Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Trắc nghiệm Quản trị dự án, Thesis of Business Ethics

Trắc nghiệm môn quản trị dự án

Typology: Thesis

2021/2022

Uploaded on 02/09/2023

phan-trang-3
phan-trang-3 🇻🇳

4.5

(2)

2 documents

Partial preview of the text

Download Trắc nghiệm Quản trị dự án and more Thesis Business Ethics in PDF only on Docsity!

TÀI LIỆU ÔN THI QUẢN TRỊ DỰ ÁN

I.TRẮC NGHIỆM

CHƯƠNG I

1. Mục tiêu cơ bản của quản trị dự án: A. Mức kinh phí dự toán và hiệu quả dự án. B. Phạm vi thực hiện của dự án. C. Thu nhập của nhân viên các bộ phận tham gia vào dự án. D. Thiết kế chi tiết các hoạt động thực hiện dự án. 2. Điều phối thực hiện dự án là quá trình: A. Phân phối các nguồn lực như: thời gian, tiền vốn, lao động, thiết bị... B. Xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án. C. Theo dõi, kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện. D. Lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án. 3. Các phương pháp quản lý ứng dụng trong quản trị dự án: A. Phân tích hệ thống, quản lý theo mục tiêu, phân bổ nguồn lực. B. Phân tích hệ thống, tối thiểu hóa chi phí, quản lý theo mục tiêu C. Phân tích hệ thống, quản lý theo mục tiêu, tối thiểu hóa chi phí, phân bổ hợp lý nguồn lực. D. Quản lý theo mục tiêu, tối thiểu hóa chi phí, phân bổ các nguồn lực. 4. Đặc điểm của dự án, ngoại trừ: A. Thời gian tồn tại vô hạn. B. Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo. C. Môi trường hoạt động “va chạm”. D. Tính bất định và rủi ro cao. 5. Đặc điểm của quản trị dự án là:

A. Nhiệm vụ có tính lặp lại, liên tục. B. Môi trường làm việc tương đối ổn định. C. Tổ chức theo tổ nhóm là hình thức phổ biến. D. Tỷ lệ sử dụng các nguồn lực cao.

6. Quản lý chi phí dự án bao gồm tất cả các nội dung, ngoại trừ: A. Lập kế hoạch nguồn lực B. Quản lý những thay đổi C. Tính toán chi phí D. Lập dự toán 7. Chu kì của một dự án sản xuất công nghiệp thông thường có những giai đoạn: A. Xây dựng ý tưởng, giai đoạn phát triển, giai đoạn triển khai, giai đoạn kết thúc B. Xây dựng ý tưởng, giai đoạn phát triển, giai đoạn hoàn thiện, giai đoạn kết thúc. C. Xây dựng ý tưởng, giai đoạn phát triển, giai đoạn triển khai, giai đoạn xem xét đánh giá D. Giai đoạn nêu ý tưởng, xây dựng ý tưởng, giai đoạn phát triển, giai đoạn triển khai 8. Quản trị dự án bao gồm các giai đoạn: A. Lập kế hoạch và điều phối thực hiện mà chủ yếu là quản trị tiến độ thời gian, chi phí. B. Lập kế hoạch, điều phối thực hiện và thực hiện kiểm tra giám sát các công việc nhằm đạt được mục tiêu xác định. C. Lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra giám sát các công việc dự án D. Điều phối thực hiện và kiểm tra giám sát các công việc của dự án 9. Viện nghiên cứu Quản trị Dự án quốc tế (PMI) chỉ ra số lĩnh vực chính trong quản trị dự án, bao gồm: A. 8 lĩnh vực B. 9 lĩnh vực

C. 10 lĩnh vực D. 11 lĩnh vực

10. Quản trị dự án có tác dụng, ngoại trừ: A. Liên kết tất cả các hoạt động, các công việc của dự án và tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn. B. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa nhóm quản lý với khách hàng, các nhà cung cấp đầu vào cho dự án. C. Nhanh chóng thực hiện và có thể đem đến lợi nhuận cao hơn cho các bên liên quan. D. Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án. 11. Chu kỳ sống dự án là: A. Tập hợp tất cả các giai đoạn của dự án. B. Tất cả các hoạt động, các công việc của dự án. C. Phân tích khả năng tồn tại của dự án. D. Tích hợp những nhu cầu sản phẩm vào dự án. 12. Điều nào dưới đây cần được thực hiện để làm rõ phạm vi dự án A. Tuyên bố mục tiêu. B. Phân tách công việc. C. Thiết kế sản phẩm. D. Phát triển kế hoạch 13. Chu kỳ của một dự án sản xuất công nghiệp thông thường chia thành: A. 6 giai đoạn B. 5 giai đoạn C. 4 giai đoạn D. 3 giai đoạn

14. Phương pháp phân tích hệ thống trong quản trị dự án: A. Là phương pháp xác định mục tiêu cần đạt và sử dụng các phương pháp để đo lường việc hoàn thiện so vơi mục tiêu. B. Là phương pháp trình bày tiến độ hoạt động của toàn bộ dự án thông qua việc sử dụng các sơ đồ mạng. C. Là phương pháp được sử dụng để rút ngắn thời gian thực hiện dự án với chi phí tăng thêm tối thiểu. D. Là phương pháp điều phối các công việc dự án trên cơ sở đảm bảo nhu cầu nguồn lực tương đối đồng đều. 15. Thành tựu của quản trị dự án trong năm 1950 là: A. Phát triển phương pháp biểu đồ GANTT. B. Phát triển PERT và CPM. C. Hội quản lý dự án quốc tế được thành lập (IPMA). D. Ứng dụng quản trị dự án bằng phương pháp “Quản trị chất lượng toàn diện”. 16. Thành tựu của quản trị dự án từ những năm 1980 đến nay là: A. Phát triển phương pháp biểu đồ GANTT. B. Phát triển PERT và CPM. C. Xây dựng mạng công việc theo phương pháp AOA và phương pháp AON. D. Ứng dụng quản trị dự án bằng phương pháp “Quản trị bằng các dự án” kết hợp phương pháp “Quản trị chất lượng toàn diện”. 17. Đặc điểm của quá trình quản lý sản xuất theo dòng: A. Môi trường làm việc thường xuyên thay đổi. B. Tỷ lệ sử dụng nguồn lực cao. C. Nhiệm vụ không có tính lặp đi lặp lại, liên tục mà có tính chất mới mẻ. D. Một khối lượng lớn hàng hóa, dịch vụ được sản xuất trong một thời kỳ. 18. Nội dung của quản trị dự án gồm, ngoại trừ:

A. Quản trị thời gian thực hiện dự án. B. Quản trị khách hàng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của dự án. C. Quản trị chi phí thực hiện dự án. D. Quản trị việc bố trí và điều hòa nguồn lực thực hiện dự án.

19. Đối tượng nào sau đây quan tâm nhiều nhất đến hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của dự án: A. Chủ đầu tư, ngân hàng. B. Ngân hàng, cơ quan quản lý ngân sách của Nhà nước C. Cấp chính quyền và cơ quan quản lý Nhà nước. D. Cơ quan ngân sách của Nhà nước. 20. Đối tượng nào sau đây quan tâm nhiều nhất đến hiệu quả tài chính của dự án: A. Các cấp chính quyền và cơ quan quản lý ngân sách Nhà nước. B. Chủ đầu tư. C. Ngân hàng và các cấp chính quyền. D. Cơ quan ngân sách của Nhà nước. 21. Yêu cầu của một dự án đầu tư gồm, ngoại trừ: A. Tính khoa học và tính thực tiễn. B. Tính pháp lý. C. Tính dễ đo lường. D. Tính chuẩn mực. 22. Trường hợp nào sau đây không phải là ví dụ về dự án: A. Xây khu chung cư Đặng Xá cho người có thu nhập thấp. B. Lập kế hoạch mở một cửa hàng bán thực phẩm sạch.

C. Bán thực phẩm sạch của cửa hàng AJ. D. Xây dựng một chiếc cầu qua sông Hồng, CHƯƠNG II

1. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản trị dự án nếu chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án, thì ban quản lý dự án: A. Có tư cách pháp nhân. B. Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về nhiệm vụ và quyền hạn được giao. C. Được thành lập các ban quản lý dự án trực thuộc để thực hiện việc quản lý dự án. D. Ban quản lý dự án không chỉ là đại diện toàn quyền của chủ đầu tư - chủ dự án mà còn là “chủ” của dự án. 2. Mô hình tổ chức quản trị dự án trong đó ban quản lý dự án không chỉ là đại diện toàn quyền của chủ đầu tư – chủ dự án mà còn là “chủ” của dự án: A. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản trị dự án. B. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án. C. Mô hình chìa khóa trao tay. D. Cả 3 phương án đều đúng. 3. Mô hình tổ chức quản trị dự án theo chức năng có ưu điểm, ngoại trừ: A. Linh hoạt trong việc sử dụng cán bộ B. Một người có thể tham gia vào nhiều dự án. C. Tổ chức quản lý theo yêu cầu của khách hàng. D. Tận dụng vốn kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của các chuyên gia. 5. Mô hình chìa khóa trao tay là hình thức tổ chức trong đó: A. Ban quản lý dự án nằm trong một phòng ban chức năng nào đó trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

B. Ban quản lý dự án được giao toàn quyền thực hiện dự án nhưng không được phép thuê thầu phụ để thực hiện các phần việc trong dự án đã trúng thầu. C. Ban quản lý dự án chỉ thực hiện theo yêu cầu được giao của chủ dự án. D. Ban quản lý dự án không chỉ là đại diện toàn quyền của chủ đầu tư - chủ dự án mà còn là “chủ” của dự án.

6. Một giám đốc dự án thực hiện dự án cải tiến sản phẩm. Hiện, dự án được tổ chức theo mô hình mà giám đốc có thể linh hoạt trong việc sử dụng cán bộ nhưng nguồn lực dự án được tập trung cho các công việc liên quan đến quy trình mà giám đốc dự án có rất ít quyền để phân phối tài nguyên này. Dự án này đang được tổ chức theo mô hình: A. Chìa khóa trao tay. B. Quản trị dự án theo ma trận. C. Tổ chức chuyên trách quản trị dự án. D. Tổ chức dự án theo chức năng. 7. Ưu điểm của mô hình tổ chức quản trị dự án theo chức năng là: A. Phù hợp với yêu cầu của khách hàng. B. Việc báo cáo tiến độ thực hiện dễ hơn. C. Nguồn lực luôn được ưu tiên để thực hiện các công việc của dự án. D. Linh hoạt trong việc sử dụng cán bộ. 8. Ưu điểm của phương pháp tổ chức quản trị dự án theo ma trận là: A. Đảm bảo nguyên tắc tập trung trong quản trị. B. Phân quyền quyết định trong quản trị dự án rõ ràng. C. Nguồn lực luôn được ưu tiên để thực hiện các công việc của dự án. D. Doanh nghiệp phản ứng nhanh hơn, linh hoạt hơn trước yêu cầu của khách hàng và thay đổi của thị trường. 9. Các thành viên trong ban quản lý dự án thuộc mô hình tổ chức chuyên trách quản trị dự án chịu sự điều hành trực tiếp của: A. Chủ nhiệm dự án

C. Đội ngũ chuyên gia B. Giám đốc điều hành D. Những người trong ma trận hẹp

10. Mô hình chìa khóa trao tay là hình thức: A. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án, hoặc thành lập ban quản lý dự án để quản lý việc thực hiện các công việc dự án theo sự ủy quyền. B. Ban quản lý dự án không chỉ là đại diện toàn quyền của chủ đầu tư-chủ dự án mà còn là “chủ” của dự án. C. Chủ đầu tư giao cho ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc thuê một tổ chức tư vấn quản lý. D. Dự án được đặt trong phòng ban chức năng nào đó trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. 11. Mô hình tổ chức chuyên trách quản trị dự án có những đặc điểm, ngoại trừ: A. Tổ chức quản lý dự án phù hợp với yêu cầu của khách hàng. B. Các thành viên trong ban quản lý dự án chịu sự điều hành của những người đứng đầu các bộ phận chức năng. C. Dự án tách khỏi các phòng chức năng. D. Các thành viên trong ban quản lý dự án chịu sự điều hành trực tiếp của chủ nhiệm dự án. 12. Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của mô hình chủ nhiệm điều hành dự án: A. Chủ đầu tư giao cho ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc mạnh thuê một tổ chức tư vấn quản lý. B. Thường được áp dụng cho các dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản. C. Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân độc lập. D. Mọi quyết định của chủ đầu tư liên quan đến quá trình thực hiện dự án sẽ được triển khai thông qua tổ chức tư vấn quản lý dự án (chủ nhiệm điều hành dự án). 13. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án là mô hình: A. Nhà quản lý không chỉ là đại diện toàn quyền của chủ đầu tư - chủ dự án mà còn là " chủ" của dự án.

B. Chủ đầu tư hoặc tự thực hiện dự án hoặc chủ đầu tư lập ra ban quản lý dự án để quản lý việc thực hiện các công việc dự án theo sự uỷ quyền. C. Chủ đầu tư giao cho ban quản lý điều hành dự án chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành hoặc thuê tổ chức có năng lực chuyên môn để điều hành dự án. D. Thường được áp dụng cho các dự án gần với chuyên môn sâu của chủ đầu tư.

