng trực tuyến để quản lý hợp đồng và thanh toán. • Cam kết đối với cộng đồng: Daiichi Life Việt Nam có thể tham gia vào các hoạt động xã hội và từ thiện, hỗ trợ cộng đồng và phát triển bền vững. • Tuân thủ pháp luật: Công ty này tuân thủ các quy định và luật pháp về hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam. 16 1.2.3. Đặc điểm sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ • An Phúc Hưng Thịnh Toàn Diện Sản phẩm này là giải pháp cho những khách hàng trung niên có nhu cầu tiết kiệm an toàn để tích lũy một khoản tài chính cho tương lai, đặc biệt với những khách hàng cần tiết kiệm để hỗ trợ tài chính cho việc học hành sau này của con cái. Điểm đặc biệt của sản phẩm này là con cái có thể có được quyền ưu tiên tuyển sinh đi du học tại các trường đại học của Úc và Hoa Kỳ thuộc hệ thống đại học Laureat nổi tiếng trên thế giới. • An Tâm Song Hành Đây là sản phẩm dành cho những đối tượng khách hàng mong muốn mệnh giá bảo vệ cho bản thân cao đáp ứng được sự linh hoạt trong việc thanh toán phí để phù hợp với biến động thu nhập và chi tiêu của khách hàng trong tương lai • An Thịnh Đầu Tư Hình 1.3: Các sản phẩm của công ty 17 Đây là sản phẩm rất hữu ích dành cho những khách hàng có nhu cầu mang tiền đi đầu tư vào nhiều kênh khác nhau để thu được giá trị tài khoản cao gấp mấy lần số tiền đã đầu tư với mức lãi suất cao và hấp dẫn. Điểm đặc biệt của sản phẩm này là nếu khách hàng có nhu cầu được bảo vệ thì có thể được bảo vệ đến trọn đời (99 tuổi). Dưới đây là 3 dòng sản phẩm được nhiều khách hàng lựa chọn và tin dùng, ngoài những sản phẩm chính này Dai-ichi Life Việt Nam cũng như An Phát Thịnh Vượng còn đang kinh doanh những sản phẩm bổ sung cũng rất hay và rất ưu việt trong thị trường BHNT hiện nay tại Việt Nam và một số những sản phẩm bổ sung ưu việt ấy bao gồm: • BẢO HIỂM TAI NẠN TOÀN DIỆN NÂNG CAO Sản phẩm nổi bật với quyền lợi bảo hiểm cao với số tiền bảo hiểm có thể lên đến 2 tỷ đồng. Quyền lợi gấp đôi số tiền bảo hiểm trong các trường hợp tai nạn đặc biệt, quyền lợi chi trả thương tật, hỗ trợ nằm viện và có thể bảo vệ cả nhà ba người trên cùng một hợp đồng bảo hiểm • BẢO HIỂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE Sản phẩm đánh đúng nhu cầu được chăm sóc ngay từ đầu của khách hàng, được quan tâm đến sức khỏe với mức chi trả cho mỗi bệnh lên đến tối đa 630 triệu đồng, không tính theo mỗi năm, bảo vệ toàn diện với quyền lợi điều trị nội trú, ngoại trú và chăm sóc răng, cả gia đình được bảo vệ trong cùng một hợp đồng bảo hiểm. Điều đặc biệt ở sản phẩm này là được bảo lãnh thanh toán hoàn toàn viện phí cho mỗi lần thăm khám và điều trị với mạng lưới rộng khắp Việt Nam khi khách hàng đi khám chữa bệnh tại bất kỳ bệnh viện nào thuộc hệ thống bệnh viện của Việt Nam cũng như các bệnh viện quốc tế có liên kết với công ty Dai – Ichi Life Việt Nam. • BẢO HIỂM BỆNH HIỂM NGHÈO CAO CẤP TOÀN DIỆN Sự ưu việt của sản phẩm này được thể hiện từ sự bảo vệ đến 88 bệnh hiểm nghèo và ở nhiều giai đoạn khác nhau; tổng quyền lợi chi trả tối đa có thể lên đến 200% số tiền bảo hiểm và một quyền lợi bảo vệ lâu và dài hạn 20 ❖ Phòng Kế toán Quản trị Rủi ro và Bảo hiểm: • Kế toán hợp đồng bảo hiểm: o Quản lý, bảo quản và ghi nhận thông tin về các hợp đồng bảo hiểm của công ty: lập và cập nhật các hồ sơ hợp đồng, bao gồm thông tin về khách hàng, loại hợp đồng, điều kiện và các điều khoản chi tiết khác. o Xác định và ghi nhận doanh thu từ các hợp đồng bảo hiểm: xác định thời điểm và phương pháp ghi nhận doanh thu dựa trên các nguyên tắc kế toán phù hợp. o Theo dõi và quản lý các chi phí liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm: ghi nhận và phân loại các chi phí phát sinh trong quá trình bảo hiểm, bao gồm chi phí chi trả bồi thường và các chi phí liên quan. o Đánh giá các rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, phân tích dữ liệu và thống kê về rủi ro và tỷ lệ bồi thường • Kế toán quản lý rủi ro: o Phân tích và đánh giá rủi ro: phân tích các yếu tố rủi ro liên quan đến các loại hợp đồng bảo hiểm mà công ty đang hoạt động. Họ đánh giá các yếu tố như tần suất và mức độ nghiêm trọng của rủi ro để định lượng rủi ro tiềm ẩn và rủi ro thực tế. o Thiết lập các biện pháp kiểm soát rủi ro: Dựa trên việc phân tích rủi ro, kế toán quản lý rủi ro hỗ trợ trong việc thiết lập các biện pháp kiểm soát để giảm thiểu hoặc quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Bao gồm việc đề xuất các biện pháp cải thiện trong quy trình và chính sách bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro. o Quản lý dự phòng rủi ro: Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn và dự phòng cần thiết để đảm bảo tính ổn định và khả năng chi trả bồi thường của công ty. o Xác định và theo dõi các chỉ số hiệu suất rủi ro: Để đánh giá hiệu quả của các biện pháp kiểm soát và dự phòng. Điều này giúp công ty đưa ra các điều chỉnh và cải thiện khi cần thiết để tăng cường quản lý rủi ro. ❖ Phòng Kế toán Thuế và Pháp lý: • Kế toán thuế: o Phân tích và đánh giá các quy định thuế: áp dụng đối với công ty bảo hiểm, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế khác. o Tính toán và báo cáo thuế: tính toán số thuế phải nộp theo các quy định thuế áp dụng. Họ chịu trách nhiệm lập báo cáo thuế cho các cơ quan thuế, bao gồm báo cáo thuế hàng tháng, quý và hàng năm, cũng như các tờ khai thuế khác theo yêu cầu của cơ quan thuế. 21 o Theo dõi và quản lý tình hình thuế: Đảm bảo đúng hạn nộp thuế và thanh toán số thuế đúng kỳ hạn, theo dõi các khoản nợ thuế, xử lý các vấn đề liên quan đến các thông báo kiểm tra thuế và thư thông báo thuế. o Hỗ trợ trong tư vấn và chiến lược thuế: Hỗ trợ quản lý trong việc đưa ra các quyết định chiến lược về thuế, cung cấp thông tin và tư vấn về các biện pháp tối ưu hóa thuế, cải thiện cấu trúc thuế và giảm thiểu rủi ro pháp lý liên quan đến thuế. o Tuân thủ và báo cáo về các quy định liên quan đến thuế: Đảm bảo rằng công ty tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật và quy định liên quan đến thuế. Họ thường tham gia vào việc lập và nộp các báo cáo và tờ khai thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế • Kế toán pháp lý: o Xây dựng và duy trì các hồ sơ pháp lý của công ty bảo hiểm: lập và quản lý hồ sơ về hợp đồng bảo hiểm, hồ sơ về các vấn đề liên quan đến luật bảo hiểm và các văn bản pháp lý khác o Kiểm tra và đánh giá rủi ro pháp lý liên quan đến các hoạt động của công ty bảo hiểm: xác định và đánh giá các vấn đề pháp lý tiềm ẩn và tiềm năng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty o Theo dõi và quản lý các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn. o Hỗ trợ quản lý và giải quyết các tranh chấp pháp lý mà công ty bảo hiểm có thể phải đối mặt như việc cung cấp tư vấn pháp lý, tham gia vào quá trình đàm phán và giải quyết tranh chấp, và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật.. ❖ Phòng Kế toán Quản lý Nguồn vốn và Đầu tư: • Kế toán vốn và nguồn vốn: o Quản lý thông tin về vốn và nguồn vốn: bao gồm vốn điều lệ, vốn góp, vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn khác như vay mượn. o Ghi nhận và báo cáo về vốn và nguồn vốn về các giao dịch liên quan đến vốn và nguồn vốn của công ty như việc lập bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính và các báo cáo khác về tình hình vốn và nguồn vốn của công ty. o Tính toán và quản lý các khoản vay mượn: theo dõi lịch trả nợ, tính toán lãi suất, và báo cáo về tình hình nợ vay. o Ghi nhận và theo dõi thông tin về vốn và nguồn vốn của tập đoàn. 22 • Kế toán đầu tư: o Theo dõi và ghi nhận các giao dịch đầu tư: mua bán chứng khoán, bất động sản, cổ phần và các loại tài sản đầu tư khác. o Xác định và tính toán lợi nhuận/ lỗ từ đầu tư: xác định giá trị thị trường của các tài sản đầu tư và tính toán lợi nhuận hoặc lỗ dự kiến từ việc mua bán chúng. o Phân tích hiệu suất đầu tư: Đánh giá lợi ích và rủi ro từ các khoản đầu tư, so sánh hiệu suất của các tài sản đầu tư khác nhau và đưa ra các đề xuất để cải thiện hiệu suất đầu tư. ❖ Phòng Kế toán Nhân sự và Tiền lương: • Kế toán nhân sự: o Quản lý thông tin nhân sự thông tin cá nhân, hồ sơ công việc, quá trình làm việc và các thông tin khác liên quan đến nhân sự. o Xử lý chế độ tiền lương và phúc lợi: tính lương, làm việc ngoài giờ, phụ cấp, thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định của công ty và pháp luật. o Tính toán và đánh giá chi phí nhân sự: chi phí lương, chi phí phúc lợi, các khoản phí và thuế liên quan đến nhân sự. o Báo cáo và thông tin cho quản lý và các bộ phận liên quan: cho quản lý và các bộ phận liên quan, giúp họ có cái nhìn tổng quan về tình hình nhân sự và chi phí liên quan • Kế toán tiền lương: o Xử lý thanh toán tiền lương: theo các chu kỳ thanh toán đã được quy định, bao gồm cả tiền lương cố định và các khoản thưởng, phụ cấp. o Quản lý thông tin nhân viên: bảo quản thông tin cá nhân của nhân viên liên quan đến tiền lương, bao gồm thông tin về hồ sơ cá nhân, hợp đồng lao động, thuế thu nhập cá nhân và các khoản khấu trừ khác. o Tính toán và nộp các khoản thuế liên quan đến tiền lương: như thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản khấu trừ khác theo quy định của pháp luật o Chuẩn bị và phân tích báo cáo về tiền lương. 1.2.5. Chế độ kế toán áp dụng Hệ thống tài khoản Áp dụng theo hệ thống tài khoản của Thông tư 200/2014/TT-BTC 25 Chương 2. THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY DAI – ICHI LIFE 2.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Dai – Ichi trong 3 năm gần đây 2.1.1. Phân tích tình hình doanh thu Doanh thu chủ yếu của công ty đến từ các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ (thu phí bảo hiểm gốc, thu phí nhận tái bảo hiểm, thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, thu phí về dịch vụ đại lý...), doanh thu từ hoạt động tài chính và các thu nhập khác ngoài 2 hoạt động trên. Dưới đây là bảng thể hiện tình hình doanh thu của công ty từ năm 2020 – 2022 : ĐVT: đồng Nhận xét: Trong giai đoạn hoạt động từ năm 2020 – 2022, doanh thu thuần của công ty có dấu hiệu tăng nhanh, năm 2021 so với năm 2020 tăng 2,917 tỷ đồng, ứng với 19,45%. Năm 2022 lại tăng với mức 3,438 tỷ đồng ứng với 19,19% so với năm 2021. Việc doanh thu thuần tăng liên tục trong 3 năm trên chủ yếu nhờ vào việc mở rộng thị trường và khách hàng, đa dạng hóa các chiến lược và sản phẩm, đầu tư các chiến lược và quảng cáo, tăng cường hiệu suất bán hàng và kinh doanh, phát huy tinh thần lấy khách hàng làm trọng tâm. Đặc biệt, các công ty thành viên thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số nhằm đạt mục tiêu nâng cao trải nghiệm, kỳ vọng của khách hàng, đáp ứng mọi nhu cầu chất lượng cuộc sống Bảng 2.1: Doanh thu theo từng hoạt động giai đoạn 2020 -2022 Chỉ tiêu Năm 21/20 22/21 2020 Tỷ trọng (%) 2021 Tỷ trọng (%) 2022 Tỷ trọng Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) DT Thuần từ HĐKD Bảo hiểm 14,999,822,507,376 88.81 17,917,565,892,741 88.50 21,355,857,178,582 89.53 2,917,743,385,365 19.45 3,438,291,285,841 19.19 DT HĐTC 1,886,805,571,074 11.17 2,254,918,711,003 11.14 2,489,951,789,522 10.44 368,113,139,929 19.51 235,033,078,519 10.42 Thu nhập khác 3,451,795,623 0.02 72,884,140,568 0.36 6,442,573,166 0.03 69,432,344,945 2011.48 -66,441,567,402 -91.16 Tổng DT 16,890,079,874,073 100 20,245,368,744,312 100 23,852,251,541,270 100 3,355,288,870,239 19.87 3,606,882,796,958 17.82 26 Bên cạnh đó, doanh thu khác trong năm 2021 tăng gấp 24 lần từ 3 tỷ năm 2020 lên 72 tỷ năm 2021 nhờ vào việc tăng trưởng đáng kể trong doanh số bán hàng các sản phẩm bảo hiểm của mình, nhất là trong mùa dịch covid, nhu cầu sức khỏe người dân được đẩy mạnh. Kế đó, công ty đã thực hiện các chiến lược đầu tư hiệu quả và đạt được lợi nhuận lớn từ các khoản đầu tư Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty tăng không đều, năm 2021 tăng 19,51% so với năm 2020 và năm 2022 tăng 10,42% so với năm 2021. Doanh thu hoạt động tài chính này bao gồm các khoản thu nhập cung cấp các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ (từ bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm bổ trợ), dịch vụ bảo hiểm sức khoẻ và thực hiện các hoạt động đầu tư của công ty tại Việt Nam. ĐVT: đồng 2.1.2. Phân tích chi phí Các loại chi phí của công ty bao gồm các khoản chi phí từ các hoạt động kinh doanh bảo hiểm (chi phí bồi thường và trả tiền bảo hiểm), chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và nhiều loại chi phí khác Nhận xét: Từ bảng ở dưới, tình hình chi phí của công ty nhìn chung tăng không đồng đều qua các năm và có phần tương tự như doanh thu. Tổng chi phí năm 2021 tăng 10,22% so với năm 2020, tương đương 1,236 tỷ đồng. Đối với chi phí năm 2022 tăng mạnh so với năm 2021, tỷ lệ gia tăng tương tự với doanh thu cùng kỳ là 20,71%, tương đương 2,761 tỷ đồng 0 10,000,000,000 20,000,000,000 30,000,000,000 40,000,000,000 50,000,000,000 60,000,000,000 70,000,000,000 80,000,000,000 0 5,000,000,000,000 10,000,000,000,000 15,000,000,000,000 20,000,000,000,000 25,000,000,000,000 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 DT Thuần từ HĐKD Bảo hiểm DT HĐTC Thu nhập khác Biểu đồ 2.1: Doanh thu theo từng hoạt động giai đoạn 2020 - 2022 27 ĐVT: đồng Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong giai đoạn này tăng liên tục theo sự tăng trưởng của doanh thu thuần. Tại năm 2020, chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm là 12.098 tỷ đồng, đến năm 2021 tăng lên khoảng 10,22%, chênh lệch 1,236 tỷ đồng. Một trong các lý do khiến chi phí bảo hiểm tăng trong giai đoạn này là do thực hiện các thay đổi trong chiến lược kinh doanh của mình, bao gồm việc tăng cường đầu tư vào phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới, mở rộng mạng lưới phân phối hoặc thực hiện các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo quy mô lớn hơn.. Năm 2022 , chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng mạnh nhất với mức tăng trưởng 2,761 tỷ đồng, tương đương 20,71% chi phí bảo hiểm năm 2021. Nhìn chung xu hướng tăng trưởng này là hợp lý khi doanh thu thuần cũng gia tăng qua các năm, tuy nhiên, sự tăng trưởng này cũng là do công ty ký được hợp đồng hợp tác với bên mảng kinh doanh bảo hiểm của Tập đoàn Ngân hàng Westpac, đây là thỏa thuận quan trọng trong năm 2021, giúp Dai-ichi Life thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại thị trường trọng điểm Úc trên chiến lược toàn cầu hóa Chi phí tài chính của công ty năm 2021 là 83 tỷ đồng, tăng 23 tỷ đồng so với năm trước, nguyên nhân là do công ty chi trả lãi vay với ngân hàng. Cũng vậy, năm 2022 có chênh lệch 505 tỷ đồng, tương ứng 607,51% so với năm 2021, khoản chi trong năm này chủ yếu vẫn đến từ việc chi trả lãi vay, các khoản bồi thường lớn do các yếu tố như các trường hợp bồi thường bảo hiểm, các vụ kiện pháp lý hoặc các sự kiện không lường trước khác. Ngoài ra, giảm giá giải trình trên các khoản đầu tư cũng có thể góp phần vào việc tăng chi phí.. Chi phí bán hàng trong năm 2021 tăng 40 tỷ đồng tương ứng tăng 1,64% so với năm 2020 và kế đó năm 2022 tăng 404 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 16,28% so với năm 2021, sở dĩ có sự tăng mạnh này là do các chi phí như chi phí tiếp thị và quảng cáo bằng việc Chỉ tiêu Năm 21/20 22/21 2020 Tỷ trọng 2021 Tỷ trọng 2022 Tỷ trọng Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) CP HĐKD bảo hiểm 12,098,104,925,927 79.347 13,334,567,379,077 79.91 16,096,342,683,689 78.604 1,236,462,453,150 10.22 2,761,775,304,612 20.71 CP HĐTC 59,518,418,228 0.390 83,251,592,657 0.50 589,011,582,701 2.876 23,733,174,429 39.88 505,759,990,044 607.51 CPBH 2,446,027,865,815 16.043 2,486,209,413,018 14.90 2,891,026,908,253 14.118 40,181,547,203 1.64 404,817,495,235 16.28 CP QLDN 643,057,913,980 4.218 781,626,103,287 4.68 901,180,320,602 4.401 138,568,189,307 21.55 119,554,217,315 15.30 CP khác 341,978,268 0.002 912,272,284 0.01 170,968,521 0.001 570,294,016 166.76 -741,303,763 -81.26 Tổng CP 15,247,051,102,218 100 16,686,566,760,323 100 20,477,732,463,766 100 1,439,515,658,105 9.44 3,791,165,703,443 22.72 Bảng 2.2: Chi phí theo từng hoạt động của công ty (2020 – 2022) 30 2.2. Phân tích các chỉ tiêu 2.2.1. Nhóm chỉ tiêu thanh toán Nhóm chỉ tiêu thanh toán của doanh nghiệp là nhóm chỉ số tài chính giúp ta đánh giá được tình hình chung, khả năng thanh toán của công ty đang ở mức xấu hay tốt, từ đó đề xuất ra các biện pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của công ty một cách hiệu quả và nhanh chóng Hệ số thanh toán hiện hành (lần): ĐVT: đồng Bảng 2.4: Khả năng thanh toán hiện hành của công ty giai đoạn 2020 - 2022 Dựa vào bảng 2.4, ta nhận thấy được khả năng đáp ứng nhu cầu chi trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Trong giai đoạn năm 2020 – 2022, chỉ số khả năng thanh toán hiện hành công ty luôn ở mức khá cao (>1), cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 1 chu kỳ kinh doanh. Có thể nói, năm 2020, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ trả bằng 3,26 đồng tài sản ngắn hạn, năm 2021 là 3,34 đồng tài sản ngắn hạn (tăng 0,08 đồng so với năm 2020) và năm 2022 là 4,95 đồng tài sản ngắn hạn (tăng 1,61 đồng so với năm 2021). Hệ số luôn duy trì ở mức lớn hơn 1 thể hiện khả năng thanh toán ổn định tài sản ngắn hạn và tình hình tài chính của công ty không gặp nhiều vấn đề Hệ số thanh toán nhanh (lần): ĐVT: đồng Bảng 2.5: Khả năng thanh toán nhanh của công ty giai đoạn 2020 - 2022 Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 TS ngắn hạn 9,450,154,544,769 10,558,957,931,560 16,728,040,946,336 Nợ ngắn hạn 2,901,123,119,131 3,160,177,488,197 3,378,110,199,885 Khả năng thanh toán hiện hành 3.26 3.34 4.95 Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Tiền và các khoản tương đương tiền 4,899,061,563,536 4,175,090,539,344 9,051,683,848,690 Nợ ngắn hạn 2,901,123,119,131 3,160,177,488,197 3,378,110,199,885 Khả năng thanh toán nhanh 1.69 1.32 2.68 31 Dựa vào bảng 2.5, hệ số này cho ta biết được khả năng thanh toán bằng tiền của công ty. Năm 2020, với 1 đồng nợ ngắn hạn có thể đảm bảo thanh toán bằng 1,69 đồng tiền và các khoản tương đương tiền, năm 2021 sẽ là 1,32 đồng (giảm 0,37 đồng so với năm 2020) và năm 2022 thì 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ đảm bảo trả bằng 2,68 đồng tiền và các khoản tương đương tiền (tăng 1,36 đồng so với năm 2021). Trong giai đoạn 2020 – 2022, khả năng thanh toán nhanh của công ty luôn ở mức lớn hơn 1, cho thấy công ty có đủ khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền 2.2.2. Nhóm chỉ tiêu sinh lợi Nhóm chỉ tiêu sinh lợi thường bao gồm một loạt các chỉ tiêu kinh doanh được sử dụng để đo lường hiệu suất và thành công của một tổ chức hoặc doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận và sinh lợi. Tỷ số sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 LNTT 1,643,028,771,855 3,558,801,983,989 3,374,519,077,504 Tổng TS 37,400,602,193,247 46,392,008,686,184 58,219,947,801,366 ROA(%) 4.39 7.67 5.80 Bảng 2.6: Các tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản Tỷ số trên cho ta biết được khả năng sinh lời từ 1 đồng tài sản được đầu tư và biết được cách quản lý và sử dụng vốn ấy có thực sự hiệu quả hay không. Căn cứ theo kết quả trên, hệ số ROA của công ty tăng giảm không đều. Năm 2021 có tỷ số thấp nhất là 4,39%, nghĩa là 1 đồng tài sản công ty bỏ ra tương ứng với việc tạo được 4,39 đồng LNTT. Năm 2021 có tỷ số 7,67% thì 1 đồng tài sản công ty bỏ ra tương ứng với việc tạo được 7,67 đồng LNTT (tăng 3,28 đồng so với năm 2020) và năm 2022 có tỷ số 5,8% thì 1 đồng tài sản công ty bỏ ra tương ứng với việc tạo được 5,8 đồng LNTT (giảm 1,87 đồng so với năm 2021). Nhìn chung, tỷ số của công ty đều ở mức dương và lớn hơn 1, điều này cho thấy doanh nghiệp đã biết cách sử dụng và quản lý tài sản một cách hợp lý và hiệu quả Tỷ số sinh lời của doanh thu thuần (ROS) ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 LNST 1,314,807,800,823 2,830,219,195,548 2,701,680,691,688 DT thuần 14,999,822,507,376 17,917,565,892,741 21,355,857,178,582 ROS (%) 8.77 15.80 12.65 Bảng 2.7: Các tỷ số lợi nhuận trên doanh thu thuần 32 Bảng 2.7 thể hiện rõ ràng và chi tiết cho ta thấy tỷ số sinh lời từ doanh thu thuần của công ty trong giai đoạn 2020 – 2022, các tỷ số đều đang ở mức khá cao, đều lớn hơn 1 và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2021 đang ở mức 15,8% (tăng 7,03% so với năm 2020) và năm 2022 là 12,65% (giảm 3,15% so với năm 2021). Nhìn chung, các chỉ số luôn giữ ở mức ổn định, mặc dù năm 2022 có mức lợi nhuận khá tốt nhưng yếu tố chi phí lại cao khiến cho chỉ số ROS của năm này giảm nhẹ so với năm 2021. Vì vậy, công ty cần đề xuất thêm một số biện pháp cải thiện chi phí và tăng doanh thu để đạt được kết quả thành công hơn. Tỷ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) ĐVT: đồng Từ dữ liệu bảng 2.8, tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu tăng nhanh hơn tốc độ của lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân do khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tăng cao làm cho lợi nhuận sau thuế bị ảnh hưởng. Năm 2020, công ty có mức sử dụng VCSH là 12,27% thể hiện bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được 12,27 đồng lợi nhuận sau thuế. Kế đó, năm 2021, doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu tốt nhất với chỉ số 20,89% cho thấy bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được 20,89 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhưng sang đến năm 2022, tỷ số ROE giảm do khoản mục chi phí tăng cao, phần tăng doanh thu kinh doanh bảo hiểm không nhiều, dẫn đến LNST và chỉ số ROE giảm chỉ còn 14,72% (giảm 6,17% so với năm 2021). Nhìn chung, công ty cần cải thiện việc sử dụng VCSH của mình, quản lý và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh để mang lại nguồn lợi nhuận cao hơn. Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 LNST 1,314,807,800,823 2,830,219,195,548 2,701,680,691,688 VCSH 10,717,307,018,364 13,547,526,213,912 18,349,206,905,600 ROE (%) 12.27 20.89 14.72 Bảng 2.8: Các tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty 35 Thông qua bảng trên, các chỉ số nợ trên VCSH của công ty giảm dần qua 3 năm 2020 – 2022. Năm 2020 có tỷ số là 2,49% nghĩa là cứ 100 đồng tài sản của công ty thì có 249 đồng được tài trợ bởi các khoản nợ. Năm 2021, tỷ số này giảm xuống 2,42% (giảm 0,07% so với năm 2020) và năm 2022 giảm còn 2,17% (giảm 0,25% so với năm 2021). Điều này phản ánh rằng chủ yếu tài sản của công ty từ các khoản nợ, công ty dễ gặp các rủi ro về mặt tài chính, việc trả nợ. Như vậy, cần cân nhắc và quản lý cẩn thận tỷ số, tránh sự gia tăng không mong muốn. 2.2.4. Nhóm chỉ tiêu hoạt động Vòng quay tổng tài sản ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 DT thuần 14,999,822,507,376 17,917,565,892,741 21,355,857,178,582 Tổng TS BQ 37,400,602,193,247 46,392,008,686,184 58,219,947,801,366 Vòng quay tổng TS (vòng) 0.40 0.39 0.37 Bảng 2.11: Vòng quay tổng tài sản năm 2020 - 2022 Ta thấy vòng quay tổng tài sản năm 2020 là 0,4 vòng và năm 2021 là 0,39 vòng, giảm 0,01 vòng so với năm 2020. Điều này có nghĩa là cứ 1 đồng vốn sử dụng năm 2021 tạo ra doanh thu thuần ít hơn so với năm 2020 là 0,01 đồng. Nguyên nhân làm cho vòng quay tổng tài sản giảm là do tổng tài sản tăng mạnh, đồng thời doanh thu tăng không đáng kể làm cho vòng quay tổng tài sản có sự giảm nhẹ. Kế đó, năm 2022 vòng quay tổng tài sản tiếp tục giảm mạnh và duy trì ở mức 0,37 vòng, giảm 0,02 vòng so với năm 2021, điều này thể hiện khả năng quản lý tài sản của công ty chưa thực sự tốt. 2.2.5. Phân tích theo mô hình Dupont Theo mô hình Dupont, khả năng sinh lời của tài sản là kết quả tổng hợp của ROS và vòng quay tổng TS ➢ ROA = ROS x VQ TTS Phân tích sự tác động của các nhân tố lên ROA năm 2021, ta có ROA2020 = 8,77% x 0,4 = 3,508% ROA2021 = 15,8% x 0,39 = 6,162%   ROA = ROA2021 - ROA2020 = 2,654% Ta thấy ROA năm 2021 tăng gần 2,654% là do ảnh hưởng của nhân tố:  Phân tích mức độ ảnh hưởng của ROS lên ROA:  ROS = 15,8% x (3,508% + 6,162%) ≈ 1,528% 36  Phân tích mức độ ảnh hưởng của vòng quay tổng TS lên ROA: VQTTS = 8,77% x (0,39 – 0,4) = - 0,0877% Ta có  ROS + VQTTS = 1,528% + (- 0,0877%) = 1,4403% Khả năng sinh lời của công ty được cải thiện đáng kể từ năm 2020 – 2021 là 1,4403%. Nguyên nhân khiến ROA tăng lên là nhờ vào sự đóng góp của ROS và VQ TTS. Bên cạnh đó, việc quản trị tốt về mặt chi phí nên ROS tăng thêm 7,03% làm cho ROA tăng thêm 1,528%. Đến năm 2021, công tác quản trị chưa tốt khiến cho vòng quay tổng TS giảm nhẹ 0,01 vòng và kéo theo đó là ROA giảm ở mức 0,0877% Phân tích sự tác động của các nhân tố lên ROA năm 2022, ta có ROA2021 = 15,8% x 0,39 = 6,162% ROA2022 = 12,65% x 0,37 = 4,6805%   ROA = ROA2022 - ROA2021 = - 1,4815% Ta thấy ROA năm 2021 giảm gần 1,48% là do ảnh hưởng của nhân tố:  Phân tích mức độ ảnh hưởng của ROS lên ROA:  ROS = 12,65% x (6,162% + 4,6805%) ≈ 1,371%  Phân tích mức độ ảnh hưởng của vòng quay tổng TS lên ROA: VQTTS = 15,8% x (0,37 – 0,39) = - 0,316% Ta có  ROS + VQTTS = 1,371% + (- 0,316%) = 1,055% Khả năng sinh lời của công ty được cải thiện đáng kể từ năm 2021 – 2022 là 1,055%. Nguyên nhân khiến ROA giảm đi là do những biến động của ROS và VQ TTS. Bên cạnh đó, việc không quản trị tốt chi phí nên ROS giảm đi 3,15% làm cho ROA tăng thêm 1,371%. Đến năm 2022, công tác quản trị chưa tốt khiến cho vòng quay tổng TS giảm nhẹ 0,02 vòng và kéo theo đó là ROA giảm ở mức 0,316% Kết luận: ROA năm 2020 và năm 2021 có xu hướng tăng lên nhưng bên cạnh đó có sự giảm nhẹ vào năm 2022, giảm là do vòng quay tổng tài sản và ROS cùng giảm.Vì vậy, để cải thiện ROA của doanh nghiệp cần có hướng cải thiện vòng quay tổng tài sản trong năm tới bằng việc phấn đấu tăng doanh thu, quản lý tốt các chi phí để gia tăng hơn nữa ROS. 37 ➢ ROE = ROS x VQ TTS x Tỷ suất đòn bẩy Tỷ suất đòn bẩy ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Tổng TS BQ 37,400,602,193,247 46,392,008,686,184 58,219,947,801,366 VCSH BQ 10,717,307,018,364 13,547,526,213,912 18,349,206,905,600 Tỷ suất đòn bẩy(%) 3.49 3.42 3.17 Bảng 2.12: Tỷ suất đòn bẩy giai đoạn 2020 - 2022 Tỷ suất đòn bẩy từ năm 2020 – 2022 có nhiều biến động. Năm 2020 là 3,49% tuy nhiên sang năm 2021 tỷ suất đòn bẩy giảm nhẹ xuống 3,42%, sang đến năm 2022 thì con số tiếp tục giảm xuống 3,17%. Năm 2022 là năm có tỷ suất đòn bẩy thấp nhất trong các năm tài chính ở mức 3,17% chủ yếu là do tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân. Phân tích sự tác động của các nhân tố lên ROE năm 2021, ta có ROE2020 = 8,77% x 0,4 x 3,49% ≈ 0,1224% ROE2021 = 15,8% x 0,39 x 3,42% ≈ 0,2107%   ROE = ROE2021 - ROE2020 = 0,0883% Ta thấy ROA năm 2021 tăng 1,48% so với 2020 là do ảnh hưởng của nhân tố:  Phân tích mức độ ảnh hưởng của ROS lên ROE:  ROS = (15,8% - 8,77%) x 0,4 x 3,49% ≈ 0,0981%  Phân tích mức độ ảnh hưởng của vòng quay tổng TS lên ROE: VQTTS = 15,8% x 3,49% x (0,39 – 0,4) = - 0,00514%  Phân tích mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên ROE: Đòn bẩy TC = (3,42 – 3,49) x 15,8% x 0,39 = - 0,00431% 40 với năm 2021) và cao hơn mức tăng của doanh thu (tăng 17,82% so với năm 2021). Vì thế, công ty cần cải thiện mức chi phí và sử dụng tiết kiệm hơn. Về các tỷ số khả năng thanh toán và sinh lợi của công ty, vẫn giữ được khá ổn, cần phát huy các chỉ tiêu này để đảm bảo tính ổn định trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu lại khá cao, công ty cần lưu ý nhiều hơn đến tỷ số này để tránh gặp nhiều khó khăn trong an toàn tài chính. 41 Chương 3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Đánh giá và nhận xét chung về công ty TNHH BHNT Dai – Ichi Life 3.1.1. Những mặt đạt được Dai – Ichi Life là một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam và có một số mặt đạt được quan trọng: Tăng trưởng doanh số bán hàng: bao gồm cả doanh số bảo hiểm nhân thọ cá nhân và nhóm. Sự tăng trưởng này có thể phản ánh sự mở rộng của công ty trong thị trường bảo hiểm Việt Nam và khả năng thu hút khách hàng mới. Dịch vụ bảo hiểm chất lượng: Dai-ichi Life Việt Nam đã cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm nhân thọ chất lượng, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của người dân Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau như bảo hiểm nhân thọ cá nhân, bảo hiểm nhóm, bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế. Mạng lưới phân phối rộng khắp: Xây dựng một mạng lưới phân phối rộng khắp trên toàn quốc, bao gồm cả các điểm bán hàng, đại lý và các kênh trực tuyến, giúp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng. Chất lượng dịch vụ khách hàng: Công ty thường xuyên đầu tư vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng, bao gồm các chương trình hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, và giải quyết khiếu nại một cách hiệu quả. Thành tựu trong lĩnh vực cộng đồng và xã hội: Dai – Ichi Life Việt Nam cũng thường xuyên tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện và các dự án cộng đồng nhằm cải thiện điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương: Bằng cách tạo ra cơ hội việc làm, đầu tư vào hệ thống phân phối và hỗ trợ tài chính cho khách hàng, Dai – Ichi Life cũng đã đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương ở nhiều cấp độ. Cải thiện hiệu suất tài chính: bao gồm cả tăng lợi nhuận, giảm chi phí hoặc cải thiện tỷ lệ chi phí so với doanh thu. Tất cả những thành tựu đạt được này đã giúp Dai-ichi Life Việt Nam củng cố vị thế của mình trong ngành công nghiệp bảo hiểm và xây dựng một mối quan hệ lâu dài với khách hàng cũng như cộng đồng. 3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân Mặc dù Dai – Ichi Life Việt Nam đã đạt được nhiều thành công và có nhiều điểm mạnh nhưng như bất kỳ tổ chức hoặc doanh nghiệp nào khác, cũng có những mặt hạn chế và thách thức cần đối mặt: 42 Trong tài sản ngắn hạn của công ty, chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất. Khi các khoản tiền mặt quá lớn đồng nghĩa với việc công ty giữ quá nhiều tiền mặt làm mất đi chỉ phí cơ hội, mất cơ hội để đầu tư cũng như các khoản gửi tiết kiệm. Tỷ trọng nợ phải trả ở mức