Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Tiểu luận cuối kỳ môn Triết học Mác Lênin, Schemes and Mind Maps of Machine Learning

PHÂN TÍCH LÝ LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ NGUỒN GỐC, ĐỘNG LỰC CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN, ĐỒNG THỜI VẬN DỤNG LÝ LUẬN NÀY VÀO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN

Typology: Schemes and Mind Maps

2022/2023

Uploaded on 11/23/2023

ly-nguyen-50
ly-nguyen-50 🇻🇳

3 documents

Partial preview of the text

Download Tiểu luận cuối kỳ môn Triết học Mác Lênin and more Schemes and Mind Maps Machine Learning in PDF only on Docsity! BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH LÝ LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ NGUỒN GỐC, ĐỘNG LỰC CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN, ĐỒNG THỜI VẬN DỤNG LÝ LUẬN NÀY VÀO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN CUỐI KỲ MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HỒNG LÝ TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2023 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN CUỐI KỲ SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ HỒNG LÝ Giảng viên hướng dẫn: Ngô Quang Huy Mã lớp học phần: 23D3PHI51002301 Khóa – Lớp: K2022 VB1/CT3_QT V122CT3AD1 MSSV: 87223980054 TP.Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2023 1  Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. Nguyên lý này biểu hiện thông qua 06 cặp phạm trù cơ bản.  Nguyên lý về sự phát triển: là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật). Nguyên lý này biểu hiện thông qua ba quy luật cơ bản. 3. Vai trò và nội dung của nguyên lý về sự phát triển trong phép biện chứng duy vật Trong cuộc sống, mọi sự vật hiện tượng luôn vận động, phát triển và tồn tại theo một quy luật nhất định. Sự phát triển gắn liền với tính phổ thông của mọi sự vật, sự việc, hiện tượng. Trong phép biện chứng duy vật, nguyên lý về sự phát triển là một trong hai nguyên lý quan trọng, là cơ sở hình thành quan điểm toàn diện. Phát triển là đặc trưng phổ biến, phát triển là một tất yếu khách quan. 3.1. Phát triển là gì? Theo quan niệm biện chứng, sự phát triển là một quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra dần dần, nhảy vọt đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ, không phải lúc nào sự phát triển cũng diễn ra theo đường thẳng mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có những bước lùi tạm thời. Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kì sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn. Quan điểm biện chứng cũng khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật. Theo quan điểm siêu hình, phát triển chỉ là sự tăng lên, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật; hoặc nếu có sự thay đổi nhất định về chất 4 thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới. Những người theo quan điểm siêu hình xem sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không có bước quanh co, phức tạp. Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới. 3.2. Nguyên lý về sự phát triển theo Triết học Mác – Lênin Tính khách quan của sự phát triển được biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân của sự vật, hiện tượng là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiên tượng đó. Tính chất này là thuộc tính tất yếu không phụ thuộc vào ý thức con người. Ví dụ: Hạt lúa, hạt đậu khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù không có con người nhưng nó vẫn phát triển. Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong một lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật và hiện tượng trong quá trình, mọi giai đoạn của sự vật hiện tượng đó. Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời phù hợp với quy luật khách quan.  Trong tự nhiên: tăng cường khả năng thích nghi cơ thể trước sự biến đổi của môi trường. Ví dụ: Người ở Miền Nam ra công tác làm việc ở Miền Bắc thời gian đầu với khí hậu thay đổi họ sẽ khó chịu nhưng dần họ quen và thích nghi.  