14. Trách nhiệm của chủ nhiệm dự án đối với dự án: A. Điều hành, quản trị thời gian, chi phí, nhân lực, thông tin, quản trị chất lượng. B. Có trách nhiệm phục vụ khách hàng. C. Lãnh đạo nhóm dự án và quản lý những thay đổi. D. Thực hiện tất cả các nhiệm vụ trên 15. Trong cơ cấu tổ chức nào thì nhà quản trị dự án có ảnh hưởng mạnh nhất A. Tổ chức chuyên trách dự án B, Tổ chức chức năng C. Ma trận yếu D. Ma trận mạnh 16. Chức năng của cán bộ quản trị dự án: A. Lập kế hoạch dự án; Tổ chức thực hiện dự án; Chỉ đạo hướng dẫn; Kiểm tra giám sát; Chức năng thích ứng. B. Lập kế hoạch dự án; Tổ chức thực hiện dự án; Chỉ đạo hướng dẫn; Kiểm tra thi công; C. Lập kế hoạch dự án; Tổ chức thực hiện giám sát; Kiểm tra giám sát. D. Tổ chức thực hiện dự án; Kiểm tra giám sát; Chỉ đạo thực hiện sản xuất. CHƯƠNG III 1. Lập kế hoạch dự án bao gồm, ngoại trừ: A. Xác định phương trâm hành động

B. Xác định trình tự logic các công việc C. Xác định mục tiêu và cách thức đạt được mục tiêu D. Xác định nguồn lực và thời gian cần thiết cho từng công việc

2. Khi xây dựng kế hoạch dự án, công cụ đặc trưng để trình bày kế hoạch dự án là: A. Phân tách công việc B. Sơ đồ mang C. Biểu đồ GANTT D. Cả ba phương pháp trên 3. Cơ cấu phân tách công việc là: A. Là việc phân chia theo cấp bậc một dự án thành các nhóm nhiệm vụ và những công việc cụ thể B. Là việc xác định từng công việc cần thực hiện của dự án C. Một trong những công cụ đặc trưng để trình bày kế hoạch dự án D. Tất cả các phương án 4. Cơ cấu phân tách công việc được tiến hành khi: A. Xác lập xong ý tưởng dự án B. Hoàn thành xong dự án. C. Đang trong quá trình thực hiện dự án. D. Đánh giá dự án 5. Sau khi các mục tiêu đã được xác định, bước tiếp theo của quá trình lập kế hoạch dự án là: A. Phát triển kế hoạch B. Xây dựng sơ đồ kế hoạch dự án C. Lập lịch trình thực hiện dự án D. Dự toán kinh phí và phân bổ nguồn lực cho các công việc

6. Kế hoạch đã được duyệt của dự án có vai trò, ngoại trừ: A. Là căn cứ để dự toán tổng ngân sách và chi phí cho từng công việc B. Là cơ sở để tuyển dụng, đào tạo và bố trí nhân lực cho dự án C. Là căn cứ để kiểm tra giám sát, đánh giá tiến trình thực hiện dự án D. Là căn cứ quyết toán thuế 7. Yêu cầu của bản kế hoạch dự án gồm, ngoại trừ: A. Tính khoa học và tính thực tiễn B. Tính dễ đo lường C. Tính pháp lý D. Tính chuẩn mực 8. Quá trình lập kế hoạch dự án bao gồm: A. 4 bước B. 5 bước C. 6 bước D. 7 bước 9. Phát biểu về mục tiêu và phạm vi của dự án được tạo ra trong giai đoạn nào của vòng đời dự án: A. Giai đoạn khởi đầu B. Giai đoạn lập kế hoạch C. Ước tính chi tiết về các tài nguyên D. Nhu cầu kinh doanh cho dự án 10. Trong khi dự án ngày càng trở nên phức tạp hơn, mức đ không chắc chắn của mục tiêu: A. Giữ nguyên như cũ B. Giảm xuống

