Download Ý thức xã hội và kết cấu ý thức xã hội.///////////// and more Essays (university) Macroeconomics in PDF only on Docsity! Ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội: Khái niệm: - dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định. - VD: truyền thống yêu nước, đức tính cần cù, siêng năng chăm chỉ, hiếu học được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Kết cấu của ý thức xã hội: Ý thức cá nhân: là thế giới tinh thần của các cá nhân riêng lẻ và cụ thể (tôi, anh, cậu ấy). Ý thức của các cá nhân đều phản ánh tồn tại xã hội với những mức độ khác nhau. Song, không phải bao giờ cũng đại diện cho quan điểm chung, phổ biến của một cộng đồng, một tập đoàn xã hội, một thời đại xã hội nhất định. Có mối quan hệ hữu cơ, biện chứng với ý thức xã hội . Song vẫn có sự khác nhau tương đối vì chúng thuộc hai trình độ khác nhau. 1. Ý thức xã hội thông thường (ý thức thường ngày): - là những tri thức, quan niệm,… của con người, hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, tổng hợp, khái quát hoá. - VD: tâm lý ưa thích con trai hơn con gái. 2. Ý thức lý luận (ý thức khoa học): hệ tư tưởng xã hội các quan điểm các tư tưởng các học thuyết tâm lý xã hội tình cảm truyền thống... tâm trạng - là những tư tưởng, quan điểm được tổng hơp, hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết xã hội dưới dạng các khái niệm, phạm trù, qui luật. Có khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách bao quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra các mối liên hệ bản chất của các sự vật, các quá trình xã hội. Có khả năng phản ánh vượt trước hiện thực. - VD: khi khám phá 1 hiện tượng mới, nhà khoa học sẽ thu thập dữ liệu, áp dụng phương pháp thống kê và sử dụng lý thuyết để đưa ra kết luận về hiện tượng đó. 3. Tâm lý xã hội: - là khái niệm chỉ toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán… của con người, của một bộ phận xã hội hoặc của toàn xã hội hình thành dưới tác động trực tiếp của cuộc sống hàng ngày của họ và phản ánh cuộc sống đó. - Đặc điểm: + phản ánh một cách trực tiếp và tự phát những điều kiện sinh hoạt hằng ngày của con người. + ghi lại những gì dễ thấy, những gì nằm trên bề mặt của tồn tại xã hội. + chưa đủ khả năng vạch ra những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất yếu mang tính quy luật của các sự vật và các quá trình xã hội. Cần coi trọng vai trò của tâm lý xã hội trong việc phát triển ý thức xã hội. 4. Hệ tư tưởng: - là khái niệm chỉ trình độ cao của ý thức xã hội, được hình thành khi con người nhận thức sâu sắc về những điều kiện sinh hoạt vật chất của mình. - Đặc điểm: + Được hình thành khi con người nhận thức sâu sắc về sự vật, hiện tượng + Có khả năng đi sâu vào bản chất các mối quan hệ xã hội. + Được hình thành tự giác bởi các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định và truyền bá trong xã hội. + Hệ tư tưởng là nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ thống những quan điểm, tư tưởng về: chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo…