Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Ảnh được chụp trong bài là hình mình cap từ Bảo tàng 3D trên web.
Typology: Lecture notes
1 / 5
Họ và tên: Chu Thị Yến Thanh Mã sinh viên: 21031792 Học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Bảo tàng Hồ Chí Minh, thuộc loại hình bảo tàng lưu niệm danh nhân, là công trình văn hoá tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công trình Bảo tàng được khởi công xây dựng ngày 31-8-1985 và khánh thành vào đúng ngày 19-5-1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả thiết kế công trình là kiến trúc sư người Nga nổi tiếng - ông Garon Isacovich. Toà nhà mang biểu tượng bông sen trắng tượng trưng cho cuộc đời giản dị thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời thể hiện lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu, quyết tâm đi theo con đường mà Người đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam.
1. Gia đình và thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh Xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước từ thuở nhỏ, bố là ông phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước thương dân sâu sắc, mẹ là bà Hoàng Thị Loan, một người nhân hậu, đảm đang, sống chan hòa với mọi người; từ nhỏ Hồ Chí Minh đã được kế thừa tinh thần yêu nước thương dân sâu sắc, ý chí vượt khó vươn lên của người cha; tấm lòng nhân ái, đức hi sinh của người mẹ,v.v..Đặc biệt tư tưởng thân dân, lấy dân làm hậu thuẫn cho các cải cách chính trị-xã hội của cụ Phó bảng đã có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hình thành nhân cách của Hồ Chí Minh. Những kiến thức học từ người cha, bắt gặp tư tưởng mới của thời đại đã được Hồ Chí Minh nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong đường lối chính trị của mình.
2. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và khẳng định con đường cách mạng Việt Nam (1911-1920) Ngày 5-6-1911, rời cảng Sài Gòn (miền Nam Việt Nam) với tên gọi Văn Ba, làm phụ bếp trên chiếc tàu buôn của Pháp Amiral Latouche Tréville, Nguyễn Tất Thành đã đến với nước Pháp vào mùa hè năm 1911 và nhận thấy: trong xã hội đó không hề “ tự do, bình đẳng, bác ái ”, như những nhà cách mạng tư sản Pháp nêu lên vào thế kỷ 18. Người còn thấy rằng ở đất nước này có hai loại người: Một loại người thì sống phè phỡn sung sướng và một loại người thì chịu đau khổ bóc lột như dân tộc mình. 1919, lần đầu tiên lấy tên Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những người yêu nước Việt Nam, Người đã ký tên dưới bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới hội nghị chia phần giữa các nước thắng trận trong thế chiến thứ nhất với nội dung đòi cho Việt Nam có những quyền cơ bản chính đáng, thiết thực. Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Luận cương của Lênin về vấn đềdân tộc và thuộc địa. Với lập trường yêu nước đúng đắn, Người vạch ra chân lý :“muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Và “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức”. Từ ngày 25 - 30/12/1920, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp) tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours với tư cách đại biểu Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc ủng hộ Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa; tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và cũng là người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của Leenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1921-1924) Trải qua quá trình học tập, rèn luyện và đấu tranh trong phong trào công nhân quốc tế, với những điều mắt thấy tai nghe ở các nước thuộc địa và những tài liệu sưu tầm được ở Thư viện quốc gia Pháp, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thành cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (Le Procès de la colonisation Francaise). Đây là tác phẩm dựa trên cơ sở một số bài viết của Người trong khoảng thời gian từ năm 1921 đến năm 1924. Tác phẩm này được một số đồng chí của Người xuất bản lần đầu tiên tại Thư quán lao động (Libraire du travail) ở Pari vào năm 1925.
4. Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam 1924- Hồ Chí Minh sáng lập tổ chức tiền thân của Đảng: Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (6/1925) Năm 1930, Người hợp nhất các tổ chức, sáng lập ĐCSVN. 5. Chủ tịch Hồ Chí Minh – người tổ chức lãnh đạo cách mạng tháng Tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1930-1945) Năm 1941, sau 30 năm xa Tổ quốc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã trở về Việt Nam. Người cùng Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương trực tiếp chỉ đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc. Ngày 2-9-1945, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới và khẳng định “ Hỡi đồng bào cả nước, tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy ở trong bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống sung sướng và quyền tự do ”. 6. Chủ tịch Hồ Chí Minh Năm 1987, Đại hội đồng UNESCO ra nghị quyết công nhận Hồ Chí Minh Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn. Các thành viên hội đồng đã nêu lên rất nhiều điểm nổi bật ở Hồ Chí Minh, không chỉ ở góc độ anh hùng giải phóng dân tộc, mà đặc biệt vai trò của Người về văn hóa và đã ghi nhận Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa lớn. Bởi với một con người đã góp phần làm biến đổi bộ mặt của thế giới, thì đó là phẩm chất quan trọng nhất của một người làm văn hóa.
Trong con người Hồ Chí Minh, thật khó tách bạch giữa Anh hùng giải phóng dân tộc với Danh nhân văn hóa. Bởi vì, việc Người lãnh đạo thành công công cuộc giải phóng dân tộc, đấy chính là sự nghiệp văn hoá cao cả nhất.
7. Chủ tích Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lược Tổ hợp kháng chiến chống Mĩ Đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn, dân tộc Việt Nam tiếp tục bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Với chiến thắng mùa xuân 1975, nhân dân Việt Nam đã làm lên một kỳ tích vĩ đại là một dân tộc nhỏ bé đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ. Khát vọng lớn nhất cho Tổ quốc, cho dân tộc Việt Nam đối với Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh có thể gói gọn trong những dòng chữ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm tiêu đề cho quốc hiệu: **_Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Là một sinh viên năm nhất, em cảm thấy biết ơn sự hiện diện của bảo tàng đã cung cấp cho em một nguồn kiến thức lịch sử lớn về Chủ tịch Hồ Chí Minh , lịch sử hình thành của Đảng cũng như công cuộc giành lại độc lập tự do của dân tộc mình. Bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi cất giữ không chỉ hiện vật lịch sử liên quan đến cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn lưu trữ một không gian thiêng liêng và trang trọng để thế hệ trẻ như chúng em ngày hôm nay may mắn được biết đến và tìm hiểu. Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với sự phát triển Hồ Chí Minh đã trở thành một thước đo của sự cống hiến không ngừng nghỉ và không vụ lợi, tất cả vì một mục đích lớn lao là độc lập tự do cho dân tộc. Đây là một trong những đức tính thế hệ trẻ học hỏi bởi khi chiến tranh kết thúc, mạng sống của con người được bảo vệ thì chúng ta dễ sa vào chủ nghĩa cá nhân thực dụng, chỉ sống cho lợi ích của chính mình từ đó mất đi lí tưởng sống và buông thả bản thân. Ngày hôm nay chúng ta đang đứng giữa thời kì xa khỏi tiếng bom rơi, đạn nổ, em vừa cảm thấy may mắn vừa cảm thấy trách nhiệm rất đỗi cao cả của thế mình là sống làm sao xứng đáng với xương máu của thế hệ đi trước đã tưới lên mảnh đất này và không phụ sự kì vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho các cháu nhi đồng thuở nào. Ý thức được những điều trên, em tự nhủ bản thân phải ra sức học tập và tu dưỡng đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng phấn đấu và làm việc phát huy tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mãi đi theo con đường đúng đắn mà Người đã chọn lựa cho cả dân tộc. __