C. Giảm xuống sau đó tăng lên D. Tăng lên

11. Một kế hoạch chi tiết của dự án chỉ có thể thực hiện được sau khi tạo ra: A. Ngân sách của dự án B. Bản phân tách công việc (WBS) C. Kế hoạch dự án D. Bảng chi tiết các rủi ro 12. Trong trường hợp nào sau đây bản phân tách công việc dự án (WBS) được sử dụng: A. Giao tiếp truyền đạt với khách hàng B. Chỉ ra lịch làm việc cho mỗi tác vụ C. Giới thiệu các giám đốc chức năng cho mỗi thành viên dự á D. Giới thiệu nhu cầu kinh doanh của dự án 13. Việc đánh số của Hệ thống phân tách công việc (WBS) giúp cho nhân viên dự án: A. Xác định một cách có hệ thống chi phí của các yếu tố được đề ra trong WBS B. Cung cấp sự giải thích rõ ràng cho dự án C. Xác định mức độ mỗi yếu tố cá nhân được quan tâm D. Sử dụng chúng trong phần mềm quản lý dự án 14. Hệ thống phân tách công việc (WBS) có thể được xem như là phần hỗ trợ hiệu quả nhất cho sự truyền đạt của: A. Nhóm thành viên dự án B. Giám đốc dự án C. Khách hàng D. Các bên liên quan 15. Quá trình tạo ra bảng phân tách công việc (WBS) sẽ dẫn tới việc thực hiện được

A. Một kế hoạch dự án B. Sự tham gia của các thành viên C. Ngày hoàn thành dự án D. Liệt kê các rủi ro

16. Để quản lý hiệu quả dự án, các công việc cần được chia nhỏ ra. Câu nào dưới đây không mô tả mức độ chia nhỏ công việc? A. Cho đến khi nó có kết luận có ý nghĩa B. Cho đến khi về mặt lôgic nó không thể bị chia nhỏ hơn nữa C. Cho đến khi nó có thể được thực hiện bởi một người D. Cho đến khi nó có thể được ước lượng sát thực tế CHƯƠNG IV 1. Phương pháp để dự tính thời gian thực hiện công việc là: A. Phương pháp tất định. B. Phương pháp ngẫu nhiên. C. Cȧ A & B. D. Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. 2. Công cụ nào được xem là tốt nhất để tính toán thời gian dự tr của các sự kiện, các công việc trong quản trị thời gian và tiến dự án: A. WBS B. Biểu đồ GANTT. C. Sơ đồ mạng. D. Sơ đồ thứ tự công việc. 3. Phương pháp nào mô tả toàn bộ công việc:

A. Phương pháp xác định các mốc thời gian quan trọng. B. Phương pháp cơ cấu phân tách công việc (WBS). C. Phương pháp sơ đồ mạng. D. Phương pháp biểu đồ GANTT.

4. Phương pháp sơ đồ PERT: A. Là một mạng công việc. B. Do hải quân Hoa Kỳ xây dựng vào năm 1958. C. Không vẽ trên hệ trục tọa độ hai chiều. D. Tất cả các phương án đều đúng. 5. Sự kiện găng là: A. Sự kiện có thời gian dự trữ <0. B. Sự kiện có thời gian dự trữ >0. C. Sự kiện có thời gian dự trữ bằng 0. D. Tất cả các phương án đều sai. 6. Để xác định thời gian hoàn thành dự án, cần sử dụng phương pháp: A. Biểu đồ tiến độ. B. Biểu đồ thời gian. C. Đường găng. D. Cơ cấu phân tách công việc WBS. 7. Tìm câu sai trong các câu sau: A. Độ dài thời gian của đường găng trong sơ đồ PERT chính là thời gian hoàn thành dự án. B. Đường găng là đường nối các sự kiện găng. C. Trên đường găng của sơ đồ PERT bao giờ cũng có một công việc ảo.

D. Trong một sơ đồ PERT có thể có hai đường găng.

8. Câu nào mô tả đầy đủ nhất về “Mạng công việc”: A. Là kỹ thuật trình bày kế hoạch tiến độ, mô tả dưới dạng sơ đồ mối quan hệ liên tục giữa các công việc đã được xác định thời gian và thứ tự. B. Kế hoạch tiến độ mô tả dưới dạng sơ đồ quan hệ. C. Sự kết nối giữa các công việc và sự kiện. D. Phản ánh mối quan hệ tương tác giữa các nhiệm vụ và công việc. 9. Phương pháp A0A phải tuân thủ các nguyên tắc, ngoại trừ A. Các công việc được trình bày trong một điểm nút (hình chữ nhật) B. Sử dụng mũi tên có hướng theo chiều từ trái sang phải trình bày các công việc. C. Xác định rõ trình tự và phản ánh logic trước sau giữa các công việc. D. Mỗi công việc được biểu diễn bằng một mũi tên nối 2 sự kiện. 10. Trong sơ đồ mạng công việc môi quan hệ nào sau đây được. dụng thường xuyên: A. Quan hệ bắt đầu với bắt đầu B. Quan hệ hoàn thành với hoàn thành C. Quan hệ bắt đầu với hoàn thành D. Quan hệ kết thúc với bắt đầu 11. Sự khác nhau giữa 2 phương pháp AOA và AON là: A. Mối quan hệ logic trước sau giữa các công việc B. Cách đặt công việc C. Cách vẽ mũi tên D. Cách thể hiện độ dài mũi tên 12. Lịch trình thực hiện dự án, có thể được lập bằng: A. Sơ đồ VENN và lịch thời vụ

B. Lịch thời vụ và lịch hoạt động C. Lịch hoạt động và sơ đồ VENN D. Biểu đồ GANTT và Sơ đồ mạng (PERT)

13. Để đẩy nhanh kế hoạch tiến độ, cần tập trung vào A. Đẩy nhanh việc thực hiện những công việc trên đường găng. B. Đẩy nhanh nhiều công việc nếu có thể. C. Đẩy nhanh những công việc không trên đường găng. D. Đẩy nhanh cả những công việc trên đường găng và cả không trên găng. 14. Nguyên tắc đánh số các sự kiện, ngoại trừ: A. Đánh số theo trình tự các sự kiện từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. B. Sự kiện ở đuôi mũi tên mang số nhỏ hơn sự kiện ở đầu mũi tên. C. Chỉ đánh số các sự kiện có nhiều mũi tên cùng đến khi các sự kiện ở đuôi những mũi tên này đã được đánh số. D. Đánh số các sự kiện có nhiều mũi tên cùng đến trước, trước khi đánh số các sự kiện ở đuôi những mũi tên này. 15. Nhận định nào sau đây không đúng: A. Đường găng là đường nối các sự kiện găng. B. Sự kiện găng là sự kiện có thời gian dự trữ bằng không. C. Các công việc trên đường găng không có thời gian dự trữ. D. Đường găng là đường ngắn nhất trong sơ đồ mạng, cho thấy thời gian ngắn nhất mà dự án có thể hoàn thành. 16. GANTT là, ngoại trừ : A. Tên của một nhà bác học. B. Một phương pháp sơ đồ. C. Một công cụ quản lý thời gian.

D. Là cơ sở để chỉ đạo và quản trị tiến độ chi tiêu cho các công việc của dự án.

17. Nhìn vào sơ đồ GANTT: A. Không cho biết tổng thời gian thực hiện dự án. B. Chỉ ra được đủ và đúng sự tương tác và mối quan hệ giữa các công việc trong cả trường hợp dự án lớn. C. Cho biết tổng thời gian thực hiện dự án. D. Cho biết nhu cầu cao thấp về một loại nguồn lực nào đó trong từng giai đoạn. 18. Nhìn vào sơ đồ GANTT: A. Cho thấy cách rút ngắn tổng tiến độ thực hiện dự án với chị phí cực tiểu. B. Không cho biết tổng thời gian thực hiện dự án. C. Cho biết nhu cầu cao thấp về một loại nguồn lực nào đó trong từng giai đoạn. D. Là cơ sở để các nhà quản trị dự án phân phối nguồn lực và lựa chọn phương pháp phân phối nguồn lực hợp lý nhất. 19. Nhìn vào sơ đồ GANTT sẽ nhận biết: A. Đường găng của dự án. B. Cho thấy cách rút ngắn tổng tiến độ. C. Các công việc nằm trên đường găng của dự án. D. Tất cả các phương án đều sai. 20. Kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án (PERT) lần đầu tiên được sử dụng là vào năm: A. 1938 B. 1958 C. 1978 D. 1998

21. Ký hiệu: trong sơ đồ PERT, dùng để thể hiện: A. Công việc thật B. Sự kiện C. Công việc ảo D. Thời gian bắt đầu 22. Ký hiệu: -- -> trong sơ đồ PERT, dùng để thể hiện: A. Công việc thực B. Sự kiện C. Công việc ảo D. Mạng lưới 23. Công việc ảo dùng để, ngoại trừ: A. Thể hiện mối liên hệ phụ thuộc giữa các công việc. B. Chỉ công việc không cần hao phí thời gian và chi phí. C. Công việc đứng sau nó có thể khởi công khi công việc đứng trước công việc ảo đã hoàn thành. D. Công việc đứng sau nó không thể khởi công khi công việc việc đứng trước công việc ảo đã hoàn thành. 24. CPM (Critical Path Method), là: A. Đường găng. B. Đường nối các sự kiện găng. C. Tiến trình có tổng thời gian dài nhất. D. Tất cả các phương án đều đúng. 25. Trong sơ đồ PERT sự kiện mà không có công việc đi vào là: A. Sự kiến cuối của công việc. 1