Trong xã hội: nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, tiến tới mức độ ngày càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người. Ví dụ: Mức sống của dân cư xã hội sau lúc nào cũng cao hơn so với xã hội trước. 5  Trong tư duy: khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn hơn với tự nhiên và xã hội. Ví dụ: Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao so với trước đây. Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng song mỗi sự vật hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau, tồn tại ở những thời gian, không gian khác nhau, chịu những ảnh hưởng khác nhau và sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng quá trình phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời. Đồng thời trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác, của rất nhiều yếu tố, điều kiện. Sự tác động đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi. Chẳng hạn, nói chung ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ so với trẻ em ở các thế hệ trước do chúng được thừa hưởng những thành quả, những điều kiện thuận lợi mà xã hội mang lại. Trong thời đại hiện nay, thời gian công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước của các quốc gia chậm phát triển và kém phát triển sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đã thực hiện chúng do đã thừa hưởng kinh nghiệm và sự hỗ trợ của các quốc gia đi trước. Song vấn đề còn ở chỗ, sự vận dụng kinh nghiệm và tận dụng sự hỗ trợ đó như thế nào lại phụ thuộc rất lớn vào những nhà lãnh đạo và nhân dân của các nước chậm phát triển và kém phát triển. Để khái quát nên tính chất biến hóa của sự vật, hiện tượng, Ăng-ghen đã viết rằng: “Tư duy của nhà siêu hình chỉ dựa trên những phản đề tuyệt đối không thể dung hòa nhau được, họ nói có là có, không là không. Đối với họ, một sự vật tồn tại hoặc không tồn tại, một hiện tượng không thể vừa là chính nó lại vừa là cái khác, cái khẳng định và cái phủ định tuyệt đối bài trừ nhau,…. Ngược lại, tư duy biện chứng là một tư duy mềm dẻo linh hoạt, không còn biết đến những đường ranh giới tuyệt đối nghiêm ngặt, đến những cái “hoặc là”…“hoặc là”…“vô điều kiện” nữa (kiểu như: “hoặc là có, hoặc là không”, hoặc 6 4.1.1. Các khái niệm: Mặt đối lập: mang đến sự thể hiện của các khía cạnh khác nhau. Thể hiện với những thuộc tính, đặc điểm, những tính quy luật có khuynh hướng biến đổi trái ngược. Nhìn trên các mặt đó, ta thấy được cơ chế hoàn toàn đối lập nhau trong hoạt động. Chúng tồn tại theo khách quan ở trong tự nhiên, tư duy và xã hội. Gắn với các sự vật, hiện tượng cụ thể. Ví dụ: trong mỗi con người đều có mặt đối lập theo tự nhiên như hoạt động ăn và hoạt động bài tiết. Đối với sinh vật sẽ có mặt đồng hóa và dị hóa, đối lập nhau. Mâu thuẫn biện chứng: là một trạng thái mà mặt đối lập liên hệ, chúng có tác động qua lại với nhau, theo đó mâu thuẫn biện chứng được tồn tại một cách khách quan, phổ biến ở trong xã hội, tư duy và tự nhiên. Trong mâu thuẫn biện chứng tư duy có sự phản ánh mâu thuẫn đối với hiện thực, nguồn gốc phát triển nhận thức. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập: Là điểm chung được xác định trong chức năng đối với sự vật, hiện tượng. Chúng nương tựa với nhau, tồn tại nhưng không tách rời với nhau. Với các mặt khác nhau đảm bảo quan trọng, cần thiết. Mang đến ý nghĩa và chức năng không thể thiếu để sự vật, hiện tượng có thể vận động và phát triển. Sự tồn tại đó phải lấy sự tồn tại của mặt khác để làm tiền đề. Hướng đến tính thống nhất chung trong chức năng. Tạo nên những nhân tố “đồng nhất” của các mặt đối lập. Và mang đến sự tác động, gắn kết của ý nghĩa chung. Ở một mức độ nào đó chúng sẽ có thể chuyển hóa cho nhau, đảm bảo hướng đến chức năng không thể tách rời. Sự đấu tranh của các mặt đối lập: Là sự mâu thuẫn trong hoạt động, cơ chế thực hiện. Với các tác động qua lại theo xu hướng là bài trừ, phủ định lẫn nhau. Các mặt chính là sự ngược lại trong vận hành của mặt kia. Nó mang đến các đấu tranh trong chức năng, ý nghĩa thực hiện và phủ định lẫn nhau về nguyên tắc vận hành hay hoạt động. 9 Hình thức đấu tranh các mặt đối lập vô cùng phong phú và đa dạng. Gắn với các mặt thực tế tồn tại trong sự vật, hiện tượng. Tùy thuộc vào mối quan hệ qua lại của điều kiện diễn ra cuộc đấu tranh và các mặt đối lập, tính chất. Xét với bản chất, cách thức hay cơ chế của các mặt đó. Mang đến bản chất của chức năng và vận hành trong sự vật, hiện tượng. 