cao, chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn. Trong tổng nợ phải trả thì đa phần là các khoản nợ dải hạn, việc này làm cho công ty phải chịu nhiều chỉ phí sử dụng hơn việc sử dụng nợ ngắn hạn. Cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là nợ phải trả làm cho khả năng tự chủ tài chính của công ty thấp, rủi ro của công ty là khá cao. Cạnh tranh gay gắt: Ngành công nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam đang trải qua một sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty bảo hiểm khác, cả trong và ngoài nước. Sự cạnh tranh này có thể tạo áp lực lên mức giá sản phẩm và lợi nhuận của Dai – Ichi Life. Thị trường không chắc chắn: Tình hình kinh tế và chính trị của một số quốc gia có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Dai – Ichi Life Việt Nam. Biến động trong nền kinh tế, chính sách pháp luật và yêu cầu về quản lý rủi ro có thể tạo ra một môi trường không chắc chắn cho hoạt động kinh doanh. Rủi ro về sức khỏe và dân số: Việc tăng lên của các bệnh lý mạn tính và dân số già đang đặt ra thách thức lớn cho ngành bảo hiểm nhân thọ. Dai – Ichi Life cần đối mặt với rủi ro về sức khỏe của khách hàng và đảm bảo rằng họ có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế. Cải thiện dịch vụ và đào tạo nhân viên: Đảm bảo chất lượng dịch vụ và đào tạo nhân viên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là một thách thức liên tục đối với Dai – Ichi Life. Họ cần liên tục cải thiện quy trình, công nghệ và nhân lực để đảm bảo rằng khách hàng nhận được sự phục vụ tốt nhất. Quản lý rủi ro và tài chính: Ngành bảo hiểm nhân thọ đòi hỏi một quản lý rủi ro và tài chính chặt chẽ. Để đảm bảo sự ổn định tài chính và tính bền vững, Dai-ichi Life cần phải quản lý rủi ro một cách hiệu quả và đầu tư vào các cơ cấu tài chính phù hợp. Tóm lại, mặc dù Dai – Ichi Life đã đạt được nhiều thành công, nhưng vẫn cần phải đối mặt và vượt qua những thách thức và hạn chế này để duy trì và phát triển vị thế của mình trong thị trường bảo hiểm Việt Nam 3.2. Định hướng phát triển của công ty Mở rộng và tăng cường mạng lưới phân phối: Dai – Ichi Life có thể tập trung vào việc mở rộng và tăng cường mạng lưới phân phối, bao gồm việc phát triển thêm đại lý, điểm bán hàng, cung cấp đào tạo và hỗ trợ chuyên sâu cho các đối tác 45 KẾT LUẬN Với bối cảnh nền kinh tế đang phát triển như hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp và tổ chức chịu sự ảnh hưởng từ biến động không ngừng của thị trường, sự canh tranh gay gắt giữa các đối thủ, công ty trong nước và ngoài nước. Chính vì thế, việc phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh trở thành một công việc vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp để nắm bắt tình hình kinh doanh, tài chính của mình cũng như kịp thời đưa ra các chính sách cải thiện các vấn đề doanh nghiệp gặp phải. Công ty TNHH BHNT Dai – Ichi Life Việt Nam có vốn doanh thu và lợi nhuận cao, song vẫn tồn tại một số mặt hạn chế cần khắc phục, công ty cần áp dụng các giải pháp kiến nghị trên để nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, phân tích tài chính của mình. Qua khoảng thời gian thực tập tại Công ty Dai – Ichi Life, quá trình em thực tập tại công ty có rất nhiều sai xót, bỡ ngỡ trong công việc nhưng với sự giúp đỡ tận tình và hướng dẫn của ban lãnh đạo công ty, nhất là các anh chị kế toán đã giúp em tiếp thu thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức bổ ích đáng giá, là hành trang chuẩn bị cho sự nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó, nhờ sự truyền đạt, chỉ bảo tận tình của của cô Nguyễn Thị Ngọc Oanh và chị Lê Nguyễn Bảo Trâm cùng các anh chị phòng kế toán của Công ty TNHH BHNT Dai – Ichi Life Việt Nam mà em có thể nhanh chóng hoàn thiện bài tiểu luận “ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp” của mình. Do kinh nghiệm và trình độ, năng lực cá nhân còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo của em dễ xuất hiện nhiều thiếu xót. Em kính mong sẽ có thêm nhiều góp ý, ủng hộ của mọi người. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Ngọc Nhi PHỤ LỤC Phụ lục 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH BHNT Dai – Ichi Life Việt Nam năm 2020 Phụ lục 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH BHNT Dai – Ichi Life Việt Nam năm 2021