B. Sự kiện đầu của công việc. C. Sự kiện bắt đầu của dự án. D. Sự kiện kết thúc của công việc.

26. Sự kiện trong sơ đồ PERT mà không có công việc đi ra được gọi là: A. Sự kiện kết thúc của dự án. B. Sự kiện bắt đầu của dự án. C. Sự kiến cuối của công việc. D. Sự kiện đầu của công việc. 27. Tìm câu sai trong các câu sau: A. Trong mỗi sơ đồ PERT có thể có nhiều hơn một đường găng. B. Trong sơ đồ PERT chiều dài của mũi tên cần phải tỷ lệ với độ dài thời gian của công việc dự án. C. Trong sơ đồ PERT có công việc thật và có thể có công việc ảo. D. Đường có độ dài thời gian dài nhất trong sơ đồ PERT được gọi là đường găng. 28. Công thức: Tei=(a+4m+b)/6 dùng để tính: A. Thời gian thường gặp của công việc i. B. Thời gian bị quan của công việc i. C. Thời gian lạc quan của công việc i. D. Thời gian trung bình để thực hiện công việc i.

29. Công thức D = ∑

1 n Tei (^) dùng để tính: A. Độ dài thời gian hoàn thành các công việc găng. B. Thời gian thực hiện dự tính của công việc i. C. Tổng thời gian thực hiện dự tính của công việc e và công việc i.

D. Tổng thời gian của công việc i trong n năm.

30. Sử dụng biểu đồ GANTT có thể: A. Xác định thời gian thực hiện của các công việc trong dự án. B. Xác định thời gian sớm nhất có thể hoàn thành dự án. C. Xác định thời gian muộn nhất có thể hoàn thành dự án. D. Xác định một tiến độ hợp lý nhất để thực hiện các công việc khác nhau của dự án. 31. Đặc điểm của biểu đồ GANTT, ngoại trừ: A. Dễ đọc, dễ nhận biết hiện trạng thực tế cũng như kế hoạch của từng công việc cũng như tình hình chung của toàn bộ dự án. B. Dễ xây dựng, được sử dụng phổ biến. C. Thường được sử dụng trong các dự án có hàng trăm công việc cần thực hiện. D. Khó nhận biết công việc nào tiếp theo công việc nào khi biểu đồ phản ánh quá nhiều công việc liên tiếp nhau. 32. Nhận định nào sau đây không đúng: A. Thời gian dự trữ toàn phần của một công việc nào đó là toàn bộ thời gian thực hiện công việc đó từ khi bắt đầu tới khi kết thúc công việc. B. Thời gian dự trữ toàn phần của một công việc nào đó là khoảng thời gian công việc này có thể kéo dài thêm nhưng không làm chậm ngày kết thúc của dự án. C. Thời gian dự trữ tự do là thời gian mà một công việc nào đó có thể kéo dài thêm nhưng không làm chậm ngày bắt đầu của công việc tiếp theo. D. Thời gian dự trữ của một sự kiện là thời gian sự kiện đó có thể kéo dài thêm mà không làm ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành dự án. 33. Thời gian dự trữ toàn phần của một công việc là: A. Khoảng thời gian công việc có thể kéo dài. B. Khoảng thời gian công việc này có thể kéo dài thêm, có thể làm chậm ngày kết thúc dự án. C. Thời gian mà một công việc nào đó có thể kéo dài thêm nhưng không làm chậm ngày bắt đầu của công việc tiếp sau.