4.1.2. Mâu thuẫn là nguồn gốc sự vận động, sự phát triển: Sự thống nhất, đấu tranh các mặt đối lập chính là hai xu hướng tác động khác nhau: Thống nhất mang đến cộng hưởng trong ý nghĩa chung. Nhưng đấu tranh lại mang đến các thể hiện riêng biệt, triệt tiêu mặt còn lại. Qua đó, mang đến các vận động đi lên để chứng minh của từng mặt. Cũng là tất yếu nếu không muốn bị loại bỏ. Sự thống nhất, đấu tranh của mặt đối lập không tách rời nhau. Luôn phản ánh đồng thời gắn với thời điểm cụ thể. Và với sự vật, hiện tượng trong vận động, phát triển theo thời gian. Đấu tranh của mặt đối lập được quy định tất yếu về sự thay đổi các mặt đang tác động, làm mâu thuẫn phát triển: Mâu thuẫn ban đầu hình thành chỉ là một sự khác nhau cơ bản. Phản ánh với chức năng cần thiết phản ánh. Tuy nhiên ngày càng lớn lên và mở rộng trở thành đối lập theo sự khẳng định, theo thời gian của vận động với chiều hướng đi lên. Cũng là sự cần thiết và bảo đảm để thể hiện chức năng của các mặt. Dần dần, các mặt đối lập có xung đột gay gắt, tự chuyển hóa lẫn nhau và mâu thuận được giải quyết. Khi đến giai đoạn với tính chất nhất định, tiếng nói chung được hình thành, mang đến hiệu quả thể hiện đảm bảo cho các mặt trong ý nghĩa của nó. Nhờ vậy, thể thống nhất mới sẽ thay thế thể thống nhất cũ, tạo nên cách thức mang đến thích ứng hiệu quả, tốt hơn. Hay sự vật mới thay cho sự vật cũ bị mất đi, làm sự vật, hiện tượng đi đến chuyển hóa, hình thành tính chất mới; là ý nghĩa tích cực triển khai với vận động và phát triển. 10 Sự phát triển là cuộc đấu tranh các mặt đối lập: Các phát triển khiến tiếng nói chung không được tìm thấy, dần hình thành sự đối lập nghiêm trọng và khác biệt hơn. Các mặt đối lập tất yếu sẽ có đấu tranh, không thể tách rời khỏi nhau đối với mâu thuẫn biện chứng, song song với các tính chất thể hiện của đấu tranh để bài trừ lẫn nhau, cũng như các tác động qua lại trong tác động lên sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn là nguồn gốc của phát triển và vận động. 4.1.3. Phân loại mâu thuẫn:  Dựa vào quan hệ của sự vật, hiện tượng được xem xét. Có mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.  Dựa vào ý nghĩa sự tồn tại, phát triển toàn bộ sự vật. Có mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.  Dựa vào vai trò của mâu thuẫn ở một giai đoạn nhất định. Có mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn thứ yếu.  Dựa vào tính chất của quan hệ lợi ích. Có mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng. 4.2. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật Để nhận thức được bản chất của sự vật hoặc tìm ra phương hướng, giải pháp cho hoạt động thực tiễn cần phải nghiên cứu mâu thuẫn sự vật. Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập hay quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa quan trọng đối với nhận thức, hoạt động thực tiễn. Gắn với nhận thức của con người về kết quả của nghiên cứu mang đến thông tin, kiến thức chính xác, cung cấp hiểu biết sâu rộng cho con người trong các lĩnh vực khác nhau. Gắn với thực tiễn là các ứng dụng có thể thực hiện qua các tác động đó để hướng đến kích thích theo chiều hướng có lợi. Con người có thể thực hiện chủ động với tác động lên sự vật hiện tượng, từ đó tìm kiếm và nhận được kết quả của sự vận động và phát triển. 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn triết học Mác – Lênin. 2. Giáo trình môn Triết học Mác - Lênin. 14 HINH CHUP MAN HINH KIEM TRA DAO VAN : « iw x | moon wer c tw 26% ee T0®@ Fl feedback studio Ly Nguydn Th) Hing _2souvbe ro mtwa uc sreanense a gO ee ! BQ GIAO DUC VA DAO TAO. a . 20% TRUONG DAI HQC KINH TE THANH PHO HO CHi MINH 8 i * KHOA QUAN TRI KINH DOANH ml 2 5% a 3 3% “ 4 3% 5 2% 6 2% UEH UNIVERSITY | 45