D. Khoảng thời gian công việc này có thể kéo dài thêm nhưng không làm chậm ngày kết thúc dự án.

34. Thời gian dự trữ tự do của một công việc là: A. Thời gian mà một công việc nào đó có thể kéo dài thêm. B. Thời gian mà một công việc nào đó có thể kéo dài thêm nhưng không làm chậm ngày bắt đầu của công việc tiếp sau. C. Thời gian mà một công việc nào đó có thể kéo dài thêm nhưng có thể làm chậm ngày bắt đầu của công việc tiếp sau. D. Thời gian mà một công việc nào đó có thể tích lũy được khi xây dựng kế hoạch dự án. 35. ES(a) là kí hiệu của: A. Thời gian xuất phát muộn của công việc a. B. Thời gian xuất phát sớm của công việc a. C. Thời gian hoàn thành muộn của công việc a. D. Thời gian hoàn thành sớm của công việc a. 36. Cấu trúc của biểu đồ GANTT: A. Trục tung trình bày công việc, trục hoành trình bày thời gian. B. Trục tung trình bày thời gian, trục hoành trình bày công việc. C. Trục tung trình bày công việc, trục hoành trình bày thời quan du trữ của công việc. D. Trục tung trình bày thời gian, trục hoành trình bày thời gian dự trữ của công việc. 37. Công cụ dùng để lập lịch trình thực hiện các công việc khác nhau của dự án theo trình tự thời gian: A. Sơ đồ theo mũi tên B. WBS (Lập kế hoạch dự án theo cấu trúc phân tách công việc) C. Sơ đồ thứ tự công việc D. Biểu đồ GANTT

38. Công việc K có thời gian bi quan là 30 ngày, thời gian lạc quan là 18 ngày, thời gian thường gặp là 24 ngày. Vậy thời gian thực hiện dự tính của công việc K là: A. 22 ngày B. 23 ngày C. 24 ngày D. 25 ngày 39. Công việc T có thời gian bi quan là 20 ngày, thời gian lạc quan là 12 ngày, thời gian thường gặp là 16 ngày. Vậy thời gian thực hiện dự tính của công việc T là: A. 10 ngày B. 16 ngày C. 24 ngày D. 12 ngày 40. Dự án lắp ghép một khu nhà công nghiệp, có các công việc: (A1) Làm móng nhà, thời gian thực hiện dự tính 4 tuần, bắt đầu (A2) Vận chuyển cần cẩu về, 1 tuần, bắt đầu ngay. (A3) Lắp dựng cần cẩu, 3 tuần, sau vận chuyển cần cẩu (A2). (A4) Vận chuyển cấu kiện, 4 tuần, bắt đầu ngay. (A5) Lắp ghép khung nhà, 7 tuần, sau lắp cần cẩu (A3) Vậy thời gian thực hiện dự tính của dự án này là: A. 14 tuần B. 13 tuần C. 12 tuần D. 11 tuần 41. Dự án U, có các công việc:

(A1) Thời gian thực hiện dự tính 5 tuần, bắt đầu ngay. (A2) Thời gian thực hiện dự tính 6 tuần, bắt đầu (A3) Thời gian thực hiện dự tính 4 tuần, sau công việc (A2) (A4) Thời gian thực hiện dự tính 6 tuần, bắt đầu ngay. (A5) Thời gian thực hiện dự tính 6 tuần, sau công việc (A3) Vậy thời gian thực hiện dự tính của dự án này là: A. 16 tuần B. 15 tuần C. 14 tuần D. 13 tuần

42. Công việc và thời gian thực hiện của dự án P Công việc Thời gian thực hiện(tuần) Công việc trước A 4 - B 8 - C 14 B D 10 A,C E 6 B Vậy thời gian thực hiện dự tính của dự án này là: A. 22 tuần B. 32 tuần C. 24 tuần

D. 36 tuần

43. Công việc và thời gian thực hiện của dự án JN Công việc Thời gian thực hiện(tuần) Công việc trước A 4 - B 8 - C 14 A,B Vậy thời gian thực hiện dự tính của dự án này là: A. 36 tuần B. 32 tuần C. 24 tuần D. 22 tuần 44. Công việc và thời gian thực hiện của dự án JA Công việc Thời gian thực hiện(tuần) Công việc trước 1&2 4 - 1&3 12 - 1&4 8 - 2&5 14 1&2 3&5 4 1&3 4&5 4 1&4

Vậy thời gian thực hiện dự tính của dự án này là: A. 12 tuần B. 14 tuần C. 18 tuần D. 20 tuần

45. Công việc và thời gian thực hiện Công việc Thời gian thực hiện(tuần) Công việc trước 1&2 4 - 1&3 12 - 2&4 16 1&2 3&4 4 1&3 Vậy thời gian thực hiện dự tính của dự án này là: A. 16 tuần B. 14 tuần C. 18 tuần D. 20 tuần 46. Thông tin về một dự án cho trong bảng sau: TT Công việc Công việc trước đó Thời gian ước lượng Lạc quan(b) Thường gặp (n) Bi quan (a)